Các tin tức tại MEDlatec
Người bị viêm gan B có béo được không? Nên áp dụng chế độ ăn như thế nào?
- 27/10/2019 | Người bị viêm gan B có đi nghĩa vụ quân sự được hay không?
- 02/06/2022 | Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không? Phòng bệnh bằng cách nào?
- 31/03/2020 | Có bầu bị viêm gan B có nguy hiểm hay không?
- 26/09/2019 | Bị viêm gan B có quan hệ được không và cần lưu ý những gì
- 26/12/2019 | Bệnh nhân bị viêm gan B sống được bao lâu?
1. Người bị viêm gan B có béo được không?
Với thắc mắc “người bị viêm gan B có béo được không”, các chuyên gia giải đáp như sau:
+ Một số trường hợp mắc bệnh viêm gan B, virus tồn tại trong cơ thể nhưng không có hiện tượng phát triển hay nhân lên và không gây tổn thương đến tế bào gan. Những bệnh nhân này không bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt và làm việc bình thường. Chức năng gan vẫn được đảm bảo và cơ thể vẫn hấp thụ các dưỡng chất như người bình thường. Do đó, nếu chế độ ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý, người bệnh hoàn toàn có thể béo lên.
Bệnh viêm gan B có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm
+ Đối với những trường hợp bệnh nhân viêm gan B thể hoạt động, có nghĩa là virus phát triển và tấn công các tế bào gan khiến cho gan bị tổn thương. Đây là những bệnh nhân cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan,…
Trong trường hợp bệnh nhân không phát hiện bệnh sớm và không được áp dụng những phương pháp điều trị kịp thời, chức năng gan sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh xuất hiện những triệu chứng rõ ràng như chán ăn, hay buồn nôn và nôn, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi,… Nếu kéo dài, người bệnh sẽ bị suy nhược cơ thể, gầy sút và rất khó để tăng cân.
Các bác sĩ khuyên rằng, nếu có biểu hiện bất thường nghi ngờ triệu chứng cảnh bảo bệnh viêm gan B, người bệnh cần đi khám sớm để được các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán bệnh và lên phác đồ điều trị hiệu quả, phòng ngừa nguy cơ biến chứng. Đối với những trường hợp bệnh nhân đang được điều trị, cần thông báo với bác sĩ nếu cân nặng có sự thay đổi bất thường hoặc cơ thể có những dấu hiệu bất thường để được xử trí kịp thời.
2. Người bị viêm gan B nên áp dụng chế độ ăn lành mạnh
Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đặc biệt là uống thuốc đúng giờ đúng liều lượng, bệnh nhân viêm gan B còn cần chú ý nhiều đến chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt.
Người mắc bệnh viêm gan B thường gặp phải tình trạng chán ăn, đầy bụng, khó tiêu. Vì thế vấn đề đặt ra là cần lựa chọn những loại thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh. Cụ thể, bạn nên chú ý những vấn đề sau:
- Nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh và ăn đa dạng thực phẩm để cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất đạm như thịt sữa, trứng, cá,… và một số loại rau củ quả để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Nên ăn nhiều rau xanh và chia nhỏ bữa ăn trong ngày
- Nên chia nhỏ bữa ăn: Người bệnh thường có tâm lý chán ăn, dễ nôn và buồn nôn, do đó nên chia nhỏ các bữa ăn. Trong một ngày bệnh nhân có thể có 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
- Nên lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu và đảm bảo nấu chín kỹ thực phẩm để hỗ trợ và giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất.
3. Người bệnh viêm gan B cần tránh ăn những thực phẩm nào?
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, bệnh nhân cũng cần loại bỏ những thực phẩm sau để tránh gây tổn thương gan:
- Không nên ăn thực phẩm có chứa nhiều chất béo:
Đối với những người khỏe mạnh, ăn quá nhiều chất béo cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Với những trường hợp bệnh nhân bị viêm gan B thì càng không nên ăn những thực phẩm này. Khi bệnh nhân tiêu thụ nhiều chất béo có thể dẫn đến tình trạng tích tụ chất béo trong gan, làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ và cuối cùng có thể dẫn đến xơ gan.
Một số thực phẩm có chứa nhiều chất béo mà người bệnh nên tránh đó là các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói hay xúc xích, các loại bánh ngọt, bơ, pizza,…
- Không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều đường vì đây là những thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Hơn nữa, người bệnh viêm gan cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, chính vì thế việc hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đường lại càng cần thiết, giúp gan tránh thêm gánh nặng.
- Không uống rượu bia, chất kích thích
Uống rượu bia và hút thuốc hay sử dụng một số chất kích thích khác có thể gây hại trực tiếp đến gan và khiến tình trạng tổn thương gan càng thêm nghiêm trọng. Những tế bào gan của người bệnh vốn đã bị suy yếu, tổn thương lại phải xử lý lượng cồn và những chất kích thích sẽ dẫn đến tình trạng quá tải và tích tụ nhiều chất độc hại tại gan. Từ đó, làm tăng men gan và tăng nguy cơ bị suy gan, xơ gan,… khiến người bệnh gặp nguy hiểm đến tính mạng.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm có tính nóng như thịt dê, lòng đỏ trứng, thịt chó,…
- Bệnh nhân bị viêm gan B cũng không nên ăn quá nhiều vì khi gan bị bệnh, khả năng chuyển hóa của gan sẽ kém hơn bình thường và có thể khiến tình trạng rối loạn chuyển hóa trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh ăn những thực phẩm cay như hạt tiêu, tỏi, ớt, hành,…
- Không nên ăn quá mặn và tránh những thực phẩm có chứa nhiều độc tố như măng, khoai tây mọc mầm, sắn tươi, cà chua xanh,…
- Không nên ăn những loại cá biển như cá thu, cá ngừ,… vì những loại thực phẩm này có chứa chất làm đông máu có nguy cơ gây xuất huyết ở người bệnh viêm gan B.
- Không nên ăn các món ăn chưa được nấu chín, không ăn các loại gỏi và các loại hải sản tươi sống.
Để được biết thêm thông tin về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan B và có nhu cầu đặt lịch khám, bạn có thể liên hệ đến đường dây nóng 1900 56 56 56, các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!