Các tin tức tại MEDlatec

Nên cho trẻ ăn nhạt hay ăn mặn? Cái nào đúng, cái nào sai

Ngày 01/11/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Nên cho trẻ ăn nhạt hay ăn mặn là vấn đề gây nhiều tranh cãi trên các diễn đàn nuôi dạy trẻ. Việc thêm chút muối, chút mắm, bột nêm trong khi chế biến thức ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, cung cấp đúng lượng muối cần thiết cho trẻ là quan trọng để hỗ trợ sự phát triển và duy trì sức khỏe.

1. Giải đáp nên cho trẻ ăn nhạt hay ăn mặn?

1.1. Nên cho trẻ ăn mặn không?

Nên cho trẻ ăn nhạt hay ăn mặn? Việc nêm nếm gia vị như: mắm, muối, bột ngọt sao cho ngon miệng chỉ phù hợp với người trưởng thành. Ngược lại, thêm gia vị vào chế độ ăn của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không được khuyến khích và trong nhiều trường hợp là không an toàn. Bởi việc ăn mặn có thể ảnh hưởng đến cơ quan thận nói riêng và sức khỏe tổng quát của trẻ nói chung.

Hơn nữa, trẻ em trong thời kỳ ăn dặm chưa biết phân biệt vị mặn/nhạt, khẩu vị của bé sẽ được tác động từ khẩu vị của người lớn. Nếu như bố mẹ quen nêm thêm gia vị vào thức ăn của trẻ thì trong tương lai trẻ cũng hình thành thói quen ăn mặn. Hệ quả là khi lớn tuổi khả năng cao mắc bệnh huyết áp.

Thận là một cơ quan quan trọng trong quá trình duy trì cân bằng nước và muối trong cơ thể thông qua việc điều chỉnh lượng nước và muối được giữ lại/loại bỏ. Thận đóng góp vào việc điều chỉnh áp lực máu bằng cách kiểm soát lượng nước và muối trong cơ thể. Bố mẹ nêm nếm muối vào cháo hoặc bột của trẻ khiến thận phải làm việc nhiều hơn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan này. Ngoài ra, việc tiêu thụ muối quá mức có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe như ung thư dạ dày, loãng xương hay hen suyễn, tổn thương não bộ về sau.

Muối (natri) là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng việc tiêu thụ cần được kiểm soát để đảm bảo sức khỏe.  Mức tiêu thụ muối khuyến nghị cho trẻ nhỏ và người lớn thường được xác định để giữ cho cân bằng muối trong cơ thể và hạn chế nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan đến việc tiêu thụ muối quá mức. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng muối tối đa được đề xuất là không quá 5g mỗi ngày cho trẻ em và không quá 6g mỗi ngày cho người lớn. Tuy nhiên, nhu cầu cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe cá nhân và hoạt động thể chất.

Cho trẻ ăn mặn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tạo thói quen ăn mặn trong tương lai

1.2. Nên cho trẻ ăn nhạt không?

Cho trẻ ăn nhạt đã được chứng minh là đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ như: dễ tiêu hóa, giảm kích thích đường tiêu hóa, ít gây dị ứng so với thức ăn có gia vị mạnh, tránh được một số bệnh lý (như bệnh đau dạ dày, bệnh cao huyết áp, và béo phì).

Tuy vậy, việc cắt bỏ hoặc kiêng muối hoàn toàn không phải là một chế độ ăn khoa học và có thể mang lại những hậu quả không mong muốn cho sức khỏe. Kiêng muối chỉ phù hợp với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Khi trẻ đến tuổi ăn dặm thì cần bổ sung muối theo đúng nhu cầu.

Chính việc cắt giảm và kiêng muối hoàn toàn cũng có thể mang lại một số vấn đề về sức khỏe:

- Sự thiếu hụt natri (một thành phần của muối) có thể gây ra tình trạng mất cân bằng nước và điện giải, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, co giật hoặc các vấn đề khác liên quan đến chức năng cơ bắp và thần kinh.

