Các tin tức tại MEDlatec
Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 27/05/2022 | Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết đi tiểu buốt có mủ ở nam giới
- 18/10/2022 | Bé không đi tiểu được phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả
1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ là gì?
Có khoảng 5 - 8% bé gái và 1 - 2% bé trai bị nhiễm trùng đường tiểu khi lên 5 tuổi. Căn bệnh này được xếp thứ 3 sau n hiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa. Điều này cho thấy mức độ thường xuyên và phổ biến của nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra đối với trẻ em. Vậy nhiễm trùng đường tiểu là gì và nguyên nhân do đâu?
Nhiễm trùng đường tiểu là gì?
Nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây bệnh ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu bao gồm:
-
Thận: Cơ quan nhận nhiệm vụ lọc các chất cặn bã, chất thải, nước thừa khỏi máu để tạo thành nước tiểu.
-
Niệu quản: Cơ quan dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang.
-
Bàng quang: Nơi lưu trữ nước tiểu sau khi thận đã lọc.
-
Niệu đạo: Đường dẫn nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể từ bàng quang.
Thông thường, bé gái có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiểu hơn bé trai do niệu đạo ngắn, vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng xâm nhập bên trong đi vào âm đạo và niệu đạo.
Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ là căn bệnh dễ dàng mắc phải mà cha mẹ cần chú ý
Nguyên nhân
Vi khuẩn E.coli là tác nhân chính (chiếm khoảng 80%) gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác bao gồm:
-
Vi khuẩn khác E.coli: Klebsiella, Proteus, liên cầu nhóm B,...
-
Virus: Adenovirus, Enterovirus, Coxsackievirus,...
-
Nấm: Candida.
Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiểu còn có thể lây truyền qua đường máu, tiếp xúc với cơ quan kế cận hoặc nhiễm trùng ngược dòng. Một số yếu tố nguy cơ có thể gây nhiễm trùng đường tiểu cho trẻ mà các bậc phụ huynh cần chú ý là:
-
Một số vấn thường đường tiết niệu như trào ngược bàng quang - niệu đạo, hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, thận ứ nước hoặc tắc nghẽn, sỏi thận.
-
Trẻ bị táo bón, tiêu chảy không tự chủ,...
-
Giun sán hoặc vấn đề vệ sinh kém, xà phòng không hợp,...
-
Tật dính môi lớn ở bé gái hoặc hẹp bao quy đầu đối với bé trai.
Các loại vi trùng là tác nhân chủ yếu dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ
2. Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ
Thông thường, biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu ở bé lớn sẽ dễ nhận biết hơn triệu chứng rõ ràng, bé có thể tự nói với cha mẹ về những khó chịu đang gặp phải. Những trẻ quá nhỏ sẽ có triệu chứng tổng quát và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu là:
-
Trẻ sơ sinh thường quấy khóc, bỏ bú hoặc sốt cao, đi phân lỏng, vàng da,...
-
Trẻ lớn sẽ có thể than đau vùng bụng dưới đi kèm những cơn sốt.
-
Trẻ bị đau rát mỗi khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục hoặc có máu.
-
Một số trẻ có tình trạng buồn nôn, nôn mửa hay tiêu chảy.
-
Trẻ mệt mỏi, chán ăn, ăn ít, tăng cân chậm.
-
Nếu bé cơ biểu hiện sốt, ớn lạnh kèm các cơn đau vùng hông thì có thể là triệu chứng viêm bể thận hoặc viêm thận.
Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu nếu không được phát hiện và điều trị sớm có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu toàn thân hoặc tổn thương thận, hoại tử ống thận, nhu mô thận, thận ứ mủ, sẹo thận dẫn đến suy thận mạn tính,...
Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu có thể khác nhau tùy vào từng trường hợp
3. Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ
Để tránh những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thì ngay khi có biểu hiện bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán
Sau khi thăm khám lâm sàng cho trẻ, các bác sĩ có thể cho chỉ định bé thực hiện các kiểm tra sau:
-
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để kiểm tra các dấu vết của vi khuẩn hay tình trạng nhiễm trùng.
-
Nuôi cấy vi khuẩn phòng thí nghiệm có thể để áp dụng để xác định loại vi khuẩn gây bệnh để sử dụng kháng sinh thích hợp.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bé thực hiện xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X - quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ trong những trường hợp cần thiết.
Điều trị
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng nhẹ, tình trạng bệnh lý và sức khỏe của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
-
Đa số các trường hợp trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu sẽ được điều trị với kháng sinh bằng đường uống tại nhà dưới sự quan sát và theo dõi của cha mẹ.
-
Những trường hợp nặng, bác sĩ cho nhập viện theo dõi và truyền dịch hoặc kháng sinh qua đường tĩnh mạch.
Dù là điều trị tại nhà hay nội trú thì các bậc cha mẹ cũng cần chú ý tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Dùng kháng sinh đúng liều lượng và thời gian, tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều, bỏ dở toa thuốc hoặc kéo dài thêm thời gian uống. Trong những trường hợp trẻ có biểu hiện nghiêm trọng hơn cần báo ngay với nhân viên y tế hoặc bác sĩ để kịp thời xử lý.
Các bậc phụ huynh cần tuân thủ theo những hướng dẫn điều trị của bác sĩ
Đồng thời, cần chú ý đến vấn đề vệ sinh đường tiểu, dạy bé cách đi vệ sinh đúng cách. Nhắc nhở trẻ uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, tăng cường chất xơ và vitamin, có thể cho trẻ uống các loại nước ép rau, củ, quả nguyên chất,..
Nếu bạn cần một địa chỉ an toàn để tư vấn và điều trị khi xảy ra trường hợp nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ thì có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn, MEDLATEC đảm bảo sẽ đưa ra phương án tốt nhất giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.
Để được tư vấn và hỗ trợ nhiều hơn các bệnh lý ở trẻ, quý khách hàng có thể liên hệ số hotline: 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bất cứ khi nào.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!