Các tin tức tại MEDlatec
Nấm thực quản có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
- 06/07/2022 | Chụp x quang thực quản - dạ dày và những điều cần biết
- 06/07/2022 | Dấu hiệu ung thư thực quản: Biết sớm - Trị ngay - Hiệu quả cao
- 23/06/2022 | Nguyên tắc phòng ngừa, đẩy lùi bệnh ung thư thực quản
1. Nấm thực quản là bệnh gì?
Nấm thực quản xảy ra khi vi khuẩn nấm xâm nhập, phát triển và làm tổn thương thực quản.
Nấm thực quản thường gặp ở người suy giãn miễn dịch
Hầu hết trường hợp tác nhân gây nấm thực quản là do nấm Candida, bệnh có thể gặp ở bất cứ ai nhưng nguy cơ cao ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch như:
-
Người lớn tuổi (trên 55 tuổi).
-
Phụ nữ mang thai.
-
Trẻ nhỏ.
-
Người bị suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV, mắc bệnh tiểu đường, suy tuyến thượng thận, dùng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh, sau phẫu thuật hoặc chiếu xạ vùng cổ điều trị ung thư,...
-
Người lạm dụng dùng chất kích thích, thức ăn cay nóng, nhiều gia vị,...
Bệnh nấm thực quản thường không đường phát hiện sớm do triệu chứng bệnh ban đầu rất mờ nhạt, hầu hết trường hợp phát hiện bệnh do đi khám sức khỏe tiêu hóa hoặc nội soi dạ dày. Bệnh tiến triển trong thời gian dài có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tổn thương thực quản và các cơ quan xung quanh khi nấm lây lan.
2. Bệnh nấm thực quản có nguy hiểm không?
Trong giai đoạn đầu, nấm thực quản thường không gây triệu chứng bất thường, khi dấu hiệu bệnh xuất hiện nghĩa là nấm đã phát triển số lượng lớn và làm tổn thương thực quản.
Nấm thực quản có thể gây đau, vướng khó chịu khi nuốt
-
Khó nuốt, nuốt đau, cảm giác vướng khi nuốt, dễ nuốt nghẹn.
-
Xuất hiện mảng trắng mất thường ở niêm mạc lưỡi, miệng hoặc cổ họng, điều này cho thấy nấm đã lây lan từ thực quản sang các khu vực này.
-
Nôn ra máu khi nấm thực quản làm tổn thương nghiêm trọng.
-
Sốt, tiêu chảy, sụt cân không rõ nguyên do.
Nấm thực quản là bệnh về đường tiêu hóa khá thường gặp nhưng không quá nguy hiểm, bệnh sẽ được kiểm soát nếu điều trị sớm và đúng cách. Tuy nhiên nếu chủ quan để bệnh tự diễn biến trong thời gian dài, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng như: hẹp thực quản, thủng thực quản, viêm loét thực quản, xuất huyết thực quản,...
Khi nấm Candida lan ra các cơ quan nội tạng, biến chứng bệnh sẽ phức tạp và nguy hiểm hơn. Hầu hết trường hợp mắc bệnh được điều trị tốt đều hồi phục sức khỏe tốt và không gặp biến chứng nào nghiêm trọng.
3. Chẩn đoán và điều trị nấm thực quản thế nào?
Thực tế nấm Candida rất phổ biến, xuất hiện trong hệ vi sinh khoang miệng của nhiều người nhưng không phải trường hợp nào cũng gây bệnh. Hầu hết người mắc nấm thực quản là do hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho nấm sinh sôi phát triển mạnh và gây tổn thương.
Bệnh nhân thường đi khám và điều trị khi có triệu chứng bất thường ở thực quản, bác sĩ sẽ thăm khám và yêu cầu thực hiện xét nghiệm chẩn đoán nấm thực quản, phân biệt với các nguyên nhân bệnh lý khác.
3.1. Phương pháp chẩn đoán nấm thực quản
Để chẩn đoán bạn có nhiễm nấm thực quản hay không và nấm thực quản đang ở giai đoạn nào, phương pháp chủ yếu là nội soi thực quản. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị nội soi có gắn camera nhỏ ở đầu, đưa qua khoang miệng vào thực quản để theo dõi hình ảnh chi tiết bên trong thực quản.
Nếu nhiễm nấm thực quản, bác sĩ sẽ thấy có các đám hoặc màng nhầy màu trắng, bám chắc trên thành thực quản, không bị rửa trôi bởi nước. Thông qua hình ảnh nội soi, có thể chẩn đoán phân loại nấm thực quản thành các cấp độ bệnh sau:
Nấm thực quản cấp độ 1
Mảng trắng ở thực quản do nấm có số lượng ít, kích thước nhỏ dưới 2 mm, có gây xung huyết nhưng không gây phù hoặc loét.
Nấm thực quản cấp độ 2
Mảng trắng do nấm ở thực quản xuất hiện với số lượng nhiều, kích thước trên 2mm, gây phù và xuất huyết trong thực quản nhưng chưa xuất hiện loét.
Nấm thực quản cấp độ 3
Mảng trắng nấm thực quản xuất hiện nhiều, dày đặc thành từng đám bám dọc theo ống thực quản, đồng thời có xuất hiện cả xung huyết, phù và loét.
Nấm thực quản gây sưng phù, loét là tình trạng nặng
Nấm thực quản cấp độ 4
Cấp độ 4 là cấp độ nấm nặng nhất, ngoài gây tổn thương nặng ở thực quản như cấp độ 3 còn khiến lớp niêm mạc bị chít hẹp.
Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể dùng kìm sinh thiết để thu thập mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm nấm thực quản để phân tích. Qua soi tươi dương tính, mẫu bệnh phẩm được đem nuôi cấy, định danh loài nấm. Dựa trên kết quả này, bác sĩ có thể đưa ra biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả với từng trường hợp bệnh.
3.2. Phương pháp điều trị nấm thực quản
Điều trị nấm thực quản chủ yếu sử dụng thuốc kháng nấm, phổ biến nhất là fluconazole đường uống, nếu bị nấm nặng nguy cơ biến chứng sẽ cần truyền tĩnh mạch. Nếu thuốc kháng nấm này không đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng nấm khác.
Thời gian sử dụng thuốc cũng như liều lượng thuốc kháng nấm với mỗi trường hợp nấm thực quản là khác nhau, do đó không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc dùng theo đơn thuốc của người bệnh khác. Bệnh nhân khi có triệu chứng nên đi khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Ngoài điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế thực phẩm ngọt, nước uống ngọt có gas hoặc đồ uống có cồn.
Nếu điều trị không tốt, người bệnh tự ý dừng thuốc khi triệu chứng nấm thực quản giảm, bệnh dễ tái phát, thậm chí nấm lan sâu vào nội tạng, miệng, họng gây bệnh nặng hơn ở những lần sau. Nấm hoạt động mạnh khi hệ miễn dịch suy giảm nên bệnh nhân cũng cần điều trị tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe thông qua lối sống và sinh hoạt lành mạnh.
Điều trị nấm thực quản bằng thuốc kháng nấm
Nếu bạn đang có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, hãy sớm đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán. Cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng có thể liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!