- Ăn nhạt hoặc kiêng muối hoàn toàn tăng nguy cơ phù não. Bệnh lý gây ra các triệu chứng như: buồn ngủ, rối loạn ý thức nhẹ, mất ngủ, ăn không ngon, mệt mỏi, cơ thể suy nhược,...

- Cho trẻ ăn nhạt hoặc kiêng muối hoàn toàn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp do giảm lượng chất lỏng trong cơ thể.

- Cân bằng natri (muối) là quan trọng để duy trì chức năng của thận và cơ thể nói chung. Sự thiếu hụt natri hoặc tiêu thụ muối quá mức đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thận. Khi cơ thể thiếu natri, áp lực huyết áp có thể giảm và thận phải làm việc cường độ để giữ cân bằng nước và kiểm soát thể tích máu.

- Cho trẻ ăn nhạt hoặc thiếu muối ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh vận động với các triệu chứng điển hình như: cơ thể rệu rã, cảm giác như kiến bò trong cơ thể.

Như vậy có thể thấy cho trẻ ăn nhạt hay ăn mặn đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ và tăng nguy cơ mắc bệnh lý. Việc cân bằng chế độ ăn muối đóng vai trò quan trọng giúp trẻ ăn ngon, khỏe mạnh, phát triển cả về mặt thể lực và trí lực.

Kiêng muối hoặc cắt giảm muối hoàn toàn chỉ phù hợp với trẻ dưới 6 tháng tuổi

2. Cân bằng việc cho trẻ ăn nhạt hoặc ăn muối sao cho phù hợp

Cho trẻ ăn nhạt hay ăn mặn đều không tốt. Vậy làm sao để cân bằng muối phù hợp trong chế độ ăn của trẻ?

 

Thực tế, nhu cầu về muối có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: tình trạng sức khỏe cụ thể, mức độ hoạt động thể chất... Dưới đây là một hướng dẫn tổng quát về mức tiêu thụ muối cho trẻ theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):

●       Trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng): Không cần thêm muối trong chế độ ăn của trẻ sơ sinh vì khi đó trẻ chỉ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sữa mẹ và sữa công thức cung cấp đủ natri cho nhu cầu của trẻ.

●       Trẻ từ 1-3 tuổi: Cần khoảng 2g muối mỗi ngày. Các thực phẩm tự nhiên như rau củ, thịt, cá, và sữa cung cấp đủ muối cho nhu cầu của trẻ trong độ tuổi này.

●       Trẻ từ 4-6 tuổi: Nhu cầu tăng lên khoảng 3g muối mỗi ngày.

●       Trẻ từ 7-10 tuổi: Cần khoảng 5g muối mỗi ngày.

●       Trẻ từ 11 tuổi trở lên: Nhu cầu tăng lên khoảng 5-6g muối mỗi ngày.

Lưu ý rằng nhu cầu tiêu thụ muối cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào yếu tố cá nhân. Một số trẻ có thể cần giảm lượng muối nếu mắc bệnh tăng huyết áp.

Trẻ từ 1 - 2 tuổi có thể dùng hạt nêm có nguồn gốc từ các loại thực phẩm tự nhiên 

Khi cho trẻ ăn các thực phẩm đóng hộp cần lưu ý đến lượng muối hay hàm lượng natri đề trên nhãn dán. 

Khi đi ra ngoài, nên mang thức ăn từ nhà cho bé để kiểm soát tổng lượng muối trong ngày.

Trẻ em nên được bổ sung muối theo nhu cầu của từng độ tuổi

Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nên cho trẻ ăn nhạt hay ăn mặn. Hy vọng các thông tin trên đã đem lại hữu ích cho bậc phụ huynh.

Nếu muốn tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng hoặc một số vấn đề sức khỏe, bạn hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Từ khoá: cho trẻ ăn nhạt

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.