Các tin tức tại MEDlatec

Những cách chữa nấc cụt nhanh chóng, hiệu quả không phải ai cũng biết

Ngày 01/07/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần bị nấc cụt. Thực ra nó vô hại và có thể tự hết sau vài giây hoặc vài phút, nhưng lại gây ra những phiền toái nhất định. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số mẹo đơn giản, hiệu quả, giúp chữa nấc cụt trong tíc tắc.

1. Thế nào là nấc cụt?

nấc cụt là biểu hiện khá phổ biến mà hầu như ai cũng mắc phải. Nó có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ em cho đến người lớn. Nấc cụt xảy ra là do cơ hoành nằm giữa lưng và bụng bị co thắt ngoài ý muốn. Khi cơ hoành bị co thắt khiến cho dây thanh âm bị đóng lại, lúc này sẽ tạo ra âm thanh đặc trưng mà chúng ta vẫn thường nghe thấy khi nấc.

Thông thường nấc chỉ diễn ra trong khoảng vài phút ngắn ngủi, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp đặc biệt xảy ra trong nhiều giờ.

Một số điều thú vị về nấc cụt có thể bạn chưa biết như:

  • Biểu hiện này thường xuất hiện vào buổi tối.

  • Đối với phụ nữ nó sẽ thường xảy ra trước khi hành kinh.

  • Khi nấc chỉ ảnh hưởng tới một nửa cơ hoành và thường là ở bên trái.

Nhìn chung biểu hiện này không gây hại đến sức khỏe nhưng nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu. Đặc biệt khi đang nói chuyện hoặc ăn uống mà bị nấc sẽ khiến bạn dễ bực mình.

2. Những cách chữa nấc cụt hiệu quả tại nhà

Nếu bạn cảm thấy không thoải mái vì thường xuyên gặp phải những cơn nấc “vô duyên” đến bất chợt thì hãy tham khảo ngay những cách chữa nấc chúng tôi chia sẻ dưới đây:

Sử dụng đường

Nuốt 1 thìa đường để chữa nấc là mẹo dân gian được nhiều bà mẹ thực hiện cho con em mình mỗi khi bị nấc. Bởi vì trong đường có vị ngọt, khi nuốt vào miệng sẽ kích thích vào niêm mạc họng thực quản, từ đó khiến cơ thể sinh ra phản xạ. Cơ hoành sẽ không còn co thắt, không tạo ra âm thành nữa và cơn nấc cũng hết.

Sử dụng đường là cách chữa nấc hiệu quả tại nhà

Sử dụng túi giấy

Sử dụng túi giấy chữa nấc giúp làm tăng lượng khí CO2 trong máu. Khi đó cơ hoành bị tạo áp lực bắt buộc phải co bóp mạnh và kéo dài hơn để lấy oxy cho phổi.

Bạn lấy một chiếc túi giấy sạch và túm chặt đầu túi quanh miệng, sau đó hít thở thật sâu và chậm rãi. Lưu ý là nếu cảm thấy chóng mặt và khó thở hãy dừng lại ngay nhé.

Uống nước

Uống nước cũng là cách chữa nấc cụt hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Cách làm này cũng rất đơn giản, bạn hãy ngậm một ngụm nước trong miệng, cúi người xuống rồi nuốt ngụm nước vào cổ họng theo chiều từ dưới lên. Hãy thực hiện liên tục nhiều lần như vậy để ngăn chặn cơn nấc. Bên cạnh đó súc miệng với nước nhiều lần cũng đem lại hiệu quả chữa nấc.

Uống nước chữa nấc là cách không phải ai cũng biết

Hít thở sâu

Đây là cách làm đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Bạn chỉ cần hít một hơi thật sâu rồi giữ càng lâu càng tốt. Thực hiện hít thở sâu giúp cơ hoành căng ra. Khi tình trạng cơ hoành hết bị co, trở lại ổn định thì cơn nấc cũng sẽ tự biến mất.

