Các tin tức tại MEDlatec
Nổi mề đay ở trẻ em: Điểm qua các nguyên nhân và hướng xử lý
- 19/12/2024 | Bệnh lang trắng ở trẻ em - Sự nhầm lẫn bệnh lý các phụ huynh cần biết
- 19/12/2024 | Trẻ sơ sinh có nên nằm nghiêng? Bí quyết giúp trẻ say giấc, bớt quấy khóc
- 22/12/2024 | Nhận biết u não ở trẻ em để kịp thời điều trị bệnh
- 22/12/2024 | Trị tiêu chảy bằng gừng cho trẻ: Nên hay không?
- 22/12/2024 | Góc giải đáp thắc mắc: Trẻ bị nghẹt mũi có nên nằm máy lạnh không?
1. Tổng quan tình trạng nổi mề đay ở trẻ em
Nổi mề đay ở trẻ em dễ nhận diện bởi các nốt mẩn màu hồng đỏ hoặc trắng,... nổi ở cao hơn bề mặt da khiến trẻ bị ngứa và khó chịu. Những nốt mẩn này xuất hiện với nhiều hình dạng khác nhau, thường khu trú trên da và đôi khi kèm theo hiện tượng phù mạch. Mề đay có thể tự khỏi trong vài giờ đồng hồ, thường không kéo dài quá 24 tiếng. Nốt mề đay sau khi biến mất không để lại dấu vết gì ở trên da.
Tùy thuộc vào thời gian mà bệnh mề đay ở trẻ được phân làm 2 nhóm gồm:
- Cấp tính: Bị mề đay không quá 6 tuần.
- Mãn tính: Bị mề đay trên 6 tuần.
2. Nguyên nhân khiến trẻ nổi mề đay
Nguyên nhân cụ thể khiến trẻ em bị nổi mề đay cho đến nay vẫn chưa được xác định. Mày đay có thể do các cơ chế dị ứng hoặc không dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng này xuất hiện được cho là có liên quan đến những nguyên nhân như sau:
Tình trạng nổi mề đay ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
2.1. Sự thay đổi thời tiết
Nhiều trẻ em bị nổi mề đay khi thời tiết thay đổi. Làn da của các bé khá nhạy cảm, không có khả năng chống lại những yếu tố kích ứng từ môi trường, khiến nội tiết tố bị rối loạn. Vì vậy, mỗi khi thời tiết thay đổi, bé có thể dễ bị mề đay hơn.
2.2. Do côn trùng cắn
Một số loại côn trùng đặc biệt như muỗi, kiến hay ong,... đều có thể khiến cho làn da non yếu của trẻ nổi mề đay. Nọc độc của các côn trùng này có thể kích thích hệ miễn dịch, khiến da nổi mề đay và bị mẩn ngứa. Những trường hợp trẻ em có làn da nhạy cảm hơn, một vết đốt nhỏ ở trên da cũng có thể khiến mề đay xuất hiện trên diện rộng.
Vết đốt do côn trùng cắn cũng có thể khiến trẻ bị nổi mề đay
2.3. Do dị ứng các yếu tố từ môi trường, đồ ăn hoặc đồ dùng hàng ngày
Lông thú cưng, các loại phấn hoa, bụi mịn,... là một trong những tác nhân thường gặp từ môi trường khiến trẻ bị dị ứng, từ đó nổi mề đay. Những yếu tố này đều có thể làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức đề kháng non yếu của trẻ em.
Ngoài ra, ở giai đoạn đầu, hệ tiêu hóa của các con vẫn chưa hoàn thiện và nếu có cơ địa nhạy cảm thì sẽ khiến bé gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Các con có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm như hải sản, sữa bò, lúa mì,... Bên cạnh đó, một vài chất bảo quản được sử dụng trong thực phẩm cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em.
Việc sử dụng các đồ dùng như tã, bỉm, hay quần áo, sữa tắm,... không phù hợp cũng có thể khiến trẻ bị nổi mề đay, mẩn ngứa. Đặc biệt là những trường hợp trẻ có làn da nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
2.4. Do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc
Một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm,... có thành phần gây dị ứng cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay. Tình trạng này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bé bị nổi mề đay trên diện rộng hoặc có biểu hiện bị phù mạch, bị sốt thì ba mẹ nên đưa con đi thăm khám càng sớm càng tốt.
2.5. Do các yếu tố khác
Trẻ có thể bị nổi mề do một số yếu tố khác như:
- Do ma sát trên da khi mặc quần áo quá chật.
