Các tin tức tại MEDlatec

Nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được và cách tập há miệng sau nhổ răng

Ngày 01/10/2023

Từ khóa: nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được

Nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được và cách tập há miệng sau nhổ răng

Chắc hẳn tình trạng đau nhức, sưng tấy và khó hoạt động phần cơ hàm sau nhổ răng khôn đã không còn xa lạ. Điều này khiến không ít người băn khoăn, lo lắng trước và sau khi nhổ răng. Vậy nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được và có những bài tập há miệng nào sau khi nhổ răng?

1. Không há được miệng sau khi nhổ răng khôn là tình trạng thường gặp

Không há miệng được sau khi nhổ răng khôn hay còn gọi là hiện tượng cứng hàm tạm thời. Đây là phản ứng tự nhiên và thường xuất hiện sau khi nhổ răng khôn. Bởi vì khi nhổ răng, phần nướu và hàm chịu tác động dẫn đến tình trạng sưng nướu, đau hàm kèm theo không há miệng được.

Không há được miệng sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện thường thấy

Mặc dù đây là tình trạng phổ biến, tuy nhiên, việc không há miệng được sau nhổ răng khôn có thể là dấu hiệu của biến chứng viêm, nhiễm trùng vết thương. Nếu tình trạng này kèm theo sưng, đau nhức dữ dội, không có dấu hiệu thuyên giảm sau thời gian nghỉ ngơi thì người bệnh nên tái khám để được bác sĩ kiểm tra và điều trị sớm nhất.

2. Nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được?

Thông thường, sau khi nhổ răng khôn, do vết thương còn mới và đang sưng to kèm đau nhức nên sẽ không thể há miệng được ngay. Thời gian hồi phục khoảng từ 2 - 3 ngày, bạn sẽ có thể há miệng nhẹ nhàng.

Thực tế, khoảng thời gian để nướu hồi phục tuỳ vào cơ địa và tình trạng vùng răng sau nhổ, nên một số trường hợp sẽ cần nhiều thời gian hơn, có thể đến 7 ngày  mới có thể tập há miệng. Người sau nhổ răng khôn lưu ý chỉ nên há miệng khi tình trạng đau nướu, sưng đã giảm để tránh tác động lên vết thương, làm thời gian phục hồi lâu hơn.

Nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được là câu hỏi của nhiều người

3. Tầm quan trọng của việc tập há miệng sau khi nhổ răng khôn

Đối với người bình thường, cơ và hàm luôn cần vận động để phục vụ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, nếu các khớp hàm, cơ lâu ngày không di chuyển sẽ dễ gây tình trạng đơ hàm và mất nhiều thời gian để hồi phục. Đồng thời, tập há miệng sớm sau khi nhổ răng khôn cũng giúp khớp hàm linh hoạt hơn, làm quen với việc mất đi răng khôn và giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Việc thực hiện các bài tập há miệng chỉ nên áp dụng khi tình trạng đau nhức, sưng viêm đã thuyên giảm, sau 2 - 3 ngày từ thời điểm nhổ răng. Khi tập luyện nên thực hiện ở mức độ nhẹ nhàng và tăng dần sau mỗi ngày để tránh tác động đột ngột có thể tăng tổn thương lên khu vực nướu, hàm của răng sau nhổ.

4. Tập há miệng sau khi nhổ răng khôn như thế nào?

Tập há miệng là một phần không thể thiếu để quá trình hồi phục sau nhổ răng khôn hiệu quả. Một số bài tập khá hiệu quả như:

4.1. Bài tập 1: Tập cử động mở miệng

Bài tập cử động mở miệng với các thao tác nhẹ nhàng phù hợp với giai đoạn mới hồi phục sau nhổ răng giúp vùng cơ và hàm làm quen với việc vận động. Đây cũng là phương pháp giúp giảm sưng viêm và hồi phục hiệu quả hơn.

4.2. Bài tập 2. Tập di chuyển xương hàm

Ngoài bài tập mở miệng thì việc luyện tập di chuyển hàm cũng là cách để thư giãn khớp hàm, giúp chúng hoạt động linh hoạt trở lại sau thời gian không thể mở miệng. Đây cũng là bài tập đơn giản có thể thực hiện khi tình trạng sưng, đau thuyên giảm.

Dùng ngón cái giữ quai hàm và di chuyển hàm nhẹ nhàng sang trái phải

● Bước 1: Nên lựa chọn tư thế ngồi hoặc đứng và thả lỏng cơ thể đặc biệt phần cơ vùng mặt.

● Bước 2: Dùng 2 ngón tay cái đặt nhẹ nhàng tại bên ngoài ở vị trí 2 bên quai hàm.

● Bước 3: Dùng lực nhẹ di chuyển chậm rãi quai hàm từ trái sang phải và ngược lại. Khi di chuyển quai hàm nên cố định ngón cái để tránh trường hợp quai hàm bị tổn thương. Trong quá trình di chuyển nếu cảm thấy đau nên dừng lại tại vị trí đang di chuyển và chờ vài giây trước khi di chuyển hàm về vị trí ban đầu.

Đối với bài tập này nên thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày với mức độ phù hợp với tình trạng hiện tại và lưu ý không nên thực hiện khi cảm thấy đau hoặc khó chịu.

4.3. Bài tập 3. Mewing

Mặc dù bài tập mewing vận động lưỡi là chủ yếu nhưng đây là bài tập được nha sĩ khuyên thực hiện dành cho người sau nhổ răng khôn. Bởi vì bài tập tư thế lưỡi giúp vận động, thư giãn phần cơ hàm hiệu quả. Để tập vận động mewing chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản như sau:

Bài tập mewing giúp thư giãn phần cơ hàm

● Bước 1: Đưa lưỡi theo sát bề mặt trên vòm miệng và môi khép lại.

● Bước 2: Giữ nguyên vị trí trong vòng 20 - 30 giây cùng lúc đó thực hiện thỏ ra bằng miệng. Khi thở ra, tại vùng cơ hàm sẽ cảm nhận sự di chuyển nhẹ nhàng.

● Bước 3: Lặp lại động tác ít nhất 5 lần trong mỗi lần luyện tập và thực hiện bài tập từ 2 - 3 lần mỗi ngày.

4.4. Bài tập 4. Chuyển động hàm theo hướng vòng tròn

Ngoài bài tập cử động hàm theo hướng trái phải thì bài tập di chuyển hàm theo hướng vòng tròn là thao tác tập luyện không thể thiếu khi hồi phục sau nhổ răng khôn.

Từ khoá: nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.