Để thực hiện cách này bạn hãy hít vào một hơi thật sâu và giữ hơi trong khoảng 10 giây. Lần thứ 2 tiếp tục hít vào và giữ nó trong vòng 5 giây, không thở hơi cũ ra. Lần thứ 3 cũng tiếp tục hít vào và giữ 5 giây rồi thở ra từ từ.

Uống mật ong

Khi bị nấc bạn hãy uống một ly nước mật ong. Mật ong có tác dụng kích thích các dây thần kinh phế vị truyền thẳng từ não xuống tới dạ dày. Theo nghiên cứu chứng minh, làm cách này khoảng vài lần sẽ đem lại hiệu quả.

Để thực hiện bạn lấy một muỗng cà phê mật ong pha với nước ấm rồi khuấy đều lên và uống từ từ. Ngoài chữa nấc mật ong còn có tác dụng chống nhiễm trùng và làm dịu cơn ho.

Mật ong pha với nước ấm giúp kích thích các dây thần kinh phế vị truyền thẳng từ não xuống tới dạ dày

Lè lưỡi hết cỡ

Khi lè lưỡi hết cỡ sẽ kích thích các dây thần kinh phế vị, khiến các dây thần kinh âm thanh giãn nở và làm giảm các cơn co thắt ở cơ hoành gây ra nấc cụt.

Để thực hiện cách này bạn hãy chú ý làm khi không có ai nhìn hoặc đi đến một vị trí không người. Bạn có thể lè lưỡi hết cỡ và giữ trong khoảng 5 giây, sau đó tiếp tục lặp đi lặp lại khoảng 5 đến 6 lần để cho cơn nấc biến mất.

Bịt cả hai tai

Bạn có thể áp dụng cách bịt cả hai tai của mình lại để chữa nấc cụt. Lấy hai ngón tay bịt vào hai bên tai, lưu ý làm nhẹ nhàng, khi đó các nhánh của dây thần kinh phế vị được mở rộng. Lúc này ngón tay khiến chúng được kích thích và làm ngừng cơn nấc nhanh chóng.

Để thực hiện bạn lấy hai ngón tay bịt hai tai và giữ yên trong khoảng thời gian là 5 phút. Sau đó lấy ngón tay đẩy thật nhẹ nhàng vào trong tai, tránh đẩy quá sâu vào bên trong làm tổn hại đến tai của bạn.

Sử dụng đá

Đá cũng có thể sử dụng để chữa nấc hiệu quả. Bạn có thể đưa cục đá vào trong miệng để ngậm hoặc chà viên đá một cách nhẹ nhàng lên mặt. Nếu quá lạnh không thể cầm được hãy lấy miếng vải mỏng để bỏ đá vào rồi chà nhẹ lên mặt. Bạn có thể tự làm hoặc nhờ người khác chà đá lên mặt đều được.

Đá lạnh có khả năng làm dịu các dây thần kinh đang bị kích thích, vì vậy giúp cho cơn nấc cụt kết thúc nhanh hơn so với bình thường.

Chà nhẹ nhàng đá lạnh lên mặt giúp làm dịu các dây thần kinh bị kích thích

Tự làm mình cảm thấy sợ hãi

Cách chữa nấc cụt này nghe có vẻ hơi buồn cười và khó tin nhưng thực tế lại rất hiệu quả. Bởi vì phản ứng sợ hãi sẽ khiến các dây thần kinh gây nấc được kích thích. Nhiều người đã thực hiện cách này và khỏi nấc, vì thế nếu những cách trên không có tác dụng bạn có thể thử cách này.

Vậy làm thế nào để cảm thấy sợ hãi? Bạn có thể xem một bộ phim kinh dị và xem cho đến khi hết cơn nấc, lúc đó cảm giác của bạn là sợ hãi chứ không còn cơn nấc nữa.

Với những chia sẻ cách chữa nấc cụt trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với MEDLATEC theo số điện thoại hotline 1900 56 56 56 để nhận sự tư vấn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.