Các tin tức tại MEDlatec

Nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ

Ngày 29/01/2021
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Nghiến răng khi ngủ là một biểu hiện không quá xa lạ, thế nhưng nếu tình trạng này xuất hiện ở trẻ em thì có nguy hiểm không? Mời quý bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hiện tượng nghiến răng khi ngủ ở trẻ em

Hiện tượng nghiến răng khi ngủ thường xuất hiện khi một người thường bị căng thẳng đầu óc, làm việc quá mệt mỏi hay có triệu chứng rối loạn chức năng thần kinh. Thông thường tình trạng này không thật sự quá nguy hiểm tới tình trạng sức khỏe chúng ta, tuy vậy, nếu hiện tượng này xuất hiện với tần suất cao, kéo dài liên tục trong nhiều ngày thì có thể sẽ tác động đến hệ thần kinh.

Đặc biệt với các bé thì tình trạng nghiến răng nên được các bậc phụ huynh quan tâm hơn nhiều. Hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ thường xuyên còn có thể gây ra các triệu chứng khác gây ảnh hưởng tới việc sinh hoạt cá nhân cũng như việc ăn uống của trẻ. Một số dấu hiệu có thể đi kèm với tình trạng nghiến răng như:

  • Răng của bé bị sứt mẻ vô cớ.

  • Trẻ bị đau hàm, đau tai, đau âm ỉ ở trán hay thậm chí đau toàn thân.

  • Trẻ khó khăn trong việc nhai thức ăn.

Tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng tới việc ăn uống của bé

2. Nguyên nhân khiến trẻ nghiến răng khi ngủ là gì?

Theo các chuyên gia y tế thì hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức về nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ. Tuy nhiên, dựa vào những yếu tố khách quan và chủ quan của các bệnh nhân thì một số lý do sau có khả năng cao là nguyên nhân gây ra hiện tượng này:

  • Tâm lý trẻ bất ổn: Đây có thể là nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng nghiến răng ở mọi đối tượng. Đặc biệt ở trẻ em, việc thay đổi các trạng thái cảm xúc khác nhau là điều không hề lạ. Trẻ có thể đang chơi đùa vui vẻ nhưng cũng có thể chuyển sang buồn ngay tức thì bởi một lý do đơn giản nào đó. Chính bởi tâm lý thay đổi đột ngột sẽ gây ra ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ, khi trẻ đi ngủ sẽ xuất hiện hiện tượng nghiến răng.

  • Khớp cắn bị lệch: Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học cho ra kết quả số lượng trẻ bị lệch khớp cắn thường có tỉ lệ nghiến răng khi ngủ cao hơn những đứa trẻ khác.

  • Trẻ nghiến răng khi ngủ do mọc răng: Trong giai đoạn trẻ mọc răng thì thay vì ban ngày trẻ sẽ đau nhức và quấy rầy bạn thì đến đêm phản xạ nghiến răng cũng được coi là biện pháp giúp trẻ cảm thấy giảm mái hơn.

  • Ngoài ra, việc trẻ nghiến răng khi ngủ cũng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc mà ba mẹ cho trẻ uống (thuốc trầm cảm, thuốc điều trị loạn thần,...) hoặc do trẻ bị dị ứng.

Dù biết hiện tượng nghiến răng không hoàn toàn là triệu chứng quá nghiêm trọng, tuy nhiên, cũng đã có rất nhiều trường hợp trẻ nghiến răng khi ngủ kéo dài trong khoảng thời gian dài và đã dẫn đến các biến chứng như: Tình trạng sâu răng trở nên nặng hơn do răng bị mài mòn, tủy răng có thể bị lồi ra ngoài, xương hàm bị nứt hay thậm chí gãy, có nguy cơ mắc phải hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm, răng bị nhạy cảm hơn do lớp men răng đã bị bào mòn,...

Hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ nếu không được chữa trị có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng men răng

3. Khắc phục tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ bằng cách nào?

Ba mẹ phải làm gì để giúp tình trạng nghiến răng của trẻ được thuyên giảm và không gây ảnh hưởng tới vấn đề răng miệng? Như các ba mẹ được biết thì muốn chữa khỏi được bất kỳ bệnh gì thì việc đầu tiên ta phải tìm hiểu được rõ nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy, ba mẹ nên tìm hiểu xem bé gặp phải rắc rối gì có thể dẫn tới hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ.

Nếu trẻ bị căng thẳng, tâm lý bất ổn thì bố mẹ có thể cùng các con giải quyết các vấn đề này bằng những việc như kể chuyện cho trẻ dễ ngủ hơn, hát ru hay nói chuyện cùng bé, ngủ cùng bé,...

Trong những trường hợp trẻ có vấn đề về răng miệng như sai lệch khớp cắn, sâu răng, mọc răng,... thì việc điều trị các nguyên nhân gây bệnh này chính là cách trị dứt điểm tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ. Nếu trẻ đang mọc răng sữa thì các bậc phụ huynh có thể sử dụng núm vú giả cho trẻ ngậm khi ngủ sẽ rất hiệu quả trong việc trị nghiến răng mà còn giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu trẻ bị lệch khớp cắn thì cách chữa trị sẽ đòi hỏi khó khăn hơn một chút, ba mẹ không được chủ quan mặc kệ cho răng trẻ phát triển tự nhiên theo chiều hướng sai lệch như vậy được mà phải tìm tới các bác sĩ có chuyên môn để chữa trị. Thông thường, trường hợp trẻ bị lệch khớp cắn thì phải được nắn chỉnh lại cho đều để tránh ảnh hưởng tới việc nhai và các bộ phận có liên quan khác.

Một số mẹo nhỏ đã được rất nhiều ông bố bà mẹ thực hiện thành công giúp tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ giảm bớt như: Cho trẻ uống chè đậu đen được nấu với một chút muối thay vì cho đường, tạo không gian phòng cho bé thêm sinh động theo ý thích của bé sẽ giúp bé thoải mái hơn khi ngủ, sử dụng một số loại tinh dầu tự nhiên có hương thơm mà bé thích,...

Việc nắn chỉnh răng do bị lệch khớp cắn sẽ giúp giảm tình trạng nghiến răng và tránh các bệnh về răng miệng khác

Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế lớn nhỏ có khả năng điều trị tốt các bệnh về răng lợi của trẻ. Một trong số đó không thể không nhắc tới bệnh viện MEDLATEC Hà Nội. Bệnh viện đã có thâm niên trong ngành y khoa lên tới 25 năm, đội ngũ các y bác sĩ tận tâm và có chuyên môn cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, vật chất y tế tiên tiến, chất lượng dịch vụ đạt chuẩn quốc tế,... Với bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ, các bậc phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp với bệnh viện thông qua tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch khám bệnh.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.