Các tin tức tại MEDlatec
Nội soi phế quản và những vấn đề cần lưu ý
- 21/03/2020 | Nội soi phế quản có chẩn đoán được bệnh lao phổi không?
- 03/03/2020 | Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về nội soi phế quản
- 21/02/2020 | Những ai nên và không nên thực hiện nội soi phế quản ống mềm
- 14/02/2020 | Nội soi phế quản diễn ra như thế nào, có đau không?
1. Hiểu hơn về thủ thật nội soi phế quản
Nội soi phế quản là một dạng thủ thuật được sử dụng để có thể quan sát trực tiếp ở bên trong đường dẫn khí của phổi. Phương pháp này sẽ sử dụng một loại ống mỏng đính kèm nguồn sáng. Bên cạnh đó, một chiếc máy thu hình cũng được sử dụng trong suốt quá trình này.
Nội soi phế quản có nghĩa là gì?
Ngõ vào khi nội soi phế quản thường sẽ được đặt ở bên trong mũi hoặc trong miệng. Ống nội soi sẽ được đưa xuống dưới cổ họng, đi qua khí quản và vào trong phế quản. Thông qua đó, bác sĩ sẽ nhìn thấy được toàn bộ hình ảnh của đường dẫn khí bao gồm thanh quản, khí quản cùng với phế quản và những nhánh tiểu phế quản.
Để nội soi phế quản, bác sĩ thường sử dụng hai loại ống là ống cứng và ống mềm. Mỗi một loại đều sở hữu những ưu - nhược điểm riêng và được chỉ định sử dụng tùy trường hợp.
-
Ống cứng: là một dạng ống thẳng và thường được sử dụng để quan sát đường thở trên với kích thước khá lớn. Ống được dùng để hút các dịch tiết hoặc máu nhằm kiểm soát tình trạng chảy máu hoặc loại bỏ các dị vật, các mô bệnh,... Đồng thời, ống cứng cũng được sử dụng để đặt ống thông hoặc những phương pháp khác.
-
Ống mềm: Được sử dụng nhiều hơn và có mức độ linh hoạt tốt hơn. Ống mềm có thể được đưa xuống dưới các đường dẫn khí với kích thước nhỏ hơn. Nhờ vậy, ống mềm thường được ứng dụng để đặt ống thở ở bên trong đường thở nhằm hỗ trợ cung cấp oxy. Đồng thời, chúng cũng được sử dụng để hút dịch tiết và lấy các mẫu mô làm sinh thiết. Một số trường hợp cũng được sử dụng để bơm thuốc vào bên trong phổi.
2. Khi nào người bệnh nên nội soi phế quản?
Phương pháp nội soi phế quản thường được áp dụng để chẩn đoán đồng thời sử dụng trong chữa trị. Đặc biệt, nội soi được ứng dụng trong vấn đề điều trị các bệnh lý liên quan đến phổi. Cụ thể:
Thời điểm nào cần phải soi phế quản?
-
Các khối u hoặc các tế bào ung thư phế quản.
-
Bị tắc nghẽn ở đường thở.
-
Bị các bệnh viêm nhiễm như lao hoặc viêm phổi vì nấm, ký sinh trùng gây bệnh.
-
Bị mắc phổi mô kẽ.
-
Tìm kiếm nguyên nhân khiến bạn ho kéo dài và ho ra máu.
-
Các thương tổn ở dạng đốm nhìn thấy khi chụp X-quang vùng ngực.
-
Quan sát dây thanh âm bị liệt.
Ngoài ra, soi phế quản còn có thể áp dụng những thủ thuật trong chẩn đoán hoặc trong quá trình điều trị như:
-
Sinh thiết mô
-
Hỗ trợ lấy mẫu đờm
-
Thực hiện bơm và rửa phổi
-
Sử dụng để loại bỏ các dịch tiết, máu, các chất nhầy hoặc những khối tăng trường nhằm mục đích làm thông thoáng đường thở
-
Kiểm soát được tình trạng chảy máu ở bên trong phế quản.
-
Loại bỏ những dị vật bên trong đường thở khiến chúng bị tắc nghẽn
-
Áp dụng laser hoặc xạ trị đối với những khối u phế quản
-
Đặt thêm một ống thông nhằm giữ cho đường thở được mở ra
-
Giải thoát các ổ mủ
3. Nội soi phế quản cần những gì?
Để chuẩn bị cho quá trình nội soi phế quản, bệnh nhân không cần phải chuẩn bị bất cứ điều gì. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ nhắc nhở người bệnh nhịn ăn từ nửa đêm hôm trước cho đến sáng ngày nội soi để hạn chế tình trạng hút sạch dịch thức ăn cũ ở trong dạ dày.
