Các tin tức tại MEDlatec
Nguyên nhân lồng ruột ở trẻ em và phương án điều trị
- 06/12/2021 | Lồng ruột ở người lớn: dấu hiệu và phương pháp điều trị
- 26/03/2021 | Triệu chứng và nguyên nhân lồng ruột ở trẻ phụ huynh cần nắm rõ
- 03/12/2021 | Tắc ruột non: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Thế nào là bệnh lồng ruột?
Lồng ruột là một bệnh lý đường ruột nguy hiểm và thường gặp ở trẻ. Bệnh hình thành là do có một đoạn ruột từ phía trên di chuyển tự do chui vào phần ruột phía dưới (hoặc ngược lại) khiến cho ruột đột nhiên bị tắc nghẽn lưu thông.
Sự di chuyển của ruột cũng kéo theo sự dịch chuyển của các mạch máu và vô tình làm thắt nghẹt những mạch máu này. Hệ quả là đoạn ruột bên dưới bị tổn thương dẫn tới chảy máu. Nếu mạch máu bị tắc nghẽn quá lâu sẽ dẫn đến hoại tử đoạn ruột.
Mô phỏng hình ảnh lồng ruột
Lồng ruột thường có diễn tiến nhanh và có thể gây biến chứng hoại tử, thủng ruột làm viêm phúc mạc và nghiêm trọng hơn nữa đó là nhiễm trùng máu, nguy cơ tử vong là rất cao.
Nếu bị nhẹ thì bệnh chỉ mang tính chất tạm thời, có khả năng tự khỏi nhưng vẫn có thể tái phát vào lần sau. Đặc biệt, bệnh đa phần tái phát đều xảy ra chỉ trong vòng 24h đầu tiên sau khi điều trị. Trẻ càng lớn thì nguy cơ tái phát bệnh sẽ càng giảm.
2. Nguyên nhân lồng ruột là do đâu?
Rất khó để xác định nguyên nhân lồng ruột, nhưng ta có thể dựa vào các yếu tố nguy cơ sau:
-
Thời kỳ trẻ bắt đầu chuyển từ bú sữa sang ăn dặm khiến ruột bị co bóp bất thường. Ngoài ra, các đoạn ruột ở trẻ có kích thước chênh lệch nhau rất lớn nên dễ dẫn tới lồng ruột;
-
Viêm ruột;
-
Khối u lành tính hoặc ung thư ruột non, bệnh túi thừa Meckel, polyp lòng ruột hoặc hệ quả sau những lần nhiễm bệnh;
-
Tuổi tác: độ tuổi dễ bị lồng ruột nhất là từ 3 - 6 tháng tuổi;
-
Giới tính: nguy cơ mắc bệnh ở bé trai thường cao gấp 2 - 3 lần so với các bé gái, nhất là ở những bé bụ bẫm;
-
Cấu tạo ruột bất thường do bẩm sinh;
-
Trước đây đã từng bị lồng ruột;
-
Thời điểm mắc bệnh: hay gặp nhất là vào mùa thu và mùa đông;
-
Suy giảm hệ miễn dịch;
-
Trong gia đình có anh chị em đã từng bị lồng ruột.
3. Các biểu hiện ở trẻ bị lồng ruột
Giai đoạn đầu:
-
Bỏ bú;
-
Thường xuyên bị khó chịu do dạ dày co thắt;
-
Đột nhiên khóc thét, gối co lên ngực vì bụng đau từng cơn và tình trạng này lặp lại nhiều lần;
-
Hay bị nôn ói;
-
Vã mồ hôi, da dẻ xanh xao.
Trẻ bị lồng ruột hay có biểu hiện khóc thét đột ngột, bỏ bú
Giai đoạn nghiêm trọng hơn:
-
Phân nhầy máu;
-
Mệt lả;
-
Thỉnh thoảng sờ thấy có khối u nhỏ nhô lên vùng dạ dày;
-
Sốt;
-
Mất nước;
-
Tiêu chảy.
Giai đoạn muộn khi ruột bắt đầu hoại tử:
-
Chướng bụng;
-
Nôn liên tục;
-
Dạ sờ thấy lạnh, nhợt nhạt;
-
Thở nhanh, nông;
-
Mạch nhanh, nông.
