Các tin tức tại MEDlatec
Những cách điều trị dứt điểm nấm móng tay an toàn, hiệu quả
- 28/05/2021 | Các loại nấm da đầu và những triệu chứng bệnh thường gặp
- 17/08/2021 | Cách điều trị dứt điểm nấm hắc lào hiệu quả
- 08/07/2021 | Triệu chứng nhận biết sớm và điều trị nấm đầu vú ở phụ nữ cho con bú
1. Tìm hiểu về bệnh nấm móng tay
Trước khi đến với cách điều trị dứt điểm nấm móng tay thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về căn bệnh này.
Nấm móng tay là bệnh lý nhiều người mắc phải và không ngoại trừ ai. Đặc biệt người lớn tuổi thường có nguy cơ cao bị nấm móng hơn so với người trẻ.
Nấm móng tay tuy không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nó gây mất thẩm mỹ
Nguyên nhân gây bệnh móng tay là do các loại vi nấm gây ra, trong đó phổ biến nhất đó là nấm sợi tơ có tên Dermatophytes và Candida gây ra.
Loại nấm Dermatophytes này không gây viêm quanh móng mà nó sẽ tấn công từ bên ngoài. Còn loại nấm Candida sẽ gây viêm quanh móng và tổn thương vùng móng đi ra.
Khi mới bị, người bệnh chỉ xuất hiện nấm ở 1, 2 ngón tay. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, vi nấm sẽ lây lan rộng hơn ra khắp các ngón khác, bàn tay, thậm chí xuống cả ngón chân người bệnh. Nặng hơn nữa người bệnh sẽ bị viêm móng, gây sưng và đau đớn, tổn thương nặng.
Biểu hiện ban đầu của bệnh là các đốm vàng và trắng ở đầu móng tay. Sau một thời gian bệnh phát triển, bề mặt của móng sẽ trở nên xù xì, rất dễ mủn và tổn thương.
Bệnh nấm móng tay có thể lan truyền nếu bạn vô tình sử dụng chung giày dép, khăn mặt, tất,... của người bị bệnh. Ngoài ra còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: người thường xuyên bị đổ mồ hôi tay, người làm trong môi trường ẩm ướt, người mắc bệnh vẩy nến, nấm chân,...
2. Các cách điều trị dứt điểm nấm móng tay
Làm sao để điều trị dứt điểm nấm móng tay là câu hỏi được không ít người quan tâm. Nếu bạn cũng đang đau đầu tìm cách điều trị căn bệnh này thì hãy tham khảo ngay những cách mà MEDLATEC gợi ý ngay sau đây.
Điều trị nấm móng tay bằng phương pháp tây y
Điều trị dứt điểm nấm móng tay bằng phương pháp tây y, bạn có thể sử dụng thuốc dạng uống, bôi hoặc phẫu thuật.
-
Điều trị bằng thuốc dạng uống là lựa chọn được ưu tiên và cũng khá phổ biến. Các loại thuốc điều trị nấm móng tay đường uống như Terbinafine hoặc Itraconazole.
-
Điều trị bằng thuốc dạng bôi người bệnh có thể sử dụng giống như kem dưỡng móng tay. Tuy nhiên trước khi bôi, bạn nên dùng thuốc để làm mỏng móng giúp thuốc phát huy công dụng tốt hơn.
-
Điều trị nấm bằng phương pháp phẫu thuật nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị với cả đường uống và bôi. Thủ thuật này sẽ loại bỏ móng rồi bôi thuốc chống nấm vào vị trí móng tay bị nhiễm trùng, vì vậy sẽ điều trị hiệu quả hơn. Đối với phần móng cắt bỏ sẽ mọc lại sau một thời gian.
