Tin tức

Cúm A sốt 40 độ và những thông tin y khoa không thể bỏ qua

Ngày 06/03/2020
Sốt - một biểu hiện khá điển hình và thường xuất hiện sớm của Cúm A. Đặc biệt, Cúm A sốt 40 độ thì dù người lớn hay trẻ em đều vô cùng nguy hiểm. Do đó, người bệnh không được lơ là, chủ quan. Vậy nếu bị Cúm A sốt cao 40 độ thì phải làm sao, cúm uống kháng sinh thì thế nào? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu những vấn đề này nhé.

1. Những thông tin cần biết về Cúm A

Virus cúm (Influenza virus) thuộc họ Orthomyxoviridae, hình khối cầu, gồm 3 tuýp A, B, C. Trong đó, virus cúm A, B chủ yếu gây bệnh cho người, riêng virus cúm A được nghiên cứu nhiều hơn do hay gặp dịch lớn. Virus này dễ biến đổi kháng nguyên và xuất hiện nhiều chủng mới trong quá trình tiến triển của các vụ dịch.

Cúm A là một bệnh nhiễm virus cấp tính với khả năng lây lan rất nhanh, có thể bùng phát thành dịch trong điều kiện thích hợp. Mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với cúm, tuy nhiên trẻ em, người già, người có bệnh mạn tính ở đường hô hấp dễ bị mắc cúm nặng. Cũng vì lý do này mà Cúm A sốt 40 độ là biểu hiện rất dễ gặp ở trẻ dưới 6 tuổi.

Triệu chứng lâm sàng của Cúm A rất đa dạng, có thể tiến triển từ nhẹ cho đến nặng. Các triệu chứng thường gặp khi bị Cúm A bao gồm: sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ - xương khớp. Một số người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng nôn, đau bụng, tiêu chảy. Trường hợp nặng còn gây ra các biểu hiện của suy hô hấp, tim mạch.  

Sốt, ho là triệu chứng điển hình khi bị Cúm A

Sốt, ho là triệu chứng điển hình khi bị Cúm A

Virus cúm phát triển trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm thấp. Trong điều kiện nhiệt độ từ 0 - 40 độ C, virus có thể tồn tại vài tuần, thậm chí khi ở -20 độ C, chúng có thể sống đến vài năm. Virus gây cúm là loại virus có sức đề kháng yếu, có thể làm bất hoạt bằng tia tử ngoại, bức xạ mặt trời. 

Ở 56 độ C, virus sẽ bị tiêu diệt hoặc cũng có thể sử dụng các hóa chất hòa tan lipid như ether, formalin, cresyl, cồn,… để loại bỏ virus ở môi trường. 

2. Bệnh nhân Cúm A sốt 40 độ C sẽ như thế nào?

Virus Cúm A khi xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ giải phóng một số chất trung gian gây sốt, làm cho thân nhiệt tăng, gây ra cơn sốt để chống lại virus. 

Ở trẻ em, do sức đề kháng yếu nên virus có thể dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Những trẻ bị Cúm A sốt 40 độ, sau khi được hạ sốt vẫn tỉnh táo, chơi bình thường trở lại tuy nhiên sẽ còn biểu hiện mệt mỏi, có thể chảy nước mũi.

Trẻ sốt cao khi bị cúm

Trẻ sốt cao khi bị cúm

Trường hợp trẻ bị sốt cao và kéo dài liên tục nếu không được hạ sốt kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: 

  • Có các biểu hiện về rối loạn thần kinh, mơ hồ, nói sảng, thậm chí là hôn mê. 

  • Người bệnh đau đầu dữ dội, có các đốm đỏ hoặc tím trên da.

  • Co thắt các cơ, đau bụng, vã mồ hôi, co giật. 

  • Nhịp tim nhanh, khó thở hoặc thở gấp, tụt huyết áp. 

  • Nhiệt độ cơ thể tiếp tục tăng lên hơn 40 độ C hoặc giảm xuống dưới 35 độ C. 

  • Cơ thể mất nhiều nước. 

  • Phổi có biểu hiện tổn thương gây suy hô hấp.

  • Có thể dẫn đến các bệnh kế phát: viêm phổi, viêm xoang bội nhiễm, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. 

