Các tin tức tại MEDlatec
Nhận biết triệu chứng sốt Cúm A để điều trị cho đúng cách
- 04/03/2020 | Để cúm A không lây lan, nên kiểm tra ngay nếu xuất hiện những biểu hiện này
- 24/02/2020 | Cúm thường và Cúm A khác nhau như thế nào?
- 20/12/2019 | Giảm 30% chi phí xét nghiệm kiểm tra Cúm A/B
- 12/06/2019 | Cảnh giác cúm A - bệnh mùa đông xuân, nay dễ mắc trong mùa hè?
- 06/03/2020 | Cúm A sốt 40 độ và những thông tin y khoa không thể bỏ qua
1. Phân biệt sốt Cúm A với với sốt do cảm lạnh
sốt Cúm A ở người lớn
Cúm A là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp, thường do nhóm virus A là nguyên nhân gây bệnh chính. Cúm A lây lan tương đối nhanh và thường diễn biến phức tạp hơn ở trẻ em. Nếu trẻ nhỏ mắc cúm A thì có khả năng cao sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.
Sốt cúm A là do virus chủng A gây ra
Thường thì cúm A sẽ có biểu hiện lâm sàng là sốt, nhức đầu, đau mình mẩy, hắt hơi, chảy nước mũi. Tuy nhiên nếu có sốt cao hoặc không được xử trí kịp thời thì cơ thể sẽ mất nước, li bì, rối loạn điện giải, thậm chí một số trẻ còn có biểu hiện co giật. Sốt do cúm A sẽ đi kèm các triệu chứng như viêm họng nhẹ, đôi khi sẽ hắt hơi, ho. Cảm giác nghẹt mũi kéo dài vài ngày,... Trường hợp sốt do cúm A đã kéo dài nhiều ngày, chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng thì có thể gây tức ngực, khó chịu và hay xuất hiện ho khan.
Sốt Cúm A ở trẻ em
Ở trẻ em, sốt do cúm A tương đối phổ biến với các em dưới 24 tháng tuổi. Khi cúm A mới chỉ ở thể nhẹ thì các con có thể bị sốt từ 38.5 trở lên và cảm giác nhức đầu đi kèm với mỏi cơ, lười vận động, ho. Trẻ cũng có thể nôn, trớ nhiều lần trong ngày, háo nước,...
Tuy nhiên khi trẻ mắc cúm A biến chuyển nặng (tức là sốt từ 39 độ C trở lên) thì có thể sẽ bỏ ăn, bỏ bú, lòng bàn tay và gan bàn chân lạnh. Cha mẹ thường sẽ đồng thời ghi nhận được các triệu chứng phụ như con thở nhanh, ngủ li bì. Một số trường hợp sốt do cúm A nặng hơn thì trẻ còn bị sốt cao đi kèm co giật.
Phân biệt sốt do cúm và sốt do nguyên nhân khác
Rất khó phân biệt sốt do cúm và sốt do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên có thể có một số gợi ý như:
Bị cảm lạnh chúng ta sẽ bị sốt cao, kéo dài hơn hẳn. Ngoài ra các cảm giác mệt mỏi nghiêm trọng hơn, thậm chí còn bị đau nhức cơ. Sau khoảng nửa ngày sốt cao không hạ thì người bệnh có thể xuất hiện cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đi lại khó khăn.
Cần phân biệt sốt do cúm và do các nguyên nhân khác để đưa đưa ra hướng điều trị hiệu quả
2. Sốt cúm A có thể lây không?
Sốt do cúm A hoàn toàn có thể lây lan nhanh chóng giữa người với người, đặc biệt là thời gian lây sang trẻ em còn nhanh hơn vì sức đề kháng của trẻ còn yếu.
Con đường lây lan chủ yếu của sốt do cúm thường là qua đường nước bọt hoặc dịch nhầy mũi khi người khỏe tiếp xúc với người bệnh khi họ ho và hắt hơi. Các dịch cơ thể của người bệnh có chứa virus nhóm A và xâm nhập sang cơ thể người khác. Chúng sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng để tiếp tục gây bệnh cho cơ thể khỏe mạnh.
Đây là lý do bạn nên sớm cách ly với người thân của mình nếu bạn có biểu hiện của sốt do cúm A gây nên. Nếu là trẻ nhỏ bị mắc bệnh thì bạn nên cách ly trẻ tại nhà để tránh tình trạng sốt bị lây chéo.
