Tin tức
Xuất hiện hạch ở cổ suốt 4 tháng, sốt kéo dài, trẻ 10 tuổi được chẩn đoán mắc lao hạch
- 21/07/2021 | Lao hạch ở trẻ em có nguy hiểm không? Bệnh có biểu hiện ra sao?
- 27/12/2021 | Chuyên gia tư vấn: Bệnh lao hạch có phải mổ không?
- 30/07/2022 | Giải đáp thắc mắc lao hạch liệu có chữa được không?
Cha mẹ cần cảnh giác trẻ nổi hạch, sốt kéo dài
4 tháng nay, bệnh nhân N.Đ.N (10 tuổi, Hưng Yên) xuất hiện hạch ở cổ phải, không thấy đau. Hơn 1 tuần sau thời điểm xuất hiện hạch, trẻ sốt cao kéo dài 6 ngày, sau đó tự hết sốt.
Bệnh nhi đến thăm khám tại bệnh viện tuyến trung ương, được chọc tủy làm xét nghiệm, kết quả không phát hiện tế bào ác tính. Bác sĩ đã chỉ định bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật bóc hạch cổ phải, kết quả xét nghiệm mô bệnh học kết luận hạch viêm hạt hoại tử, phù hợp do lao. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm vi sinh cho thấy dương tính với vi khuẩn Mycroplasma, nghĩ nhiều đến viêm hạch do Mycroplasma.
Để khẳng định lại kết quả chẩn đoán, gia đình mang mẫu tiêu bản đến Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC, tuy nhiên, kết quả xét nghiệm vi sinh Xpert từ khối nến mô hạch kết luận dương tính với Mycobacterium tuberculosis.
Như vậy, nguyên nhân chính xác xuất hiện hạch của bệnh nhân do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra.
Cha mẹ tuyệt đối không chủ quan khi thấy trẻ xuất hiện hạch cổ kèm sốt kéo dài (Ảnh minh họa)
BSNT. Trần Hữu Đạt - Phòng Vi sinh, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC nhận định về ca bệnh: “Lao hạch là một thể lao ngoài phổi phổ biến nhưng không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như u lympho, viêm hạch do vi khuẩn. Ở giai đoạn đầu, hạch thường không đau và không kèm theo triệu chứng toàn thân rõ rệt, dễ bị bỏ qua. Hạch không đáp ứng với kháng sinh thường làm tăng nghi ngờ về bệnh lý mạn tính nên cần nhiều phương tiện chẩn đoán xác định chính xác bệnh”.
Bác sĩ cho biết, bệnh lao không được chẩn đoán sớm, hoặc bị bỏ sót có thể gây:
- Tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn: Vi khuẩn lao lây lan, gây ra lao phổi, hoặc lao toàn thân; hạch lao có thể lớn dần, gây áp lực lên các cơ quan xung quanh, dẫn đến áp xe, hoặc rò mủ kéo dài, làm tổn thương nghiêm trọng đến mô xung quanh.
- Khi lao hạch bị nhầm với viêm hạch thông thường do vi khuẩn, bệnh nhân có thể được kê thuốc kháng sinh không đúng loại dẫn đến không hiệu quả, tốn kém thời gian điều trị. Đồng thời, việc sử dụng kháng sinh sai cách có thể làm vi khuẩn lao trở nên kháng thuốc, gây khó khăn trong điều trị sau này.
Qua ca bệnh, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ, khi trẻ xuất hiện hạch cổ kéo dài kèm theo sốt, hoặc không đáp ứng kháng sinh, cha mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám chuyên khoa kịp thời để được chẩn đoán và điều trị sớm. Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý không tự ý sử dụng kháng sinh kéo dài khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Lao hạch ngoại vi: Bệnh lao thường gặp nhất trong các loại lao ngoài phổi
Lao hạch ngoại vi là bệnh lao thường gặp nhất trong các loại lao ngoài phổi, bệnh do trực khuẩn lao (phổ biến nhất là Mycobacterium tuberculosis) gây ra.
Lao hạch ngoại vi thường gặp nhất trong các loại lao ngoài phổi
BSNT. Trần Hữu Đạt cho biết về cơ chế bệnh sinh của lao hạch do vi khuẩn lao lan từ ổ nhiễm nguyên phát qua hệ bạch huyết đến các hạch ngoại vi, tạo phản ứng viêm đặc hiệu, dẫn đến hoại tử bã đậu, hoặc hình thành u hạt lao.
Vị trí lao hạch ngoại vi có thể gặp bao gồm hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn. Trong đó, hạch cổ là vị trí thường gặp nhất, chiếm khoảng 60-90%, hạch bẹn hiếm gặp nhất. Hạch ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ nhìn chung to hơn hạch của người trưởng thành, có thể dễ nhận ra bằng cách sờ nắn.
Bàn về lao hạch ở trẻ em, bác sĩ nhấn mạnh: Lao hạch ở trẻ em chia ra nhiều thể với những dấu hiệu và diễn biến khác nhau. Dấu hiệu nhận biết thông thường là hạch sưng to ở vùng cổ, có thể xuất hiện một, hoặc nhiều hạch. Triệu chứng hay gặp nhất của bệnh bao gồm sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, kém ăn, gầy sụt cân...
Lao hạch ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh lao hạch ở trẻ em không lây nhiễm, có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và tuân thủ đúng phác đồ, không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, đa phần bệnh nhân được điều trị nội khoa. Tuy nhiên, trường hợp hạch to gây chèn ép mạch máu, dây thần kinh gây đau cần can thiệp ngoại khoa bằng các phương pháp như bóc tách hạch, mổ lấy hết toàn bộ hạch.
Dù không nguy hiểm nhưng bệnh khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Nếu không kịp thời phát hiện, chẩn đoán và điều trị, bệnh có thể để lại sẹo ảnh hưởng tới thẩm mỹ người bệnh.
Bác sĩ khuyến cáo, khi thấy cơ thể trẻ nổi hạch, ốm sốt, mệt mỏi, cha mẹ không nên chủ quan tự ý điều trị tại nhà mà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị kịp thời. Khi đã được chẩn đoán mắc lao hạch, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ nghỉ ngơi, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để mau chóng bình phục.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán lao hạch ở trẻ em khi có các triệu chứng trên cần được thực hiện nhanh chóng. Điều này rất quan trọng để phục vụ cho việc chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác và tránh khiến bệnh trầm trọng hơn, gây khó khăn cho điều trị.
Thăm khám chuyên khoa Nhi tại Hệ thống Y tế MEDLATEC
Hệ thống Y tế MEDLATEC sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ giải quyết mọi vấn đề sức khỏe của trẻ. Liên hệ hotline 1900 56 56 56 hoạt động 24/24h để được hỗ trợ kịp thời nhất.
Phương pháp phòng bệnh lao cho trẻ
|
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!