Các tin tức tại MEDlatec
Những điều bạn nhất định phải biết về xét nghiệm PCR lao
- 12/12/2019 | Xét nghiệm bệnh lao ở đâu cho kết quả chính xác nhất?
- 31/10/2019 | Xét nghiệm Quantiferon dương tính có mắc bệnh lao?
- 29/10/2019 | Những ai nên thực hiện xét nghiệm lao và ý nghĩa của xét nghiệm
1. Tổng quan về tình trạng bệnh lao tại Việt Nam
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, theo số liệu năm 2017, nước ta có 124.000 ca mắc lao mới. Năm 2017, số người chết do căn bệnh này ở Việt Nam là 12.000 người. Con số này còn cao hơn rất nhiều so với số ca tử vong do tai nạn giao thông gây ra.
Nhờ việc đầu tư và phát triển các kỹ thuật phát hiện, cũng như chẩn đoán và điều trị hiệu quả cao nên số lượng người mắc bệnh lao giảm và người được điều trị bệnh hiệu quả ngày càng tăng. Việt Nam hiện còn là quốc gia mở đường cho mô hình triển khai chiến lược chấm dứt bệnh lao trên toàn thế giới.
Việt Nam đang cố gắng hoàn thành mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Tuy nhiên, hiện nay, nước ta vẫn nằm trong nhóm 30 quốc gia phải chịu gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới. Trong đó, khoảng 70% trường hợp bệnh nhân mắc bệnh đang trong độ tuổi lao động. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của mỗi cá nhân người bệnh, gia đình có người mắc bệnh và kinh tế của cả đất nước nói chung.
Đặc biệt, cần đẩy mạnh PCR lao - phương pháp phát hiện bệnh sớm để có thể điều trị bệnh kịp thời, tăng chất lượng sống của người bệnh và cũng là giảm bớt gánh nặng chi phí điều trị bệnh.
2. Một số triệu chứng của bệnh lao
Bệnh lao do khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh có nhiều triệu chứng đa dạng, nhưng một số triệu chứng dưới đây là phổ biến nhất:
-
Ho khan, ho có đờm, thậm chí là ho ra máu, tình trạng ho kéo dài, có thể hơn 3 tuần.
-
Đau ngực và cảm giác khó thở rõ rệt.
-
Thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi.
-
Hay đổ mồ hôi trộm về đêm.
-
Sốt nhẹ.
-
Chán ăn và giảm cân nhanh.
Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh sớm.
Lưu ý: Bệnh lao là bệnh có thể lây nhiễm, đặc biệt là lao phổi. Nếu người bệnh phát tán khuẩn bệnh vào không khí thì nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác là rất cao. Khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, thậm chí là nói chuyện thì khuẩn bệnh ngay lập tức sẽ được đưa ra ngoài không khí và chỉ cần hít phải một vài mầm bệnh nhỏ li ti, người bình thường cũng có thể lây nhiễm bệnh.
3. Phương pháp PCR Lao là gì?
Trước đây, quy trình chẩn đoán bệnh lao khá cầu kỳ. Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ phải nhuộm bệnh phẩm bằng kỹ thuật vi trùng học, sau đó soi dưới kính hiển vi. Ngoài ra, kỹ thuật test TB nội bì cũng được áp dụng để xác định vi khuẩn chủng lao có đang xuất hiện trong cơ thể hay không.
Sau đó, một số phương pháp khác như: chụp X-quang, xét nghiệm dịch đờm, hoặc nội soi tiểu phế quản,... cũng được áp dụng để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, những phương pháp thông thường này được cho là còn nhiều hạn chế, kết quả không có độ chính xác cao và mất khá nhiều thời gian.
Cho đến nay, kỹ thuật PCR lao được cho là phương pháp chẩn đoán bệnh lao hiệu quả nhất. PCR là viết tắt của Polymerase Chain Reaction, được hiểu là cách khuếch đại nhanh chóng nhiều bản sao của các đoạn DNA và không qua tạo dòng. Đây là kỹ thuật có thể áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực, một trong số đó là phát hiện vi khuẩn lao.
3.1. Ưu điểm của phương pháp PCR Lao
-
Độ nhạy cao và chỉ mất 24 đến 48 giờ để xác định kết quả.
-
Thực hiện cùng với nhiều loại bệnh phẩm khác nhau bao gồm dịch não tủy, dịch phế quản, đờm, dịch màng phổi,...
-
Phát hiện được khuẩn bệnh dù ở nồng độ rất thấp.
3.2. Nhược điểm của phương pháp PCR Lao
-
Đòi hỏi trang thiết bị chuyên nghiệp, hiện đại, rất tốn kém.
-
Phải được thực hiện trong quy trình nghiêm ngặt.
-
Cần phải có nhân sự chuyên môn cao và hệ thống máy hiện đại mới có thể thực hiện được, vì thế rất ít đơn vị có thể thực hiện phương pháp PCR Lao.
-
Kết quả thu được cần phải kết hợp với kết quả chụp X-quang và khám lâm sàng để tư vấn chính xác nhất cho bệnh nhân.
-
Việc bảo quản bệnh phẩm rất quan trọng, chỉ cần một sai sót nhỏ có thể gây sự ức chế PCR, đồng thời gây phản ứng ngược và không tìm ra bệnh.
3.3. Cách lấy mẫu bệnh phẩm
Từ khâu lấy mẫu bệnh phẩm đến khâu vận chuyển đều phải đảm bảo đúng quy trình mới có thể có được kết quả chính xác nhất. Dưới đây là cách thức lấy mẫu bệnh phẩm chuẩn:
-
Người bệnh ngưng dùng kháng sinh trước 3 ngày mới có thể tiến hành xét nghiệm.
-
Nên lấy đờm (mẫu bệnh phẩm) vào buổi sáng.
-
Trước khi lấy đờm, người bệnh cần phải súc miệng sạch bằng nước lọc và hít thở đều, rồi ho mạnh để khạc đờm vào lọ xét nghiệm đã được vô trùng.
-
Ngoài dùng mẫu bệnh phẩm là đờm, phương pháp PCR lao có thể được thực hiện trên các bệnh phẩm như dịch từ phế quản hoặc dịch từ màng phổi, dịch não tủy,... Cần lưu ý, những mẫu bệnh phẩm này cũng như đờm, phải được lấy theo đúng kỹ thuật và đúng quy trình.
-
Mẫu bệnh phẩm cần được bảo quản tại nhiệt độ phòng trong khoảng 24 tiếng hoặc bảo quản trong 48 tiếng trong ngưỡng 2 đến 8 độ C. Nếu điều kiện nhiệt độ -20 độ C, có thể bảo quản trong khoảng 1 tuần.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với bề dày kinh nghiệm hơn 23 năm, luôn là địa chỉ tin cậy đối với người dân thủ đô và nhiều tỉnh thành lân cận. Bệnh viện không chỉ là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, mà còn được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, không gian khám an toan toàn và quy trình tiệt trùng nghiêm ngặt
Chính vì thế, khách hàng có thể an tâm tuyệt đối khi lựa chọn xét nghiệm PCR lao tại MEDLATEC. Chúng tôi tự tin mang đến kết quả xét nghiệm chính xác và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến với mọi khách hàng.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 1900 56 56 56 để biết thêm thông tin chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!