3. Khi bị Cúm A sẽ điều trị như thế nào? 

Đa phần, Cúm A khi mới phát nếu được phát hiện và điều trị thì khả năng có thể khỏi trong vòng từ 7 - 10 ngày. Chỉ cần điều trị với thuốc hạ sốt, chống viêm và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Tuy nhiên, trong trường hợp bị Cúm A sốt 40 độ trở lên phải nhanh chóng hạ sốt bằng thuốc, kết hợp với lau, chườm nước nóng. Bệnh nhân bị cúm lâu ngày không khỏi, sốt cao, tiến triển ở thể nặng, người mắc bệnh suy giảm miễn dịch, người có tiền sử bệnh đường hô hấp, tim mạch, gan, thận, người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 2 tuổi thì nên đến cơ sở y tế để khám và nhập viện theo yêu cầu của bác sĩ. 

Virus Cúm A có thể dễ dàng lây lan sang người khác qua không khí có chứa mầm bệnh do người bị cúm hắt hơi, ho, cười hay nói chuyện. Người bình thường cũng có thể bị nhiễm do tiếp xúc, chạm tay vào vật dụng bị nhiễm virus do dùng chung các vật dụng cá nhân như ly nước uống, bàn chải đánh răng, khăn lau,... với những người bị Cúm A.

Không nên dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm với người bị Cúm A

Không nên dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm với người bị Cúm A

4. Bị nhiễm Cúm A uống kháng sinh được không?

Khi bị nhiễm Cúm A uống kháng sinh có chữa được không có lẽ là vấn đề được khá nhiều người quan tâm? Hiện nay ở nước ta kháng sinh được sử dụng một cách tràn lan. Hầu như khi có triệu chứng sốt, ho, nhiều người đều tự dùng kháng sinh. Đây là một quan điểm sai lầm vì cúm là bệnh do virus, kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Cụ thể, kháng sinh là những chất được chiết xuất từ vi sinh vật, nấm hoặc được tổng hợp hay bán tổng hợp. Kháng sinh có tác dụng kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Mỗi loại kháng sinh chỉ có tác dụng với một hoặc một số vi khuẩn nhất định. 

Trong khi đó, Cúm A là một bệnh do virus gây ra. Do đó, khi bị nhiễm Cúm A uống kháng sinh sẽ không có tác dụng. Việc sử dụng kháng sinh chỉ được các bác sĩ kê đơn khi có bội nhiễm vi khuẩn. 

Tamiflu là thuốc được chỉ định điều trị Cúm A có biến chứng hoặc cúm biến chủng. Tamiflu là thuốc kháng virus, ức chế sự nhân lên của virus chứ không có tác dụng tiêu diệt do đó cần phải dùng thuốc sớm trong những ngày đầu của bệnh thì mới có tác dụng.

Tamiflu là thuốc được chỉ định điều trị Cúm A

Tamiflu là thuốc được chỉ định điều trị Cúm A

5. Làm thế nào để tránh được virus Cúm A? 

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, hạn chế đưa tay lên mũi, dụi mắt, che miệng bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi. 

- Hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ có nhiễm virus.

- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin, kẽm, tăng sức đề kháng chống lại virus. 

- Thường xuyên vận động, luyện tập thể thao để cơ thể khỏe mạnh. 

- Lau dọn vệ sinh thường xuyên các vật dụng trong nhà, mở cửa cho thông thoáng để ánh nắng mặt trời có thể rọi vào phòng. 

- Tiêm vaccine để phòng bệnh. Những người bị nhiễm bệnh cần phải tự chủ động cách ly để phòng tránh việc lây lan.

- Đặc biệt lưu ý, khi bị nhiễm Cúm A uống kháng sinh sẽ không những không có tác dụng mà còn gây hại cho cơ thể. Do đó không được tự ý mua thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. 

- Trường hợp Cúm A sốt 40 độ trở lên cần hết sức thận trọng, nhanh chóng hạ sốt và đưa người bệnh đến cơ sở y tế. 

Trường hợp Cúm A sốt 40 độ trở lên cần hết sức thận trọng, nhanh chóng hạ sốt và đưa người bệnh đến cơ sở y tế.

Cần chủ động phòng tránh, cách ly và đến ngay cơ sở y tế khi có sốt cao

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp đến các độc giả những kiến thức cần thiết về bệnh Cúm A, từ đó có những biện pháp phòng tránh, điều trị phù hợp. Hiện nay, nhằm tăng cường sức khỏe để phòng chống dịch bệnh, giúp người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế tại nhà, hạn chế tụ tập những chỗ đông người, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã triển khai chương trình “Sàng lọc bệnh mùa Đông Xuân - An toàn vượt qua mùa dịch”. Để biết thêm thông tin về gói dịch vụ, độc giả có thể liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn, giải đáp. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