Điều trị nấm móng tay bằng dạng thuốc uống là phổ biến nhất
Điều trị nấm móng tay bằng phương pháp dân gian
Nếu bạn bị nhẹ thì có thể điều trị dứt điểm nấm móng tay ngay tại nhà bằng những cách sau:
- Điều trị bằng tỏi
Tỏi được biết đến với rất nhiều công dụng trong lĩnh vực y học. Tuy nhiên sử dụng tỏi để điều trị dứt điểm nấm móng tay là phương pháp không phải ai cũng biết.
Trong tỏi có chứa thành phần giúp kháng lại vi khuẩn nấm, vì vậy rất tốt để điều trị nấm móng tay.
Cách làm: Bạn giã một vài tép tỏi sau đó bôi và xát lên vùng móng bị nấm, để khoảng nửa tiếng rồi rửa lại với nước. Kiên trì thực hiện sau một thời gian bạn sẽ thấy tình trạng nấm móng được cải thiện.
Sử dụng tỏi giúp điều trị dứt điểm nấm móng tay
- Điều trị bằng lá trầu không
Cũng giống tỏi, bên trong lá trầu không cũng có chứa thành phần kháng khuẩn vì vậy rất tốt trong điều trị nấm móng. Chất kháng khuẩn có trong lá trầu không giúp vùng móng bị nấm trở nên sạch sẽ hơn, từ đó cải thiện tình trạng nấm móng.
Cách làm: Sử dụng lá trầu không để điều trị dứt điểm nấm móng tay rất đơn giản. Bạn chỉ cần đem lá trầu không giã nát, sau đó đem nấu với nước và cho thêm ít muối. Đợi nước sôi và để nguội bớt, sau đó ngâm tay vào và nhẹ nhàng chà xát vùng nấm. Thực hiện đều đặn sẽ thấy vùng móng tay bị nấm có chuyển biến tốt.
- Điều trị bằng dầu dừa
Dầu dừa có chứa Linoleic acid cũng có khả năng chống viêm, ngoài ra còn giúp cải thiện chất sừng ở móng. Sử dụng dầu dừa thường xuyên giúp móng mọc nhanh và cứng hơn.
Cách làm: Bạn rửa sạch vùng móng bị nấm, sau đó lau lại bằng khăn khô. Tiếp đến bôi dầu dừa lên vùng móng tay bị nấm, xoa bóp nhẹ nhàng để dầu dừa thấm vào da.
- Điều trị bằng cây sả
Xả cũng chứa tinh chất trị nấm móng hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy vài củ sả đem rửa sạch, đập dập và cho nước vào đun sôi khoảng 5 - 7 phút. Đợi nước nguội bớt rồi đem ngâm tay bị nấm.
Nếu không có thời gian, bạn có thể sử dụng tinh dầu xả để bôi nên vùng móng bị nấm cũng đem lại hiệu quả.
Đem xả nấu với nước rồi ngâm tay rất tốt trong điều trị nấm móng
3. Cách phòng tránh nấm móng tay
-
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy để tránh mắc phải căn bệnh này bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:
-
Không dùng chung giày dép, tất tay với những người bị bệnh.
-
Thường xuyên thay đổi giày dép để hạn chế mắc bệnh.
-
Lựa chọn giày dép được làm từ vật liệu như vải, lưới, da,... giúp chân tay thông thoáng.
-
Móng tay nên cắt ngắn hơn đầu ngón tay và giữ vệ sinh dụng cụ sạch sẽ.
-
Khi làm việc nên sử dụng bao tay để hạn chế ẩm ướt tay.
-
Không nên rửa tay quá nhiều, chỉ nên rửa khi thực sự cần thiết.
-
Không tự ý sử dụng thuốc uống hoặc bôi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Nấm móng gây mất thẩm mỹ cho đôi tay của người bệnh. Dù không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện sớm, để tình trạng bệnh nặng sẽ khiến việc chữa trị khó khăn và tốn kém. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của MEDLATEC đã giúp bạn biết cách điều trị dứt điểm nấm móng tay. Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại nhấc máy gọi ngay tới số hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!