Các tin tức tại MEDlatec
Những điều nên biết về thuốc bổ thận âm
- 01/09/2023 | Chứng thận âm và các loại thuốc bổ thận âm được sử dụng nhiều
- 30/05/2023 | Uống gì mát gan - bổ thận thanh lọc cơ thể?
- 16/08/2024 | 10 loại thực phẩm cực bổ thận không phải ai cũng biết
1. Một số vấn đề khái quát về bệnh thận âm hư
1.1. Bệnh thận âm hư là gì?
Y học cổ truyền chia thận thành thận âm và thận dương; khi âm dương cân bằng thì mới có được sự khỏe mạnh cho cơ thể. Thận âm hư là các chứng phát sinh do âm dịch ở thận không đầy đủ, gây nên các dấu hiệu như: di tinh, suy giảm sinh lý, xuất tinh sớm, đau mỏi lưng gối, ù tai, tiểu đêm, ra nhiều mồ hôi ở lòng bàn chân bàn tay.
Theo quan điểm của y học cổ truyền thì thận gồm có thận dương và thận âm
1.2. Nguyên nhân gây bệnh thận âm hư
Có nhiều nguyên nhân gây nên thận âm hư nên xác định được chính xác nguyên nhân cho từng trường hợp mắc bệnh là cách tốt nhất để chữa trị hiệu quả. Có thể kể ra một số nguyên nhân khiến thận âm hư như:
- Tiên thiên bất túc: tổn thương tại thận lâu ngày gây suy yếu cơ thể, phát dục chậm, hiếm muộn, đau lưng mỏi gối,...
- Không có đủ âm dịch ở thận: suy yếu âm dịch trong thận gây mất cân bằng âm dương, lâu ngày khiến cho thận bị tổn thương và mắc thận âm hư. Trong trường hợp này người bệnh sẽ có các cơn đau đầu, đau nhức ở hai bên sườn.
- Phù dương bốc lên: suy yếu dương khí khiến cho hư dương bốc lên, thận âm bị tổn thương.
- Nguyên nhân khác: biến chứng của bệnh lý tại thận, di truyền, mắc một số bệnh lý ác tính,...
1.3. Tính chất nguy hiểm của bệnh thận âm hư
Thận là một cơ quan quan trọng của cơ thể nên thận âm hư sẽ sinh ra nhiều hệ lụy nguy hiểm:
Thận âm hư gây nên các cơn đau dọc hai bên sườn
- Sức khỏe giảm sút
Người bị thận âm hư sẽ có nhiều sự suy giảm sức khỏe có thể nhận thấy rõ rệt như: da sạm và đổi sắc, hơi thở có mùi hôi, cơ thể có mùi khác lạ, rụng tóc nhiều,... Ngoài ra, người bệnh cũng có thể lưu thông máu không ổn định, bị thiếu máu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi,... nên thường xuyên chóng mặt, giấc ngủ rối loạn, hay mơ khi ngủ.
Thận âm hư còn khiến cho thận bị suy yếu từ đó sinh ra chứng tiểu đêm, tiểu ra máu, tiểu rắt, nước tiểu có mùi khó chịu hoặc có mủ trong nước tiểu, chân tay sưng phù,...
Thận âm hư là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, niệu đạo bị suy giảm chức năng, chức năng sản xuất tinh dịch của tuyến tiền liệt cũng kém đi,...
- Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
Thận có mối quan hệ mật thiết với chức năng sinh lý nên thận âm hư có thể làm giảm chất lượng lọc máu cũng như khả năng điều chỉnh lượng máu đi đến các cơ quan của hệ sinh dục:
+ Nam giới: lượng máu cung cấp cho tinh hoàn không đủ nên không đủ oxy cho việc sản xuất tinh trùng. Tình trạng này kéo dài chính là nguyên nhân gây ra vô sinh.
+ Nữ giới: dương khí yếu nên rối loạn khí huyết, khí hư thay đổi, suy yếu cả khí âm và khí dương.
Thận âm hư còn là nguyên nhân khiến nam giới và nữ giới suy giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, rối loạn xuất tinh,... từ đó làm suy giảm chất lượng đời sống tình dục.
2. Thuốc bổ thận âm: tác dụng và cách dùng
2.1. Tác dụng của thuốc bổ thận âm
Thuốc bổ thận âm giúp cân bằng âm dương để cải thiện các triệu chứng bệnh lý liên quan đến thận
Thuốc bổ thận âm được sử dụng để điều trị các triệu chứng thận âm hư như:
- Suy giảm chức năng sinh lý: do thận âm hư nên xảy ra các vấn đề: rối loạn kinh nguyệt, suy giảm ham muốn tình dục, yếu sinh lý,... Dùng thuốc bổ thận âm có tác dụng tăng cường sinh lý và cải thiện các tình trạng này.
