Các tin tức tại MEDlatec

Những thông tin cần biết khi tiêm phòng bệnh bạch hầu ở trẻ

Ngày 28/03/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trẻ nhỏ sau sinh rất cần được chú ý đến việc tiêm phòng bệnh, một trong số những mũi tiêm quan trọng là mũi tiêm phòng bệnh bạch hầu. Vậy vaccine được sử dụng trong việc phòng bệnh bạch hầu là gì và được chỉ định như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới.

1. Bệnh bạch hầu là căn bệnh như thế nào?

Bệnh bạch hầu là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính, khi bị nhiễm trùng tuyến hạnh nhân, họng, thanh quản và mũi của bệnh nhân xuất hiện các giả mạc. Ngoại độc tố tiết ra từ vi khuẩn Corynebacterium được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu. Vi khuẩn gây bệnh là một trực trùng, có hình giống dùi trống hoặc quả tạ. Bệnh được biểu hiện bởi những triệu chứng xuất hiện ở da và các vùng niêm mạc khác như kết mạc mắt, niêm mạc họng, bộ phận sinh dục, một số trường hợp có thể bị viêm cơ tim và viêm dây thần kinh ngoại biên.

Bệnh bạch hầu lây lan khi người lành tiếp xúc với người bệnh qua đường hô hấp, hoặc tiếp xúc gián tiếp với đồ dùng có dính chất bài tiết của người mắc bệnh. Con đường lây lan chủ yếu của bệnh bạch hầu là hô hấp nên tốc độ lây truyền rất nhanh với khả năng rất cao, tiếp xúc gián tiếp với đồ dùng dính chất bài tiết của người mắc bệnh cũng có thể lây nhiễm và gây bạch hầu da. Bệnh nhân có khả năng lây nhiễm sau khoảng 2 tuần nhiễm khuẩn. Vì khả năng lây lan rất cao, tiêm phòng bệnh bạch hầu với vaccin rất cần thiết để tạo ra miễn dịch đối với vi khuẩn gây bệnh.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh

Bệnh được chia ra thành nhiều thể bệnh, có thường gặp là mũi, họng, thanh quản và da, tùy vào thể bệnh mắc phải mà triệu chứng cũng khác nhau.

  • Sốt nhẹ.

  • Người mệt, lừ đừ, chán ăn.

  • Nhiễm khuẩn ở mũi: chảy nước mũi, chất mủ nhầy chảy từ mũi có thể lẫn máu, khi khám mũi cũng quan sát được các màng trắng nằm ở vách ngăn mũi.

  • Nhiễm khuẩn ở họng: cổ họng đau, 2 - 3 ngày sau khi nhiễm khuẩn xuất hiện các đám hoại tử, các giả mạc màu trắng xanh hình thành và bám vào amidan, giả mạc cũng có thể lan rộng phủ khắp hầu họng của người bệnh.

  • Viêm cơ tim, viêm dây thần kinh: loạn nhịp tim, suy tim, nhìn đôi, nói ngọng, khó nuốt.

Bệnh nhân bị bạch hầu thể họng xuất hiện những mảng giả đục bám ở vòm họng

2. Vaccin phòng bệnh bạch hầu - Infanrix Hexa

Vaccine Infanrix Hexa là một hỗn hợp dung dịch màu trắng đục đồng nhất, được chỉ định để tiêm chủng nhắc lại nhằm phòng chống các bệnh ho gà - bạch hầu - uốn ván - bại liệt - viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H. Influenza tuýp B; đối tượng chỉ định để tiêm vaccine là trẻ em từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi.

Kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể kháng độc tố bạch cầu (kháng thể IgG) là nguyên lý của vaccine Infanrix Hexa. Thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm vào bắp sâu, lọ hoặc ống tiêm có loại 1ml, 2ml, 10ml.

Vaccine Infanrix Hexa là vaccine được chỉ định để tiêm phòng bạch hầu cho trẻ nhỏ

Tương tác của vaccine với một số loại thuốc khác

Khi sử dụng đồng thời vaccine Infanrix Hexa ™ và vaccine Prevenar ™ không cho thấy tác dụng đáp ứng của vaccine đối với kháng nguyên bị ảnh hưởng, tuy nhiên khi tiêm đồng thời 2 loại vaccine này, tỷ lệ trẻ em bị sốt cao >39 độ cao hơn so với trẻ chỉ tiêm vaccine Infanrix Hexa ™. Để khắc chế tình trạng hạ sốt, có thể áp dụng phương pháp điều trị theo hướng dẫn tùy từng nước.

3. Những thông tin về tiêm phòng bệnh bạch hầu

Tính sinh miễn dịch của vaccine

Tính sinh miễn dịch của vaccine chống bạch hầu được đáp ứng khi trẻ đạt 6 tuần tuổi trở đi.