3. Nên phản ứng như thế nào khi bị sốt Cúm A?
Theo dõi nhiệt độ cơ thể
Đây là điều cơ bản đầu tiên mà bạn phải thực hiện. Phần lớn bạn sẽ không gặp vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn chỉ bị sốt nhẹ do cúm A. Tuy nhiên nếu không tự theo dõi nhiệt độ cơ thể của mình và để bản thân bị sốt cao thời gian dài không hạ thì có thể để lại nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Lời khuyên đưa ra là bạn cần thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể. Lúc này nhiệt kế của bạn tuyệt đối không được dùng chung với người khác. Nhiệt kế cần được giữ ở nách ít nhất là 3 phút để đo được kết quả chính xác.
Bạn nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể thường xuyên để có hướng xử lý kịp thời nếu bệnh trở nặng
Chú ý đến việc nghỉ ngơi và ăn uống
Do cảm cúm ra nhiều mồ hôi nên bạn hãy mặc quần áo thoải mái vào thời gian này. Cần để không gian phòng nghỉ của mình được thoáng khí. Tuy nhiên bạn nên hạn chế tối đa việc nằm ngủ trong môi trường điều hòa vì nhiệt độ thấp có thể khiến các triệu chứng cúm của bạn trầm trọng hơn và thậm chí còn bị viêm họng, ho dai dẳng,...
Bạn nên ăn đúng khẩu phần dinh dưỡng theo chế độ phù hợp với độ tuổi của mình. Có thể ưu tiên các thực phẩm lỏng, chín kỹ, dễ tiêu. Bạn có thể cảm thấy thèm đồ lạnh do háo nước nhưng cần kiêng các thực phẩm này vì chúng sẽ ảnh hưởng đến cổ họng của bạn. Đặc biệt sốt do cúm sẽ khiến cơ thể bạn bị thiếu nước trầm trọng nên hãy chú ý bù thêm nước và điện giải cho cơ thể. Bạn có thể tăng thêm hoa quả vào các bữa ăn phụ.
Phòng tránh lây lan
Vì sốt do cúm A cực kỳ dễ lây lan nên bạn cần thận trọng để bảo vệ sức khỏe cho những người xung quanh. Bạn nên tự cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với mọi người, dùng riêng các đồ vệ sinh cá nhân cùng như bát đĩa. Ngoài ra bạn cần tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhỏ mắt và mũi thường xuyên. Đặc biệt là rửa tay sạch trước khi ăn để tránh trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn đường ruột.
Làm xét nghiệm cúm
- Xét nghiệm cúm tương đối dễ làm, và bạn có thể làm tại nhà thông qua dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà do các cơ sở y tế uy tín cung cấp.
- Xét nghiệm chẩn đoán xác định: Lấy dịch hầu họng xét nghiệm virus cúm A.
- Xét nghiệm cơ bản để tìm biến chứng của cúm: Công thức máu, điện giải đồ, chức năng thận, chụp X - quang tim phổi để loại trừ các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm A.
4. Cúm thì nên uống thuốc gì?
Thông thường điều trị cúm chủ yếu là điều trị triệu chứng: hạ sốt, bổ sung nước, điện giải, tăng cường miễn dịch. Một số trường hợp cúm có biến chứng phải được theo dõi cách ly tại viện và chăm sóc của nhân viên y tế.
Vì thế, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần theo chỉ dẫn của bác sỹ. Như đã nói ở trên, thường thì bác sĩ sẽ khuyên người bệnh sử dụng thuốc hạ sốt cũng như bổ sung các loại vitamin C nhằm tăng sức đề kháng và các loại nước có điện giải để bù nước. Tùy vào thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể kê thêm kháng thể thụ động hoặc dung dịch nước muối sinh lý,...
Khi bị sốt cúm A bạn nên dùng thuốc theo đúng đơn thuốc của bác sỹ
Trên đây là cách phân biệt sốt Cúm A hiện nay cũng như cách phản ứng với bệnh này. Khi mắc cúm A, bạn hoàn toàn có thể tự theo dõi tại nhà. Tuy nhiên nếu sau 7 ngày mà các triệu chứng sốt do cúm A vẫn không có dấu hiệu giảm thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo và sử dụng gói sàng lọc bệnh mùa Đông Xuân tại MEDLATEC ngay tại nhà vô cùng tiện ích. Để biết thêm thông tin chi tiết về gói dịch vụ này, độc giả có thể liên hệ đến MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!