Các tin tức tại MEDlatec
Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ ở bà bầu và cách phòng ngừa
- 09/07/2020 | Bà bầu không nên ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh và an toàn?
- 09/07/2020 | Cần làm gì để kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu trong cơ thể?
- 30/10/2019 | Không nên bỏ qua thông tin về gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ
1. Bà bầu bị máu nhiễm mỡ nguyên nhân do đâu?
máu nhiễm mỡ là bệnh lý ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhưng chủ yếu gặp ở người trung tuổi trở lên. Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng mắc bệnh do nhiều nguyên nhân như:
1.1. Ít vận động
Phụ nữ mang thai thường cẩn thận hơn trong việc đi lại, vận động, nhất là trong những tháng mang thai đầu. Điều này là đúng khi làm việc nặng nhọc hay vận động quá mức có thể tác động đến thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển và đôi khi còn gây sảy thai.
Bà bầu có thể bị máu nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân
Tuy nhiên không vì thế mà thai phụ lười không vận động, điều này tạo điều kiện cho mỡ tích tụ trong máu và các bộ phận trong cơ thể do cơ thể không sử dụng năng lượng cho hoạt động.
Thay vào đó, các bài tập yoga nhẹ nhàng, đi lại hàng ngày hoặc bài tập thiết kế riêng cho phụ nữ mang thai sẽ tốt hơn, vừa giúp mẹ và bé khỏe hơn, vừa giúp ngăn ngừa máu nhiễm mỡ và các bệnh lý khác.
Thai phụ ít vận động có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cao
1.2. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Khi mang thai, không chỉ hormone cơ thể phụ nữ thay đổi mà quá trình tiêu hóa, trao đổi và hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng khác với người bình thường. Nhiều thai phụ được chăm sóc ăn uống nhiều dinh dưỡng hơn bình thường bởi quan niệm “ăn uống cho 2 người”.
Thế nhưng bổ sung nhiều chất béo trong khi cơ thể hấp thu dưỡng chất kém chính là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ ở bà bầu.
1.3. Do căng thẳng mệt mỏi
Hầu hết trong suốt thai kỳ, phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, stress do những thay đổi của cơ thể cũng như lo lắng cho đứa trẻ và các vấn đề cuộc sống khác. Tình trạng này cũng khiến việc chuyển hóa chất béo trong cơ thể rối loạn, từ đó gây ra bệnh máu nhiễm mỡ. Thai phụ nên sắp xếp chế độ nghỉ ngơi hợp lý, trò chơi chia sẻ với mọi người để giảm áp lực.
Ngoài những nguyên nhân trên, một số trường hợp phụ nữ mang thai bị máu nhiễm mỡ do di truyền, trường hợp này khó can thiệp và điều trị.
2. Máu nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?
Bệnh máu nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Các biến chứng mẹ bầu có thể gặp phải gồm:
2.1. Tiền sản giật
Mẹ bầu bị mỡ máu cao trong thời gian mang thai có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn nhiều so với những thai phụ khác.
2.2. Nhiễm độc máu
Mỡ trong máu cao cũng là một trong các tình trạng nhiễm độc máu, làm tăng huyết áp và gây các biến chứng bệnh lý cho mẹ bầu, nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Cần sớm phát hiện và điều trị nhiễm độc máu, tránh dẫn đến động kinh, sản giật và nguy hiểm hơn là gây tử vong.
Máu nhiễm mỡ có thể di truyền từ mẹ sang con
2.3. Di truyền cho trẻ
Thai phụ bị mỡ máu cao có khả năng di truyền cho trẻ sinh ra, trẻ sẽ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe hơn.
2.4. Biến chứng khác
Các biến chứng khác khi thai phụ bị máu nhiễm mỡ có thể gặp phải như: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan, sỏi mật, suy thận,…
Hầu hết các trường hợp phụ nữ mang thai bị máu nhiễm mỡ đều được phát hiện và phòng ngừa biến chứng sớm thông qua khám sức khỏe, khám thai định kỳ. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
3. Cần làm gì khi thai phụ bị máu nhiễm mỡ?
Khi mắc bệnh lý, nhiều người có xu hướng nghĩ ngay tới việc sử dụng thuốc điều trị, tuy nhiên việc này với thai phụ là điều đặc biệt cẩn thận. Thuốc điều trị nếu chứa các thành phần hoạt tính không phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như: dị tật thai, thai chậm phát triển, thậm chí là dừng thai kỳ.
Vì vậy khi phát hiện bị máu nhiễm mỡ, thai phụ không được tự ý mua thuốc điều trị giảm mỡ máu nếu không có chỉ định của bác sĩ. Trước tiên bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng và đưa ra giải pháp điều trị an toàn không dùng thuốc trước. Nếu bệnh diễn tiến nặng, thai phụ có thể cần theo dõi thai sản tại cơ sở y tế để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng và can thiệp bệnh kịp thời nếu có diễn tiến bất thường.
Bà bầu bị máu nhiễm mỡ cần thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé
4. Phòng ngừa máu nhiễm mỡ ở bà bầu
Để phòng ngừa bệnh ảnh hưởng đến thai kỳ, khi có kế hoạch mang thai, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu kiểm tra. Dựa trên kết quả đánh giá, bác sĩ sẽ giúp bạn lên kế hoạch mang thai, tư vấn sức khỏe và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.
Bên cạnh đó, thai phụ cần chú ý một số vấn đề sau để phòng ngừa máu nhiễm mỡ trong thai kỳ:
4.1. Tăng cường bổ sung rau củ quả
Rau xanh chứa lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, đồng thời hạn chế hấp thụ cholesterol đường ruột, ngăn ngừa máu nhiễm mỡ. Các loại rau xanh là thực phẩm làm từ đậu, mộc nhĩ, hành tây, nấm hương,… chứa ít cholesterol rất tốt cho thai phụ.
4.2. Ăn vừa đủ đạm, hạn chế hấp thu vào bữa tối
Thai phụ bị máu nhiễm mỡ chủ yếu do ăn quá nhiều đạm và chất béo trong khi vận động ít. Vì thế nên cân bằng dinh dưỡng, hạn chế ăn nhiều chất đạm, chất béo vào bữa tối, tránh cholesterol tích tụ trên động mạch gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thai phụ nên ăn nhiều loại rau củ quả, hạn chế đồ chiên xào
4.3. Ăn nhiều cá
Các món ăn chế biến từ cá cung cấp lượng omega 3 lớn, hỗ trợ hoạt động của tim mạch, giúp thai nhi phát triển trí não và thị giác. Cá cũng cung cấp lượng chất béo tốt không làm tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ trong thai kỳ.
4.4. Dùng chất béo tốt
Thay vì dùng mỡ động vật, dầu động vật, thai phụ nên thay thế sử dụng các loại dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu oliu,… chứa chất béo tốt và làm giảm cholesterol trong máu.
Máu nhiễm mỡ ở bà bầu là căn bệnh điều trị đơn giản nhưng có thể gây nhiều biến chứng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế cần phòng ngừa và nhận biết bệnh sớm bằng việc thực hiện khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu sàng lọc rối loạn mỡ máu, tiểu đường ở cả phụ nữ mang thai và người có ý định mang thai.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang cung cấp các gói Chăm sóc thai sản trọn gói, giúp mẹ bầu chẩn đoán và điều trị sớm bệnh lý máu nhiễm mỡ cũng như các nguy cơ sức khỏe khác trong thai kỳ. Liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám ngay hôm nay.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!