Các tin tức tại MEDlatec

Những nguyên nhân gây tình trạng đau thắt lưng và cách ngăn ngừa

Ngày 24/10/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã và đang phải trải qua những cơn đau thắt lưng vô cùng khó chịu. Tình trạng này xảy ra khi bạn phải vận động mạnh hoặc đang mắc bệnh xương khớp nghiêm trọng. Chúng ta không nên chủ quan, tốt nhất hãy điều trị bệnh sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là cách giúp bạn chủ động phòng bệnh hiệu quả.

1. Tình trạng đau thắt lưng

Trên thực tế, tình trạng đau thắt lưng diễn ra khá phổ biến, không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Trong đó, thắt lưng là vùng bên dưới lồng ngực, chúng còn được biết đến với tên khác là lưng dưới.

Khi trải qua cơn đau ở vùng thắt lưng, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi bởi vì chúng diễn ra khá dữ dội. Nếu bệnh nhân không có biện pháp giảm đau, xử lý tốt, mọi sinh hoạt hàng ngày đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tình trạng đau thắt lưng diễn ra khá phổ biến

Nhìn chung, tình trạng này có thể tự cải thiện, không khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi trong một thời gian dài. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan nếu như cơn đau liên tục đeo bám. Trong trường hợp này, nếu chúng ta chưa kịp thời điều trị, bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng xấu.

Trong đó, những người ngoài 30 tuổi thường xuyên gặp phải vấn đề này, bạn nên quan tâm chăm sóc sức khỏe thật tốt. Bên cạnh đó, đặc trưng công việc cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là người phải ngồi liên tục hoặc phải vận động mạnh. Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, người thừa cân, béo phì rất dễ bị đau ở vùng thắt lưng do áp lực cơ thể khá lớn.

2. Đau thắt lưng xuất phát từ những nguyên nhân nào?

Nhìn chung, có rất nhiều lý do khiến chúng ta bị đau thắt lưng, trong đó các vấn đề liên quan tới cấu trúc lưng hoặc bệnh lý về xương khớp được coi là nguyên nhân chủ yếu.

Nguyên nhân chính gây đau thắt lưng liên quan tới cấu trúc lưng hoặc bệnh lý về xương khớp

2.1. Tổn thương đĩa đệm

Không thể phủ nhận rằng tổn thương đĩa đệm là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau nhức thắt lưng. Đây là vùng rất dễ bị tổn thương, hai bệnh lý thường gặp nhất đó là rách hoặc thoát vị. Khi tuổi của bạn càng cao, khả năng đĩa đệm gặp tổn thương càng lớn, chúng ta nên lưu ý trong khi vận động và làm việc.

Nếu đĩa đệm gặp tổn thương, cơn đau ở thắt lưng có thể kéo dài hơn 72 tiếng, chắc chắn bệnh nhân không giấu được cảm giác mệt mỏi, uể oải vì những cơn đau nhức hành hạ.

2.2. Căng cơ

Khi hoạt động quá sức, chúng ta thường gặp phải tình trạng căng cơ, các biểu hiện thường gặp đó là thắt lưng căng cứng, co thắt cơ,… Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu, bệnh nhân chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn là bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

2.3. Đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa đóng vai trò vô cùng quan trọng, chúng tham gia vào quá trình điều khiển vận động và cảm giác. Nếu như dây thần kinh này không may bị tổn thương, bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau thắt lưng dữ dội, tình trạng đau nhức còn lan xuống mông.

Dây thần kinh tọa đóng vai trò rất quan trọng

Thực sự, đau dây thần kinh tọa ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, vận động hàng ngày của bạn. Đó là lý do vì sao chúng ta không thể chủ quan trước tình trạng kể trên.

2.4. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh các bệnh lý kể trên, những thói quen sinh hoạt xấu có thể là thủ phạm khiến bạn bị đau ở vùng thắt lưng. Tốt nhất, chúng ta không nên vận động hoặc mang vác đồ quá nặng, tập thể dục quá sức hoặc ngồi sai tư thế trong một thời gian dài. Những điều này gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Thậm chí, người thừa cân hoặc chị em phụ nữ trong thời gian mang thai cũng hay gặp phải tình trạng đau thắt lưng. Lý do là vì trọng lượng cơ thể khá lớn, chúng gây áp lực khiến thắt lưng chịu nhiều tổn thương.

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh đau thắt lưng bằng cách nào?

Như đã phân tích ở trên, tình trạng này đe dọa nghiêm trọng tới vận động, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Chính vì thế, mọi người khá quan tâm tới vấn đề chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.

Bệnh nhân nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt

3.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của y học, khá nhiều phương pháp hiện đại được áp dụng để chẩn đoán, phát hiện chính xác bệnh đau thắt lưng. Trong đó, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp X-quang để tìm thấy những dấu hiệu viêm khớp, thoái hóa,…

Nếu muốn phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc các vấn đề có liên quan tới dây thần kinh, cơ thì bạn nên tiến hành chụp MRI hoặc CT. Như vậy, việc chẩn đoán sẽ chính xác và hiệu quả hơn.

3.2. Phương pháp điều trị bệnh đau thắt lưng

Tùy từng mức độ bệnh, bạn sẽ được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Đối với những bạn bị đau ở thắt lưng do căng cơ, họ chỉ cần điều trị tại nhà, sử dụng một số loại thuốc giảm đau, áp dụng chườm nóng, chườm lạnh để xoa dịu cơn đau. Bên cạnh đó, bạn hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, như vậy cơn đau không còn quá nghiêm trọng, các khớp bớt căng cứng.

Nếu như việc điều trị tại nhà không giúp tình trạng đau thắt lưng cải thiện, bạn nên đi khám và sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tiến hành vật lý trị liệu, chắc chắn cơn đau sẽ được cải thiện rõ rệt, sau khi điều trị, bạn sẽ hạn chế tối đa vấn đề tái phát bệnh đau lưng.

Trong trường hợp bệnh nhân áp dụng cả hai biện pháp trên nhưng bệnh tình không thuyên giảm các bác sĩ buộc phải yêu cầu họ phẫu thuật. Trên thực tế, tình trạng này khá hiếm khi xảy ra, vì vậy bạn không cần quá lo lắng.

4. Những yếu tố làm giảm nguy cơ đau thắt lưng

Chắc hẳn không ai trong chúng ta muốn gặp phải tình trạng đau nhức lưng, ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa bệnh hình thành? Đầu tiên, bạn nên lựa chọn đệm phù hợp, như vậy chúng ta vừa có giấc ngủ ngon, vừa đảm bảo cột sống thẳng, không bị nhức mỏi.

Khi bê vác đồ nặng, bạn nên tập trung lực ở chân thay vì lưng

Trong trường hợp phải vận động mạnh, bê vác đồ nặng, bạn hãy tập trung lực ở chân thay vì lưng. Điều này góp phần giảm nguy cơ gây tổn thương vùng thắt lưng. Ngoài ra, các bạn hãy cố gắng lựa chọn giày dép đế thấp, phẳng để bớt nguy cơ đau mỏi lưng nhé!

Như vậy, dù đau thắt lưng xuất phát từ nguyên nhân nào đi chăng nữa, chúng ta không thể chủ quan, lơ là. Tốt nhất, khi phát hiện các triệu chứng bệnh, bạn nên dành thời gian đi khám và điều trị tích cực. nếu không, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng rất nghiêm trọng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.