- Bị căng thẳng.
- Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
- Đổ nhiều mồ hôi,...
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nổi mề đay
Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi trẻ bị nổi mề đay chính là các nốt mẩn, bị phù nề ở trên da. Chúng có hình dạng tương tự như vết muỗi đốt hoặc các hình đa cung, các mảng phù,... Những nốt mẩn có thể có màu đỏ, hồng hoặc trắng,... xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Ngoài ra, khi bị nổi mề đay, bé cũng có thể xuất hiện thêm những triệu chứng như sau:
Bệnh mề đay dễ nhận biết qua các nốt mẩn đỏ, hồng,... trẻ thấy khó chịu
- Bị ngứa.
- Các nốt phát ban chỉ diễn ra trong vài giờ và tự động biến mất, thời gian thường không quá 24 giờ đồng hồ.
- Những đợt mề đay mới có thể xuất hiện ngay sau khi đợt phát ban cũ biến mất.
- Các nốt mẩn có thể tạo thành những vết sưng lớn.
- Với những trường hợp mề đay vô căn, tình trạng này có thể diễn ra trong nhiều tuần cho đến nhiều tháng sau đó.
Nhiều trường hợp đặc biệt, khi trẻ bị nổi mề đay còn đi kèm với triệu chứng cần đặc biệt lưu ý khác như:
- Phù nề (sưng mặt, môi, hoặc lưỡi).
- Thở khò khè, hoặc các chứng suy hô hấp khác.
- Tổn thương tăng sắc tố, vết loét hoặc mày đay tồn tại trên 48 giờ.
- Dấu hiệu bệnh lý toàn thân (ví dụ: sốt, hạch to, vàng da, suy giảm ý thức).
4. Các biện pháp khắc phục vấn đề
Để tình trạng nổi mề đay ở trẻ em được cải thiện, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
- Chườm lạnh: Ba mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn mềm bọc đá lạnh để chườm lên những vùng da xuất hiện các nốt mề đay đỏ trong 10 phút. Sau đó, ba mẹ dần di chuyển túi chườm sang các vùng da khác. Lưu ý, ba mẹ nên kiểm tra trước nhiệt độ để tránh khiến vùng da nhạy cảm của con bị bỏng lạnh.
- Ba mẹ nên cho con mặc áo quần thật thoải mái, thoáng mát với chất liệu mềm mại để tránh cọ sát vào da.
- Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ với nước ấm và không nên sử dụng các loại mỹ phẩm, xà bông tắm hay lá cây để điều trị mề đay mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Ba mẹ chỉ cần massage một cách nhẹ nhàng và không để con ngâm nước quá lâu.
- Nha đam có thể làm cải thiện các nốt ban đỏ ở trên da một cách khá hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi dùng, ba mẹ cần chắc chắn rằng con không bị dị ứng với thành phần của nha đam.
Các triệu chứng của bệnh mề đay có thể được cải thiện bằng nhiều biện pháp
5. Những điều cần lưu ý khi trẻ bị nổi mề đay
Ngoài việc áp dụng những biện pháp để cải thiện các triệu chứng do nổi mề đay gây nên, ba mẹ cũng cần lưu ý đến những vấn đề như sau:
- Luôn giữ không gian sinh hoạt của bé được sạch sẽ và thoáng khí, cần loại bỏ những tác nhân có thể gây kích ứng cho da.
- Hạn chế cho bé chơi ở trong sân vườn và những bụi cây,...
- Nếu bé bị nổi mề đay sau khi uống thuốc thì ba mẹ cần cho con dừng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, nhất là vitamin C để nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe cho con.
- Cần hạn chế những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng cho trẻ.
- Cho con uống nhiều nước để kích thích quá trình đào thải các chất có hại ra ngoài.
- Nếu bé xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác, ba mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
- Ba mẹ nên hỏi kỹ bác sĩ về việc sử dụng thuốc cho con, tránh tự ý dùng thuốc vì chúng có thể khiến trẻ bị kích ứng và gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Bé cần được bổ sung đủ dưỡng chất, hạn chế đồ ăn gây kích ứng
Tình trạng nổi mề đay ở trẻ có thể được cải thiện tốt hơn khi ba mẹ chăm sóc con đúng cách. Tuy nhiên, khi có bất cứ triệu chứng bất thường nào, ba mẹ nên đưa con đi khám ngay để được xử lý kịp thời. Để đặt lịch khám và được tư vấn chi tiết hơn, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!