Các tin tức tại MEDlatec
Những lý do cha mẹ nên tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh
- 10/06/2022 | Xét nghiệm viêm gan B bao lâu có kết quả và những lưu ý khi thực hiện
- 03/12/2020 | Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai để đảm bảo an toàn?
- 04/06/2022 | Người trưởng thành muốn phòng bệnh viêm gan B tiêm mấy mũi?
- 08/01/2020 | Có nên tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh không
1. Tại sao cần tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh?
Viêm gan B được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây suy giảm chức năng gan hay ung thư gan và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Trẻ có thể bị lây truyền viêm gan B từ mẹ
Đáng nguy hiểm hơn khi căn bệnh có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh bằng rất nhiều con đường khác nhau. Đặc biệt, viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con, khiến trẻ có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe trong tương lai.
Hơn nữa, trẻ con rất hiếu động, thường xuyên chạy nhảy, vui đùa và dễ bị vấp ngã gây trầy xước, chảy máu. Đó chính là điều kiện thuận lợi để lây truyền virus viêm gan B. Bởi vậy, việc tiêm phòng bệnh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là điều vô cùng cần thiết. Nhất là khi căn bệnh này cũng chưa có thuốc đặc trị và có thể dẫn tới những biến chứng khó lường.
Có một vấn đề khiến nhiều người tỏ ra lo ngại đó là tại sao lại cần tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu tiên từ khi bé chào đời và liệu tiêm vào thời gian này, cơ thể non nớt của trẻ có thể bị gây hại bởi vắc xin hay không?
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B càng sớm càng tốt. Nếu tiêm phòng cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh, trẻ sẽ có được hiệu quả miễn dịch tốt nhất. Hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã áp dụng tiêm cho trẻ trong khoảng 24 giờ đầu tiên sau sinh, bao gồm cả nhiều quốc gia phát triển.
Nên tiêm phòng cho trẻ vào 24 giờ đầu sau sinh
Mục đích chính của việc tiêm vắc xin trong 24 giờ ngay sau sinh là ngăn ngừa tình trạng trẻ bị lây nhiễm từ người mẹ bị viêm gan B. Nếu không phòng ngừa tình trạng này, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị lây truyền bệnh từ mẹ và các con sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe rất nguy hiểm.
Có khoảng 90% trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B phải đối mặt với nguy cơ xơ gan, ung thư gan lên tới 90% và đồng thời tỷ lệ tử vong cũng rất cao. Đó chính là lý do vì sao trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh càng sớm càng tốt. Càng tiêm muộn thì hiệu quả bảo vệ của vắc xin càng thấp. Nếu tiêm sau 7 ngày, vắc xin gần như không còn tác dụng.
Hơn nữa, những đứa trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm virus viêm gan B cần được tiêm vắc xin không những để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh từ mẹ mà còn ngăn ngừa khả năng lây nhiễm bệnh từ nhiều nguồn từ môi trường xung quanh.
2. Khi tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh, cần lưu ý những gì?
Khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau khi chào đời cần lưu ý những điều sau:
- Trẻ có thể xảy ra một số phản ứng sau tiêm, chính vì thế cần lưu ý theo dõi và chăm sóc cho trẻ. Tùy theo cơ địa, trẻ có thể xảy ra một số phản ứng sau tiêm như sau:
+ Vết tiêm tấy đỏ, gây đau có thể khiến trẻ quấy khóc.
+ Trẻ có thể bị sốt nhẹ.
Trẻ có thể gặp phải một số phản ứng phụ sau tiêm
Tuy cũng có trường hợp sốc phản vệ sau tiêm nhưng rất hiếm, chỉ với tỉ lệ 1/1 triệu ca. Do đó, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng khi cho con tiêm phòng viêm gan B ngay từ rất sớm. Hơn nữa, 24 giờ sau sinh là thời gian bé vẫn đang được chăm sóc tại các bệnh viện nên nếu xảy ra bất cứ triệu chứng bất thường nào, các bác sĩ sẽ nhanh chóng phát hiện và xử trí kịp thời.
- Trẻ cần đạt điều kiện gì mới được tiêm phòng sau 24 giờ đầu
Không phải trường hợp nào cũng có thể được tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B sau 24 giờ đầu tiên. Chỉ nên tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh khi trẻ khi đạt đủ những điều kiện dưới đây:
+ Nhịp thở của trẻ ổn định.
+ Da khỏe mạnh, hồng hào và không có dấu hiệu bất thường.
+ Trẻ bú tốt.
- Không tiêm phòng cho trẻ khi nào:
Trong trường hợp trẻ bị dị tật bẩm sinh, có biểu hiện sốt và một số bất thường thì không nên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ.
Đối với những trường hợp sinh non, nhẹ cân và quá trình sinh nở của mẹ có bất thường khiến trẻ bị ngạt nước ối,… thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi quyết định tiêm phòng cho trẻ.
Thời gian tiêm muộn nhất là 7 ngày đầu tiên sau sinh
- Những trường hợp không được tiêm vắc xin cho trẻ sau 24 giờ đầu tiên thì nên tiêm bổ sung trong vòng 7 ngày đầu tiên sau sinh. Lưu ý, nên tiêm càng sớm càng tốt.
Nếu đã quá 7 ngày đầu tiên sau sinh, trẻ vẫn chưa đủ điều kiện để tiêm thì không cần tiêm vắc xin nữa. Nên chờ đến khi trẻ đủ 2 tháng tuổi mới tiêm. Lúc này trẻ có thể tiêm 3 mũi vắc-xin ComBE Five và khoảng cách giữa các mũi tiêm là 1 tháng. Ngoài ra cũng có thể tiêm cho trẻ loại vắc xin 6 trong 1 Infanrix HEXA. Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tiêm chủng phòng ngừa viêm gan B cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Nguồn vắc-xin có kiểm định rõ ràng được bảo quản theo đúng quy định của Bộ Y tế. Các bác sĩ thực hiện tiêm chủng có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm. Khách hàng sẽ được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe sau khi tiêm, đảm bảo an toàn tiêm chủng. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ tiêm chủng của MEDLATEC.
Để được tư vấn thêm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!