Các tin tức tại MEDlatec
Nhiễm RSV ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 08/02/2020 | Xét nghiệm RSV giúp chẩn đoán bệnh hợp bào hô hấp ở trẻ em
- 20/03/2020 | Ý nghĩa xét nghiệm RSV trong chẩn đoán bệnh hợp bào hô hấp ở trẻ
- 30/11/2021 | Phương pháp điều trị nhiễm virus RSV và cách phòng ngừa hiệu quả
1. Nhiễm RSV ở trẻ là gì?
Nhiễm RSV ở trẻ là tình trạng trẻ mắc tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do tác nhân virus hợp bào hô hấp RSV gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Đặc biệt, đây là tác nhân chủ yếu gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đường lây của virus hợp bào hô hấp (RSV) chủ yếu thông qua quá trình tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, dịch nước bọt hoặc từ tay của người mang virus. Thời gian virus RSV có thể tồn tại trong đường hô hấp của cả người bệnh lẫn người mang virus mà không có triệu chứng là trong khoảng 2 tuần. Đối với trường hợp người suy giảm miễn dịch, virus có thể tồn tại trong khoảng thời gian lên tới 6 tuần.
Nhiễm RSV ở trẻ là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp khá phổ biến
Sau 1-2 ngày nhiễm virus RSV, trẻ thường xuất hiện triệu chứng giống cảm cúm như ho, chảy mũi trong và sốt. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5, bệnh có khả năng diễn biến nặng hơn với các triệu chứng như tắc nghẹt mũi, khó thở, ho nhiều, nôn sau ho, bú kém và quấy khóc. Tuy nhiên, sau ngày thứ 6-7, bệnh bắt đầu thuyên giảm và thường khỏi hoàn toàn trong 2 tuần. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể tiến triển nhanh, cần thở máy hoặc gây tử vong. Một số trẻ có thể phát triển viêm tiểu phế quản mạn tính, gây suy giảm chức năng phổi lâu dài. Với trẻ bị suyễn, virus RSV có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.
2. Chẩn đoán và điều trị tình trạng nhiễm RSV ở trẻ
Chẩn đoán tình trạng nhiễm RSV ở trẻ
Chẩn đoán tình trạng nhiễm RSV ở trẻ thường dựa trên triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh của trẻ. Bên cạnh đó, một số kỹ thuật xét nghiệm cũng có thể được chỉ định nhằm tìm ra nguyên nhân và đánh giá tình trạng bệnh. Các xét nghiệm phổ biến bao gồm:
- Test nhanh tìm kháng nguyên và kiểm tra dịch hầu họng: Có độ nhạy và độ đặc hiệu cao ( trên 90%), giúp phát hiện virus RSV một cách hiệu quả;
- Xét nghiệm PCR (Phản ứng chuỗi polymerase): Có độ chính xác cao đồng thời có phát hiện thêm nhiều căn nguyên khác (nếu có);
Các phương pháp xét nghiệm được ứng dụng hiệu quả trong chẩn đoán tình trạng nhiễm RSV ở trẻ
Chụp X-quang phổi: Đánh giá tổn thương viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi có dấu hiệu viêm phổi hay viêm phế quản không.
Điều trị tình trạng nhiễm RSV ở trẻ
Hiện nay, không có thuốc đặc trị tình trạng nhiễm RSV ở trẻ. Điều trị chủ yếu tập trung vào việc giảm nhẹ các triệu chứng và hỗ trợ hô hấp, cụ thể như sau:
- Bù dịch cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước/sữa nhiều hơn để bổ sung phần nước và điện giải đã mất đồng thời giúp làm loãng dịch đờm và làm dịu cơn ho của trẻ. Nếu trẻ không uống được, bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch;
- Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp trẻ bị sốt cao;
- Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên dụng;
- Sử dụng máy tạo độ ẩm có thể giúp làm dịu đường hô hấp, giúp trẻ thở dễ dàng hơn;
- Cho trẻ bú và ăn uống đầy đủ. Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng theo lứa tuổi qua các bữa ăn hàng ngày;
- Điều trị biến chứng nếu có như viêm phổi, viêm phế quản…;
- Nếu tình trạng nặng, bác sĩ có thể chỉ định thở oxy qua ống mũi, CPAP hoặc thở máy.
3. Phòng ngừa nhiễm virus RSV cho trẻ
Hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa tình trạng nhiễm RSV ở trẻ. Do đó, cha mẹ có thể giúp trẻ phòng ngừa khả năng nhiễm bệnh một cách hiệu quả thông qua việc áp dụng lối sống lành mạnh, khoa học, cụ thể như sau:
- Vệ sinh tay sạch sẽ: Sử dụng xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn chuyên dụng để vệ sinh tay sạch sẽ cho trẻ và cả người chăm sóc trẻ, lưu ý các thời điểm trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hắt hơi hoặc xì mũi;
- Che miệng khi ho và hắt hơi: Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi là việc cần làm đối với trẻ cũng như những người xung quanh sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan;
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh: Tránh để trẻ tiếp xúc với những người đang bị cảm lạnh, sốt hoặc có triệu chứng giống cúm. Nếu phải ra ngoài, hãy đảm bảo trẻ đeo khẩu trang chống khuẩn để bảo vệ sức khỏe của trẻ;
- Vệ sinh không gian sống: Thường xuyên lau dọn, khử khuẩn nhà cửa, khu vực vui chơi và các đồ chơi của trẻ để giảm thiểu vi khuẩn tồn tại trong môi trường xung quanh;
Đảm bảo không gian sống của trẻ được vệ sinh sạch sẽ
- Không chia sẻ đồ dùng cá nhân: Hạn chế cho trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, cốc nước, đồ chơi với người khác để tránh nguy cơ lây lan virus;
- Tránh khói bụi và ô nhiễm: Đặc biệt là khói thuốc lá, vì khói bụi có thể làm tổn thương hệ hô hấp và tăng nguy cơ nhiễm virus của trẻ;
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và có sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Hy vọng những thông tin về tình trạng nhiễm RSV ở trẻ được trình bày trên đây hy vọng giúp cha mẹ có thêm kiến thức Y khoa hữu ích trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của trẻ. Nếu cha mẹ có thêm thông tin cần giải đáp hoặc nhu cầu kiểm tra sức khỏe cho trẻ, hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!