Các tin tức tại MEDlatec
Nhận diện 6 dấu hiệu đau ruột thừa ở trẻ em để đưa bé đi khám kịp thời
- 14/01/2025 | Xuất hiện hạch ở cổ suốt 4 tháng, sốt kéo dài, trẻ 10 tuổi được chẩn đoán mắc lao hạch
- 16/01/2025 | Các thuốc điều trị viêm phế quản ở trẻ em và lưu ý khi dùng thuốc
- 20/01/2025 | Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh tự khỏi hay phải điều trị?
- 20/01/2025 | 10 dấu hiệu thiếu máu ở trẻ em - ba mẹ đã biết chưa?
- 22/01/2025 | Trẻ sơ sinh hay bị trớ: Cách phát hiện và xử lý kịp thời
1. Dấu hiệu đau ruột thừa ở trẻ em
Phụ thuộc theo đặc điểm thể trạng cơ thể, sức chịu đựng, biểu hiện đau ruột thừa ở trẻ em có thể sẽ hơi khác nhau. Mặc dù vậy, những dấu hiệu thường xuất hiện nhất vẫn phải kể đến là:
- Trẻ bị đau bụng: Cơn đau có xu hướng xuất hiện quanh khu vực rốn. Khi trẻ vận động hoặc chạm vào bụng, cơn đau lại càng trở nên dữ dội. Tiếp đến, cơn đau khu trú dần vùng hạ vị, vùng hố chậu bên phải.
- Trẻ có thể sốt: Đây là triệu chứng cho thấy tình trạng nhiễm trùng, tình trạng sốt thay đổi ở từng trẻ nhưng trong hầu hết trường hợp trẻ sẽ bị sốt nhẹ.
- Rối loạn tiêu hóa: Đau ruột thừa thường kèm theo triệu chứng chướng bụng, khó đi ngoài hoặc tiêu chảy.
- Không muốn ăn, cơ thể mệt mỏi: Trẻ bị viêm ruột thừa hay biểu hiện triệu chứng chán ăn, uể oải.
- Buồn nôn: Triệu chứng cho thấy nhu động ruột đang bị kích thích. Lúc này, trẻ dễ bị buồn nôn, nôn ói.
Đau bụng là một trong số những dấu hiệu đau ruột thừa ở trẻ em
Khi nhận thấy trẻ biểu hiện dấu hiệu đáng nghi, cảnh báo tình trạng viêm ruột thừa, bạn cần kịp thời đưa trẻ đi kiểm tra.
2. Nguyên nhân khiến trẻ em bị đau ruột thừa
Không phải lúc nào tình trạng viêm ruột thừa hay đau ruột thừa ở trẻ cũng có thể xác định chính xác. Tuy nhiên trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý này có thể là do virus, vi khuẩn.
Trẻ bị đau ruột thừa có thể do virus, vi khuẩn
3. Phương pháp chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em
Khi nhận thấy những dấu hiệu đau ruột thừa ở trẻ em như trẻ bị đau bụng dữ dội, kèm theo biểu hiện cảnh báo nghiêm trọng khác, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gấp.
Để chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ, bác sĩ trước tiên cần tiến hành khám lâm sàng, xác định vị trí đau, cùng với đó là mức độ đau, thăm hỏi triệu chứng. Sau đó để chắc chắn hơn về kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ cho trẻ làm một vài kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng khác như:
- Siêu âm vùng bụng.
- Chụp X-quang vùng bụng.
- Chụp CT cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.
Trẻ được đo nhiệt độ, kiểm tra triệu chứng
Ngoài ra, trẻ còn được cho đi làm xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu. Thông qua kiểm tra triệu chứng, xác định vị trí đau, cùng kết quả phân tích cận lâm sàng, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác, tư vấn cách thức điều trị phù hợp.
4. Hướng điều trị cho trẻ bị viêm ruột thừa
Phương pháp điều trị chủ yếu cho tình trạng viêm ruột thừa là phẫu thuật. Phụ thuộc theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ phẫu thuật mở hoặc nội soi. Trong đó:
- Phẫu thuật mở: Đây là kỹ thuật điều trị viêm ruột thừa truyền thống, được áp dụng trong một số trường hợp. Trẻ trước tiên cần được gây mê. Tiếp theo, bác sĩ tiến hành tạo một đường rạch lớn phía dưới bụng. Sau phẫu thuật, trẻ cần nằm viện trong vòng một tuần để được theo dõi tình hình vết mổ, mức độ phục hồi.
- Phẫu thuật nội soi: So với phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi ruột thừa thường ít gây xâm lấn hơn. Theo đó, bác sĩ chỉ cần rạch một vết nhỏ dài 1cm đến 2cm, giúp luồn thiết bị nội soi để bắt đầu việc loại bỏ phần ruột thừa. Khi phẫu thuật, trẻ vẫn cần được gây mê. Trong phần lớn trường hợp, trẻ chỉ phải nằm viện 3 ngày, tốc độ phục hồi và liền sẹo tương đối nhanh.
Phẫu thuật là cách điều trị phổ biến cho trẻ bị viêm ruột thừa
5. Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ sau khi mổ ruột thừa
5.1. Chăm sóc vết mổ đúng cách
Sau khi mổ, trẻ sẽ phải nằm viện trong một vài ngày. Trong thời gian này, trẻ cần được thay băng hàng ngày, nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng. Dù hàng ngày luôn có nhân viên y tế hỗ trợ thay băng nhưng ba mẹ vẫn cần chú ý theo dõi vết mổ. Trường hợp nhận thấy vết mổ thay đổi bất thường như chảy dịch, sưng tấy, ba mẹ cần thông kịp thời cho bác sĩ.
Ngoài ra, ba mẹ không nên cho trẻ hoạt động nhiều để tránh vết thương bị tác động mạnh, không để trẻ chạm vào vết thương. Trong quá trình tắm rửa cho trẻ, bạn cần thao tác cẩn thận, không cho nước tiếp xúc với vết thương.
5.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Sau phẫu thuật, bạn hãy cho trẻ ăn thức ăn lỏng như cháo, súp rồi dần dần mới chuyển sang thức ăn đặc. Chế độ dinh dưỡng áp dụng lúc này vẫn phải đảm bảo đủ chất để trẻ nhanh phục hồi.
Khi mới phẫu thuật xong, ba mẹ nên cho trẻ ăn đồ ăn dễ tiêu như cháo
Với thực phẩm khó tiêu hóa, thực phẩm không rõ nguồn gốc,... bạn tốt nhất không nên cho trẻ ăn. Vì các loại thực phẩm này dễ gây rối loạn tiêu hóa, không tốt cho đường ruột trẻ.
Dễ thấy rằng dấu hiệu đau ruột thừa ở trẻ em không khó để nhận biết nếu ba mẹ chú ý theo dõi, nắm bắt tình hình thay đổi của trẻ. Ngay khi nhận thấy trẻ biểu hiện triệu chứng của viêm ruột thừa, bạn hãy kịp thời đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất để tránh biến chứng gây nguy hiểm cho trẻ. Một địa chỉ y tế uy tín, ba mẹ có thể tin tưởng là chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC với gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động, quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại. Để đặt lịch khám trước, Quý khách vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo hotline tư vấn 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!