Các tin tức tại MEDlatec
Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị ho
- 29/09/2020 | Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và những điều cha mẹ cần biết
- 13/06/2020 | Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm để đảm bảo an toàn cho bé
1. Những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh bị ho
- Ho do cảm lạnh
Khi ho do cảm lạnh, trẻ thường xuất hiện những cơn ho khan, kèm theo tình trạng đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi nhiều. Tùy thuộc vào tình trạng bội nhiễm hay không mà trẻ còn có thể ho có đờm hay kèm theo sốt nhẹ vào buổi tối.
- Ho do viêm họng
Viêm họng cũng chính là một trong những nguyên nhân rất thường gặp khiến trẻ bị ho. Những cơn ho này thường xảy ra nhiều hơn khi trời gần sáng hoặc vào ban đêm. Cơn ho của trẻ có thể kéo dài hàng giờ và có thể kèm theo tiếng thở khò khè. Do nhiều nguyên nhân mà dẫn đến tình trạng viêm họng. Lúc này, niêm mạc hầu họng có thể bị phù nề, thậm chí gây viêm thanh quản hoặc hẹp đường thở khí trẻ khó thở.
Mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị ho, sốt, li bì
- Ho do viêm phế quản
Viêm phế quản có rất nhiều nguyên nhân gây ra như bị nhiễm virus, vi khuẩn, tình trạng dị ứng đường thở, hít phải khói, khí độc hại,… Tình trạng chung của viêm phế quản là khiến cho đường dẫn khí bị phù nề và tăng tiết đờm gây ho khan hoặc khạc đờm tùy vào từng giai đoạn của bệnh. Bệnh có thể khỏi nếu điều trị sớm và đúng cách, tuy nhiên cũng có một số trường hợp điều trị không hợp lý dẫn đến bệnh tiến triển thành viêm phổi.
Ngoài ho khò khè, trẻ còn có biểu hiện hen suyễn. Một số trường hợp có thể bị hen suyễn là trường hợp trẻ bị bệnh chàm hoặc có người thân trong gia đình từng mắc phải căn bệnh này. Biểu hiện của hen suyễn là ho và thở khò khè, khiến cha mẹ rất dễ nhầm lẫn sang những căn bệnh thông thường khác. Vì thế, cha mẹ cần theo dõi nhiều hơn nếu trẻ có tình trạng sốt nhẹ và bỏ bú, đặc biệt chú ý nếu những triệu chứng này diễn ra vào giai đoạn chuyển mùa thu đông.
Trẻ ho kèm theo sốt cao là triệu chứng nguy hiểm
- Ho do viêm phổi
Tình trạng trẻ bị ho có đờm màu xanh hay đờm màu vàng, cơ thể mệt mỏi, bỏ bú hoặc bú kém, hạ thân nhiệt hoặc sốt cao trên 37,5 độ C,… chính là một trong những triệu chứng của bệnh viêm phổi. Đây là căn bệnh nguy hiểm do virus hoặc vi khuẩn ở phổi gây ra. Nếu không được xử trí sớm có thể dẫn đến những biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
- Ho gà
Những trường hợp trẻ bị ho gà sẽ có thể xuất hiện một số biểu hiện như sau: Những cơn ho của bé xảy ra theo từng chuỗi kế tiếp nhau, ho nhanh và sau đó tiếng ho yếu dần, có lúc trẻ hít vào sâu giống như tiếng gà gáy. Sau mỗi cơn ho, trẻ thường rất mệt mỏi, có thể buồn nôn, chảy nước mắt, nước mũi, có thể xuất hiện co giật đối với những trường hợp nặng.
Cha mẹ không nên chủ quan với những dấu hiệu trên vì bệnh ho gà chính là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của trẻ.
Cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, ho và thở khò khè cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác. Vì thế, để xác định chính xác bệnh, cha mẹ cần theo dõi tình trạng con thường xuyên để có thể hiểu rõ được những vấn đề sức khỏe mà trẻ đang gặp phải.
2. Mẹ cần lưu ý những gì khi trẻ sơ sinh bị ho
- Khi trẻ sơ sinh bị ho, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau để giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn:
+ Cho con bú nhiều hơn và uống nước nhiều hơn.
+ Có thể dùng máy tạo độ ẩm để giúp làm dịu cơn ho khiến bé dễ chịu hơn.
+ Khi bé ngủ, hãy nâng cao đầu hơn cho bé.
+ Vệ sinh mũi bằng nước nhỏ mũi để giúp đường thở của trẻ thông thoáng hơn.
Nên cho bé uống nhiều nước và tăng cữ bú khi bị ho
- Những điều mẹ không nên làm khi trẻ bị ho
+ Mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi hoặc khói thuốc lá.
+ Không để trẻ bị bệnh tiếp xúc với những trẻ khỏe mạnh và không dùng chung các vật dụng chăm sóc cho trẻ.
+ Không tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Vì không sử dụng đúng cách, các loại thuốc có thể gây tác dụng phụ cho trẻ, khiến tình trạng của trẻ càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt không tự ý cho trẻ uống một số loại thuốc ho có chứa một số thành phần có thể gây ngộ độc như các loại thuốc có chứa terpin-codein, neo-codion,…
+ Không cho trẻ tiếp xúc với phấn hoa hoặc lông động vật.
+ Không để trẻ bị nhiễm lạnh.
- Khi nào mẹ cần đưa trẻ sơ sinh đến bệnh viện
Đưa trẻ đi khám ngay nếu có biểu hiện nghiêm trọng
Thông thường, tình trạng trẻ sơ sinh bị ho đều không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ có một số biểu hiện như sau thì mẹ nên sớm đưa trẻ đi khám:
+ Trẻ sốt cao.
+ Trẻ có biểu hiện khó thở.
+ Trẻ ho kèm theo mặt tái xanh, môi và lưỡi của rẻ có màu sẫm.
+ Trẻ dưới 3 tháng tuổi có biểu hiện ho kéo dài một vài giờ.
+ Mỗi lần trẻ ho có thể kèm theo tiếng rít.
+ Trẻ có biểu hiện ho ra máu.
+ Trẻ ho và thở khò khè nhưng không có tiền sử bị hen suyễn.
+ Trẻ có hiện tượng mệt mỏi, cáu kính.
Trên đây là một số hướng dẫn giúp bố mẹ xử trí đúng cách khi trẻ sơ sinh bị ho. Trong những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, vì thế mẹ nên chú ý đến những biện pháp tăng cường miễn dịch cho trẻ như cho con bú sữa mẹ và tiêm chủng đầy đủ cho bé dưới 1 tuổi.
Mẹ có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về những vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ và cách chăm sóc con tốt nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!