Sau khi hoàn thành lịch tiêm chủng 3 mũi, khoảng 95% trẻ có huyết thanh bảo vệ. Sau mũi tiêm nhắc lại, tức là mũi tiêm lần 4, ít nhất 98.4% trẻ đạt mức huyết thanh bảo vệ đối với mỗi kháng nguyên trong vaccine. Sau lịch trình tiêm chủng 2 mũi vaccine, khoảng 97,95% trẻ có huyết thanh bảo vệ hoặc huyết thanh dương tính đối với mỗi kháng nguyên trong vaccine.

Đối tượng được chỉ định tiêm phòng vaccine Infanrix Hexa

Vaccine Infanrix Hexa được chỉ định tiêm cho trẻ em trong độ tuổi từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi. Để đạt được hiệu quả tối ưu mà vaccine mang lại, hãy tiêm phòng theo đúng và đủ cho trẻ theo phác đồ, 3 mũi cơ bản cần được tiêm trước khi được 6 tháng tuổi, đối với mũi tiêm nhắc lại (mũi thứ 4) cần được tiêm trước 24 tháng tuổi.

Đối tượng chống chỉ định:

  • Có tiền sử mẫn cảm với thành phần thuốc giải độc tố bạch hầu, uốn ván, ho gà.

  • Có tiền sử mẫn cảm với thimerosal.

  • Mắc chứng giảm tiểu cầu hoặc chứng rối loạn đông máu không thể tiêm vào bắp.

  • Bị tổn thương, tổn thương đang tiến triển ở hệ thần kinh trung ương, bị bệnh về não không rõ nguyên nhân.

  • Bị động kinh chưa kiểm soát được.

  • Đang bị sốt hoặc sốt cao.

Trẻ em có thể được tiêm phòng bạch hầu với mũi đầu tiên từ 6 tuần tuổi

Đối tượng đặc biệt:

  • Đối tượng nhiễm HIV không thuộc đối tượng chống chỉ định, tuy nhiên hiệu quả miễn dịch thường không đáp ứng được như mong đợi.

  • Trẻ sinh non thường sẽ đáp ứng miễn dịch thấp hơn đối với một vài kháng nguyên trong vaccine, đặc biệt cần theo dõi chức năng hô hấp của trẻ trong khoảng 48 đến 72 giờ sau khi tiêm để tránh nguy cơ ngưng thở hoặc các chức năng hô hấp khác, đặc biệt đối với trẻ sinh non có phổi chưa phát triển hoàn toàn.

  • Theo dõi trẻ có tiền sử co giật trong vòng 48 - 72 giờ sau tiêm để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

  • Vaccine Infanrix Hexa không có chỉ định về việc sử dụng cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.

Liều lượng vaccine được tiêm

Lịch tiêm chủng cơ bản gồm 3 mũi tiêm với liều 0.5 ml lần lượt vào tháng thứ 2, 3, 4, tháng thứ 3, 4, 5 hoặc các tháng 2, 4, 6 của trẻ để đảm bảo các mũi tiêm được tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng. Trường hợp trẻ đã được tiêm vaccine viêm gan B lúc sinh, chỉ nên áp dụng lịch tiêm phòng lúc trẻ được 6, 10, 14 tuần tuổi theo lịch tiêm chủng của Chương trình tiêm chủng mở rộng kết hợp với phương pháp dự phòng miễn dịch chống viêm gan B của mỗi nước.

Có thể sử dụng vaccine Infanrix Hexa ™ để thay thế vaccine tiêm gan B nếu trẻ thực hiện tiêm phòng bệnh bạch hầu khi đã tiêm phòng viêm gan B lúc sinh.

Đối với mũi tiêm nhắc lại, trẻ sau khi được tiêm 2 mũi vaccine Infanrix Hexa ™ nên được tiêm mũi nhắc lại cách mũi tiêm cuối ít nhất 6 tháng. Thời gian thích hợp nhất là giữa tháng 11 và tháng thứ 13, quá trình tiêm chủng của trẻ nên được hoàn thành trước khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Tác dụng phụ khi tiêm vaccine

  • Đau khi sờ nắn.

  • Nổi các ban đỏ trên da.

  • Vị trí tiêm rắn lại.

  • Có thể bị sốt, khoảng 39 - 40 độ và kéo dài khoảng 48 giờ.

  • Trẻ có thể nổi hạch cổ, co giật trong vòng 3 ngày sau khi tiêm phòng, quấy khóc kéo dài trong khoảng 48 giờ, ngủ nhiều quá mức hoặc nôn liên tục nhưng đều là các trường hợp hiếm gặp.

  • Có thể ngất xỉu sau hoặc trước khi tiêm do phản ứng tâm lý của trẻ đối với kim tiêm.

Vaccin phòng bạch hầu có các mũi tiêm hoặc lọ với liều lượng khác nhau

Hãy bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng việc thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Mọi thắc mắc của độc giả liên quan đến vấn đề tiêm phòng bệnh bạch hầu hoặc vấn đề sức khỏe liên quan sẽ được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp khi gọi đến hotline 1900565656.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.