Quá trình thực hiện nội soi
Nội soi phế quản được thực hiện với một quy trình như sau:
-
Đầu tiên, bác sĩ sẽ phun thuốc gây tê vào bằng đường mũi và đường cổ họng nhằm làm tê khu vực này. Một số trường hợp có thể được chỉ định thêm thuốc an thần nhằm trấn an họ. Bên cạnh đó, thuốc gây mê toàn thân cũng được sử dụng nếu nội soi bằng ống cứng.
-
Sau khi thuốc có hiệu lực, các bác sĩ sẽ bổ sung thêm khí oxy vào trong khí hít cho người bệnh. Đồng thời, ống nội soi sẽ được đưa qua đường mũi vào bên trong thông qua đường cổ họng để vào trong phế quản. Ánh đèn và máy thu hình sẽ giúp bác sĩ quan sát được đường thở, các khúc cua và những chỗ hẹp một cách rõ ràng nhất.
-
Trong trường hợp cần phải đặt stent hoặc sinh thiết thì dụng cụ được sử dụng có thể sẽ được đưa vào và thực hiện ngay trong quá trình nội soi.
-
Nếu cần thu thập tế bào hoặc các chất lỏng ở trong đường thở thì phế quản sẽ được tiến hành bơm rửa bằng nước muối sinh lý. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh phẩm đã thu được qua quá trình nội soi ở dưới kính hiển vi.
-
Siêu âm có thể được áp dụng đồng thời trong khi nội soi để có được một hình ảnh rõ ràng hơn. Đây là cách để quan sát các mô và hạch ở xung quanh khu vực phế quản của người bệnh.
4. Phục hồi sau nội soi phế quản
Nội soi phế quản được xem là thủ thuật với thời gian thực hiện nhanh chóng và không gây ra đau đớn cho người bệnh. Thế nhưng, sau khi hoàn tất nội soi thì người bệnh cũng cần lưu lại bệnh viện trong vài giờ chờ cho thuốc mê hoặc thuốc tê hết tác dụng. Trong quá trình theo dõi hậu nội soi, chỉ số huyết áp và cả nhịp thở cũng sẽ được theo dõi sát sao để kiểm tra những biến chứng có thể xảy ra.
Thời gian phục hồi hậu nội soi nhanh chóng
Nếu sau nội soi, người bệnh ho lại (khoảng trong 2 giờ) thì đã đáp ứng đủ điều kiện an toàn để hoạt động ăn uống bình thường. Trong trường hợp, khi nội soi có sử dụng thuốc an thần thì người bệnh không nên lái xe, sử dụng các loại máy móc hoặc uống rượu trong 24 tiếng đồng hồ kế tiếp.
Đa số sau khi nội soi thì người bệnh có thể hoạt động bình thường sau khoảng 24 tiếng đồng hồ. Sẽ có một số trường hợp bị đau họng hoặc bị khàn giọng, tình trạng này có thể kéo dài khoảng vài ngày sau đó.
5. Nội soi phế quản và những nguy cơ
Ống soi phế quản mềm sẽ được sử dụng trong đa số trường hợp. Nhờ vào mức độ linh hoạt và khi thực hiện thủ thuật, các nhu mô ở trên đường thở sẽ ít bị tổn thương hơn. Ngoài ra, ống mềm cũng sẽ giúp các bác sĩ thực hiện thủ thuật này tốt hơn và có thể tiếp cận được nhiều khu vực nhỏ như tiểu phế quản.
Cũng giống như nhiều loại hình can thiệp khác, thủ thuật này cũng ẩn chứa những rủi ro ví dụ như: bị chảy máu, bị nhiễm trùng, phế quản bị thủng,... Vậy nên, sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh nên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Nếu có bất cứ dấu hiệu khác thường nào thì bạn nên đến bệnh viện được được kiểm tra và cứu chữa kịp thời.
Nhìn chung, nội soi phế quản vừa được áp dụng để chẩn đoán bệnh vừa can thiệp điều trị ở trên đường thở khá an toàn. Thủ thuật này cũng có ít nguy cơ để lại biến chứng hơn. Trong quá trình thực hiện, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc tê, thuốc mê hoặc thuốc an thần. Thế nhưng, việc chọn lựa một địa chỉ uy tín với các bác sĩ tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là điều vô cùng quan trọng.
Nội soi phế quản tại địa chỉ uy tín là điều cần thiết
Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp nội soi phế quản mà rất nhiều bệnh nhân đang quan tâm. Một thủ thuật chẩn đoán và can thiệp an toàn được ứng dụng khá phổ biến hiện nay. Để đặt lịch thăm khám, Quý khách có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!