Các tin tức tại MEDlatec
Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát và phác đồ điều trị bệnh
- 04/02/2025 | Huyết áp tâm trương là gì và các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp tâm trương
- 05/03/2025 | Tìm hiểu huyết áp tâm thu là gì và biến chứng cần cảnh giác khi tăng huyết áp tâm thu
- 15/04/2025 | Tăng huyết áp khẩn cấp: Dấu hiệu nhận biết và hướng dẫn xử trí
- 29/04/2025 | Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp kéo dài, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu ngay khi khám
- 07/05/2025 | Cảnh báo nguy cơ nhồi máu não từ tình trạng tăng huyết áp
- 13/05/2025 | Tăng huyết áp cấp cứu: Nhận biết dấu hiệu và cách xử trí hiệu quả
1. Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát
Những bệnh nhân bị tăng huyết áp nhưng không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh được gọi là tăng huyết áp vô căn. Trong khi đó, những trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng cao huyết áp được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát cụ thể:
1.1. Những nguyên nhân thường gặp
Một số vấn đề về sức khỏe không được kiểm soát, điều trị triệt để chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp, có thể kể đến như:
- Các bệnh lý về thận như bệnh cầu thận, bệnh thận đa nang,...
Bệnh về thận có thể gây tăng huyết áp thứ phát
- Bệnh lý mạch máu thận: Là tình trạng hẹp một bên hay cả hai bên động mạch thận, gây thiếu máu tại thận và gây tăng huyết áp.
- Bệnh tuyến thượng thận: Gây mất cân bằng hormone và là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao hơn bình thường.
- Bệnh về tuyến giáp: Đây là nguyên nhân khiến nồng độ hormone tuyến giáp thay đổi và gây tăng huyết áp.
- Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Tình trạng này có thể gây thiếu oxy, khiến mạch máu bị tổn thương và dẫn đến cao huyết áp. Bên cạnh đó, ngưng thở khi ngủ còn cũng là nguyên nhân khiến hệ thần kinh hoạt động quá mức và giải phóng các chất gây tăng huyết áp.
1.2. Nguyên nhân ít gặp
Ngoài những nguyên nhân thường gặp nêu trên, tăng huyết áp còn do một số nguyên nhân khác (ít gặp hơn) gây ra, cụ thể là:
- Thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể khiến bạn bị tăng huyết áp, chẳng hạn như thuốc tránh thai, thuốc hóa trị, thuốc ức chế calcineurin hay một số loại chất kích thích khác,...
- Cường cận giáp nguyên phát: Bệnh làm tăng nồng độ canxi trong máu và khiến huyết áp của bệnh nhân tăng cao hơn so với mức tiêu chuẩn.
- Hội chứng Cushing: Khi mắc căn bệnh này, cơ thể sẽ sản xuất nhiều cortisol. Sự gia tăng loại hormone này sẽ khiến cho cơ thể tích muối và nước, từ đó dẫn đến tăng huyết áp.
- Hẹp eo động mạch chủ: Đây là nguyên nhân khiến cho áp lực trong động mạch tăng lên và gây tăng huyết áp.
2. Chẩn đoán tăng huyết áp bằng cách nào?
Tăng huyết áp thứ phát hay nguyên phát đều có thể gây ra những biến chứng sức khỏe vô cùng nghiêm trọng, chẳng hạn như làm tổn thương động mạch, phình động mạch, suy tim, hội chứng chuyển hóa,... Do đó, chẩn đoán sớm và kiểm soát bệnh là những yếu tố rất quan trọng để giúp bệnh nhân phòng ngừa biến chứng bệnh.
Tăng huyết áp có thể gây tử vong
Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán bệnh và xác định rõ nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát:
- Xét nghiệm máu: Để đánh giá các chỉ số quan trọng như kali, natri, creatinine, glucose, triglyceride, bộ chức năng thận, chức năng tuyến giáp,...
- Xét nghiệm nước tiểu: Có thể phát hiện những bất thường về thận và các vấn đề sức khỏe khác có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp.
- Siêu âm ổ bụng: Để kiểm tra những bất thường về cấu trúc thận.
- Siêu âm động mạch thận: Để kiểm tra về mức độ tưới máu thận.
- Điện tâm đồ (ECG): Có thể đánh giá về các bệnh lý tim mạch liên quan và biến chứng do tăng huyết áp gây ra.
- Chụp CT tiêm thuốc cản quang: Để đánh giá tình trạng mạch máu.
3. Phương pháp điều trị
Để điều trị tăng huyết áp thứ phát hiệu quả, bác sĩ cần xác định chính xác nguyên nhân gây tăng huyết áp. Sau đó, áp dụng một số biện pháp điều trị cụ thể như dùng thuốc, phẫu thuật,... Khi các bệnh lý gây tăng huyết áp được kiểm soát, huyết áp của bệnh nhân sẽ ổn định hơn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh cụ thể:
- Điều trị bằng thuốc: Tùy từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cụ thể, chẳng hạn như:
+ Thuốc lợi tiểu Thiazid: Có tác dụng giúp thận loại bỏ natri và nước ra khỏi cơ thể.
+ Thuốc chẹn Beta: Có tác dụng làm giãn mạch máu, giảm áp lực cho tim, từ đó khiến tim đập chậm hơn.
+ Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin: Loại thuốc này thường được chỉ định cho những trường hợp bị cao huyết áp đi kèm với một số bệnh lý như động mạch vành, suy tim hoặc suy thận.
+ Thuốc chẹn kênh canxi: Có tác dụng làm giãn cơ mạch máu và giảm nhịp tim.
- Thay đổi lối sống: Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần thực hiện lối sống lành mạnh để cải thiện bệnh hiệu quả hơn. Cụ thể, người bệnh bị tăng huyết áp cần lưu ý những vấn đề sau:
+ Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt chỉ nên ăn ít muối để có thể kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Người bệnh nên ăn các loại thịt nạc, ít mỡ, các loại sữa tách béo, tôm, cá và bổ sung các loại rau, củ quả có chứa nhiều chất xơ, vitamin chất khoáng.
+ Tập thể dục: Vận động, tập luyện đều đặn là phương pháp rèn luyện sức khỏe rất hiệu quả và góp phần kiểm soát huyết áp, phòng ngừa nguy cơ biến chứng bệnh.
Tập luyện để cải thiện tình trạng tăng huyết áp
+ Sử dụng thuốc theo chỉ: Nếu bác sĩ kê đơn thuốc điều trị bệnh nền, hay thuốc hạ huyết áp, người bệnh cần uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ và không tự ý ngừng thuốc.
4. Cách phòng tránh tăng huyết áp thứ phát
Để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn cần kiểm soát tốt các nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh. Dưới đây là các biện pháp phòng bệnh cụ thể:
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt các bệnh lý như bệnh tiểu đường, bệnh thận,...
- Nên hạn chế ăn muối, chất béo và cholesterol.
- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
- Tránh căng thẳng kéo dài.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thứ phát để kiểm soát bệnh hiệu quả.
Người bệnh được hướng dẫn tận tình khi thăm khám tại MEDLATEC
Trên đây là một số nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát và một số cách phòng tránh và điều trị bệnh. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu đặt lịch khám với các bác sĩ chuyên môn cao của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!