4. Một số phương pháp giúp chẩn đoán bệnh lồng ruột ở trẻ
Do trẻ còn rất nhỏ chưa thể nói chuyện được nên thường gây khó khăn trong việc khai thác thông tin bệnh. Vì vậy bác sĩ sẽ tìm hiểu thông qua bệnh cảnh như:
-
Trẻ vẫn đang ăn uống bình thường nhưng đột nhiên khóc thét, bỏ ăn, bỏ bú, da bắt đầu tím tái là các tín hiệu cho thấy các đoạn ruột bị lồng vào nhau. Tiếp theo, trẻ nín khóc tạm thời, có thể bú lại nhưng nếu cơn đau tái phát thì trẻ lại tiếp tục khóc thét từng cơn, bỏ bú, ưỡn người, có hiện tượng nôn ói nhiều lần;
-
Vài giờ sau: da xanh xao, người mệt lả, nhợt nhạt;
-
Sau từ 6 - 12 giờ: trẻ đi phân máu lẫn nhầy, môi khô, da lạnh tái, mắt trũng, mạch nhanh;
-
Sau 24h mà vẫn chưa điều trị: trẻ nôn ói nhiều lần, da lạnh nhợt nhạt, bụng chướng, thở nhanh nông, mạch nhanh nông, ruột có dấu hiệu hoại tử.
Ở những trẻ đang bị nhiễm siêu vi, ho, sốt hay trẻ từng bị lồng ruột thì việc đột nhiên quấy khóc từng cơn cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lồng ruột.
Trong trường hợp trẻ bị sốt và mất máu hoặc các biểu hiện trên đã kéo dài trong nhiều giờ liên tục thì cần phải được phẫu thuật ngay.
Đối với trẻ có tình trạng ổn định hơn, bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm như:
-
Chụp X-quang bụng;
-
Chụp CT scanner bụng;
-
Siêu âm bụng.
5. Xử trí ra sao khi trẻ bị lồng ruột?
Nếu đưa trẻ đến bệnh viện sớm:
-
Biện pháp tháo lồng bằng hơi: dưới hướng dẫn của máy X-quang, bác sĩ sẽ đặt một ống thông có đường kính nhỏ vào trong lòng trực tràng, sau đó với một áp lực vừa phải tiến hành bơm hơi từ từ vào ruột già nhằm kéo giãn đoạn ruột lồng. Bơm cho đến khi khối lồng trở về trạng thái bình thường. Đây là phương pháp có tỷ lệ thành công cao và tránh được việc phải phẫu thuật cho trẻ;
-
Đặt ống thông mũi - dạ dày: mục đích để giảm áp lực bên trong ruột non.
Nếu trẻ đến viện muộn trên 6 giờ hoặc thất bại trong việc áp dụng thủ thuật tháo lồng bằng hơi:
-
Phẫu thuật sẽ được thực hiện để tháo khối ruột lồng;
-
Điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh;
Nếu trẻ nhập viện muộn quá 24 giờ:
Trẻ cần phải được phẫu thuật ngay để loại bỏ phần ruột bị hoại tử. Tuy nhiên việc hồi sức và chăm sóc hậu phẫu thuật rất phức tạp, trẻ có thể bị tử vong do suy kiệt và biến chứng viêm phổi nặng.
6. Các cách giúp phòng ngừa bệnh lồng ruột ở trẻ
Một khi trẻ đã bị lồng ruột thì phụ huynh cần phải lưu ý những điều sau đề phòng tình trạng bệnh có thể diễn biến nặng hơn hoặc tái phát:
-
Nhớ lịch tái khám định kỳ để trẻ được theo dõi sức khỏe một cách khoa học;
-
Tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Không được tự đi mua thuốc và cho trẻ uống;
-
Nếu trẻ gặp các bất thường như: hay bị khó chịu, nôn ói, chân co lên bụng, bụng chướng,... thì phải ngay lập tức đưa trẻ đi viện để được xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
Hãy để ý tới mọi dấu hiệu bất thường ở trẻ để kịp thời xử lý, tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc về sau
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc y tế hiện đại có như máy siêu âm, chụp MRI, CT, nội soi,... giúp chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác. Bên cạnh đó, Bệnh viện còn sở hữu 2 chứng chỉ đảm bảo uy tín cho chất lượng của phòng thí nghiệm đó là ISO 15189:2012 được cấp bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, chứng chỉ CAP do Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ công nhận.
Để cập nhật thêm các thông tin khác, quý bạn đọc hãy gọi ngay tới hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn kỹ lưỡng hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!