Các tin tức tại MEDlatec
Nam giới có nguy cơ bị vô sinh do biến chứng quai bị
- 25/04/2021 | Tư vấn: Có cần thiết phải tiêm vắc xin quai bị cho bé không?
- 26/02/2021 | Bệnh quai bị lây qua đường nào và cách phòng ngừa ra sao?
- 13/04/2021 | Chỉ điểm những triệu chứng quai bị dễ nhận diện
1. Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị được xét vào một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp. Tuy nhiên, bệnh chỉ có thể lây nhiễm thông qua nước bọt trong quá trình tiếp xúc như nói chuyện, ho, hắt hơi, khạc nhổ,... không thể lây nhiễm qua môi trường không khí. Bệnh bắt nguồn từ loại virus có tên khoa học là Mumps, đây là loại virus thuộc chủng Paramyxoviridae. Loại virus này có sức sinh tồn rất ghê gớm, chúng có thể sống bên ngoài cơ thể từ 30 - 60 ngày trong môi trường nhiệt độ không quá 200 độ C. Chính vì khả năng sống sót của chúng rất cao cho nên việc lây nhiễm bệnh quai bị rất cao.
Biến chứng quai bị có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể con người, đặc biệt nguy hiểm đến vấn đề sinh sản sau này. Chính vì vậy, việc phát hiện bệnh tình sớm và có phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu được nhiều hệ quả do bệnh gây ra. Việc xác định bệnh có thể dựa vào những triệu chứng điển hình của bệnh như:
-
Sốt cao đột ngột.
-
Đau nhức đầu, toàn thân và mỏi cơ khớp.
-
Tuyến nước bọt sẽ bị đau nhức sau một vài ngày phát bệnh, sưng to một bên mặt hoặc đôi khi là sưng cả 2 bên, khuôn mặt bị biến dạng khiến cho người bệnh khó khăn trong việc nhai và nuốt thức ăn,...
Má bị sưng khiến mặt dị dạng là triệu chứng điển hình của bệnh quai bị
-
Sụt cân do chán ăn.
-
Buồn nôn và nôn mửa.
-
Ở nam giới, triệu chứng tinh hoàn có thể bị sưng và đau nhức.
2. Những dạng bệnh do biến chứng quai bị?
Bệnh quai bị không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm và khó chữa trị. Hầu hết trường hợp bệnh nhân bị quai bị sẽ được chữa khỏi sau 1 đến 2 tuần và nguy cơ mắc bệnh lại hầu như là không xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp người bệnh xuất hiện các biến chứng quai bị khá nghiêm trọng, đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Bệnh quai bị xuất hiện nhiều ở trẻ em và mức lây lan rất nhanh do quá trình tiếp xúc trên trường lớp và các hoạt động vui chơi cùng bạn bè. Chính vì bệnh có thể xuất hiện từ rất sớm ở trẻ em cho nên việc phát hiện bệnh đôi lúc cũng khá khó khăn do các bé chưa nhận thức được bất thường từ bệnh. Bệnh không được kịp thời điều trị hoặc có phương pháp điều trị chưa đúng có thể sẽ gây ra các biến chứng như sau:
-
Mắc bệnh viêm tinh hoàn ở nam giới: Đây là biến chứng chiếm từ 20 - 35% ở người tầm tuổi dậy thì khi mắc quai bị, thường xuất hiện trong, trước hoặc sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7 - 10 ngày. Bệnh lý có triệu chứng điển hình là bị sưng tinh hoàn, đau nhức, sốt cao, mào tinh căng phù như dây thừng. Tình trạng này có thể kéo dài từ 3 - 7 ngày, sau đó tầm 50% trường hợp sẽ bị teo tinh hoàn, dẫn tới việc giảm lượng tinh hoàn và gây vô sinh.
-
Phụ nữ mắc bệnh quai bị có nguy cơ bị viêm nhiễm buồng trứng. Và nghiêm trọng nhất đối với phụ nữ là tình trạng mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu tiên bị quai bị sẽ có nguy cơ bị sảy thai hoặc thai nhi bị dị dạng.
-
Bệnh viêm tụy cấp cũng sẽ là một trong những biến chứng phổ biến do bệnh quai bị gây ra (có tới 7% các ca nhiễm quai bị có thể bị bệnh này).
-
Biến chứng quai bị có thể là tổn thương về thần kinh: tỷ lệ 0.5% viêm não: tính tình thay đổi, bứt rứt, khó chịu, co giật, nhức đầu, rối loạn tri giác và thị giác, đầu to ra do não úng tuỷ. Bên cạnh đó bệnh nhân còn có thể bị điếc, viêm đa rễ thần kinh, viêm tuỷ sống cắt ngang, giảm thị lực.
-
Nhồi máu phổi: mô phổi có thể bị hoại tử do thiếu máu nuôi dưỡng một vùng phổi. Biến chứng này có thể xuất hiện sau viêm tinh hoàn do quai bị.
Ngoài ra, một số bệnh như viêm tuyến lệ, viêm cơ tim, viêm thần kinh thị giác, viêm tuyến giáp, viêm phổi, viêm đa khớp,... cũng có thể là do biến chứng quai bị gây ra.
Nam giới có thể bị vô sinh do biến chứng quai bị
3. Điều trị và phòng ngừa bệnh quai bị như thế nào?
Để tránh các biến chứng quai bị không mong muốn có thể xảy ra thì việc điều trị bệnh cần được chú ý hơn cả. Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bệnh có nghi ngờ là do bệnh quai bị gây ra thì việc đầu tiên cần làm là phải liên hệ ngay tới các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán và điều trị bệnh. Việc điều trị bệnh nhân bị quai bị bao gồm:
-
Bệnh nhân phải được cách ly 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh. Cần vệ sinh răng miệng thường xuyên và ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá;
-
Đắp ấm vùng sưng để giảm đau tại chỗ;
-
Sử dụng paracetamol để giảm đau và hạ sốt toàn thân;
-
Nếu bị viêm tinh hoàn thì phải mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, hạn chế vận động, cần nghỉ ngơi;
-
Trong trường hợp tinh hoàn bị chèn ép nhiều, cần tiến hành phẫu thuật giải áp;
-
Dùng Corticoid đúng liều: mới đầu thì dùng liều lớn, sau đó giảm dần trong khoảng 7 - 10 ngày.
Người bệnh quai bị chỉ được uống thuốc kháng sinh để điều trị khi có bác sĩ chuyên khoa chỉ định
Bệnh quai bị có thể xuất hiện từ rất sớm ở trẻ em và gây ra nhiều biến chứng quai bị nguy hiểm, vì vậy mỗi cá nhân cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ nhỏ như:
-
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ thường xuyên, nên sử dụng kèm nước súc miệng sau khi đánh răng và sau mỗi bữa ăn.
-
Không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh.
-
Cho trẻ tiêm phòng quai bị từ sớm.
-
Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh lý về hô hấp.
-
Luôn đeo khẩu trang nơi công cộng để tránh lây nhiễm quai bị từ những người lạ.
-
Đối với người chưa được tiêm vắc xin nhưng đã tiếp xúc với virus này thì cần phòng bệnh với Globulin miễn dịch.
Quý bạn đọc nếu xuất hiện những triệu chứng có nghi ngờ là do quai bị thì hãy liên hệ ngay với bệnh viện MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tốt nhất, tránh các biến chứng quai bị nguy hiểm có thể xảy ra.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!