- Giảm đau lưng mỏi gối: đây là một trong các triệu chứng thận âm hư, dùng bổ thận âm có thể cải thiện tình trạng này và tăng cường chức năng của xương khớp.
- Kiểm soát tiểu đêm: tiểu đêm nhiều lần là triệu chứng dễ gặp phải khi thận âm hư. Dùng bổ thận âm giúp lượng nước trong cơ thể được cân bằng, nhờ đó mà vấn đề tiểu đêm được cải thiện, chất lượng giấc ngủ cũng được nâng cao.
- Cải thiện chức năng gan: gan và thận có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ độc tố và sản xuất chất quan trọng cho cơ thể. Thận âm hư có thể tác động đến chức năng gan, gây nên bệnh lý về gan. Vì thế, việc dùng bổ thận âm cũng giúp chức năng gan được cải thiện, nguy cơ mắc bệnh về gan do vấn đề ở thận được giảm xuống.
2.2. Một số bài thuốc bổ thận âm
Y học cổ truyền cho rằng, thận âm hư muốn được điều trị dứt điểm cần phải tìm ra đúng căn nguyên và dựa vào các biểu hiện mắc phải mà điều chỉnh vị thuốc phù hợp. Một số bài thuốc điều trị, bổ thận âm thường được áp dụng như:
- Bài thuốc dành cho người bị đau lưng do thận âm hư
Những trường hợp này thường bị đau ở chân và lưng, cơn đau tăng mức độ khi vận động và giảm khi được nằm nghỉ ngơi; người bệnh nhìn mờ, hoa mắt.
Dược liệu cho bài thuốc điều trị thận âm hư cho người bị đau lưng, đau chân gồm: 12g mỗi loại: thục địa, hoài sơn, cao quy bản, cẩu kỷ tử, lộc giác giao, thủ ty tử; 6g sơn thù, 4g ngưu tất.
Cách thực hiện: đem tất cả dược liệu trên rửa sạch, cho vào ấm cùng một lượng nước vừa đủ, đun sôi đến khi còn 1/2 lượng nước thì tắt bếp, chắt nước chia thành 3 lần uống trong ngày. Nên duy trì như vậy trong khoảng 2 - 3 tháng để cải thiện tốt nhất triệu chứng bệnh.
- Bài thuốc dành cho người bị lao do thận âm hư
Lao do thận âm hư thường có dấu hiệu phù cơ bắp, mệt mỏi, dễ cáu gắt, vui buồn thất thường,... Bài thuốc bổ thận âm này gồm các dược liệu: 160g mỗi loại: hoàng bá, tủy cột sống lợn, tri mẫu; 240g quy bản, 240g thục địa.
Cách thực hiện: tất cả dược liệu đem rửa sạch, để khô rồi tán thành bột mịn sau đó hoà mật vào và vo thành viên, mỗi viên khoảng 5g, uống 2 viên/lần, 3 lần/ngày, duy trì trong 3 tháng.
- Bài thuốc dành cho người bị bế kinh do thận âm hư
Bế kinh ban đầu sinh ra triệu chứng máu kinh ra ít, trễ kinh dần dần chuyển sang bế kinh. Bài thuốc bổ thận âm trong trường hợp này cần: 8g sơn thù, 12g cẩu kỷ tử, 26g thục địa, 8g đương quy, 12g đỗ trọng, 12g phục linh, 12g thỏ tỷ tử, 12g hoài sơn.
Cách thực hiện: các dược liệu được chuẩn bị đầy đủ đem rửa sạch, sắc cùng lượng nước phù hợp cho đến khi còn 1/2 nước thì chắt lấy nước để chia thành 3 lần uống trong ngày, nên uống sau ăn đề không ảnh hưởng đến dạ dày.
- Bài thuốc dành cho người bị choáng váng do thận âm hư
Dược liệu cần chuẩn bị gồm: 12g mỗi loại: hoài sơn, đan bì, bạch linh, cúc hoa, trạch tả; 8g sơn thì, 16g thục địa. Tất cả dược liệu đem sắc lấy nước uống thành 3 lần, nên uống vào lúc đói để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mong rằng thông tin từ bài viết trên đây sẽ giúp quý khách hàng hiểu hơn về bệnh thận âm hư và biết cách sử dụng các bài thuốc bổ thận âm y học cổ truyền. Nếu có băn khoăn nào về bệnh lý này cũng như thuốc bổ thận âm hãy liên hệ ngay tổng đài của Hệ thống Y tế MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!