Các tin tức tại MEDlatec
Phân độ tăng huyết áp càng cao bệnh nhân càng nguy hiểm?
- 09/02/2023 | 6 cách tăng huyết áp tại nhà dành cho người bệnh!
- 01/02/2023 | Nguyên nhân cao huyết áp là gì? Làm sao để ổn định huyết áp lâu dài?
- 01/02/2023 | Hướng dẫn cách đo huyết áp điện tử - tại sao cần đo huyết áp thường xuyên?
1. Tăng huyết áp là gì? Cách phân loại tăng huyết áp
Huyết áp (HA) là áp lực của dòng máu lưu thông lên thành mạch. Vì vậy, khi người bệnh bị tăng huyết áp nghĩa là áp lực này đang trở nên mạnh hơn mức bình thường và dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe, thậm chí là nghiêm trọng đến tính mạng bệnh nhân.
Kết quả huyết áp đo được gồm hai chỉ số:
-
Huyết áp tâm thu: Đây là chỉ số được thu lại đầu tiên khi dòng máu được tim đẩy đi khắp cơ thể, thường được viết phía trước trong kết quả đo.
-
Huyết áp tâm trương: Giữa mỗi nhịp đập, tim đều có một khoảng nghỉ nhỏ giữa các lần bơm máu, nó còn được gọi là huyết áp tâm trương và viết phía sau hoặc nằm bên dưới trong kết quả đo.
Tăng huyết áp được định nghĩa là chỉ khi một trong hai chỉ số trên, hoặc cả hai tăng trên mức bình thường, cụ thể như sau:
-
HA tâm thu ≥ 140 mm/Hg
-
Ha tâm trương ≥ 90 mm/Hg
Hiện nay, phân độ tăng huyết áp được quy ước theo bảng dưới đây (được Bộ Y tế thông tư ban hành):
Các bác sĩ thường dựa trên phân độ tăng huyết áp để chẩn đoán và giúp người bệnh được điều trị và tư vấn sức khỏe
2. Phân độ tăng huyết áp cao liệu có nguy hiểm?
Áp lực trong lòng mạch quá cao có thể gây vỡ mạch máu, gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan có đoạn mạch máu bị vỡ (não, tim, mắt,....), hoặc ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động sinh lý của một số cơ quan (như thận). Ngoài ra, bệnh nhân còn phải chịu những dấu hiệu khó chịu bên ngoài do tăng huyết áp gây ra như đau đầu, mất thăng bằng, buồn nôn, khó thở,...
Nếu bệnh nhân không kiên trì, nghiêm túc thực hiện điều trị, tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tử vong. Phố biến nhất là:
-
Về tim mạch: Suy tim, bệnh động mạch vành, hở van tim, nhồi máu cơ tim,...
-
Về não: Tai biến mạch máu não (gồm có nhũn não và xuất huyết não), rối loạn chức năng não,...
-
Về thận: Suy thận mạn
-
Về mắt: Phù gai thị, xuất huyết hoặc xuất tiết ở võng mạc, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa
-
Một số biến chứng khác: Tách thành động mạch, hoại tử chi, giãn tĩnh mạch,...
Từ những biến chứng nghiêm trọng như trên có thể thấy, bệnh nhân có phân độ tăng huyết áp cao sẽ đối mặt với tình trạng vô cùng nguy hiểm với nếu không được kiểm soát bởi phác đồ điều trị thích hợp.
Bệnh nhân tăng huyết áp cần thực hiện điều trị một cách kiên trì và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ
3. Những lưu ý quan trọng với bệnh nhân tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh lý có diễn biến trong âm thầm, có thể khiến người bệnh chủ quan, vô tình tạo cơ hội cho phân độ tăng huyết áp trở nên quá cao và gây nguy hiểm cho bệnh nhân Ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau có thể giúp người bệnh giảm các tác động đáng kể của tăng huyết áp gây ra
Dùng thuốc đều đặn
Sử dụng thuốc đúng giờ, đều đặn mỗi ngày sẽ có hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần duy trì việc dùng thuốc đều đặn mỗi ngày để giúp huyết áp ổn định. Không nên chủ quan chỉ ngừng thuốc khi chưa có chỉ định, hoặc chỉ uống khi có các dấu hiệu buồn nôn, chóng mặt,... vì những biến chứng nguy hiểm như tai biến, đột quỵ,... có thể đến bất cứ lúc nào.
Chú ý vấn đề dinh dưỡng
Tránh xa các món ăn có thể tác động xấu đến sự ổn định của huyết áp như các món chiên rán, thịt mỡ, món ăn chứa nhiều muối,... Nên bổ sung nhiều các chất xơ và vitamin từ rau củ và trái cây, tránh ăn quá nhiều thịt. Nếu người bệnh có thể trạng béo phì, cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý hơn để kiểm soát cân nặng.
Trái cây và rau củ tươi có thể sẽ giúp người bệnh bổ sung đủ các chất dinh dưỡng quan trọng
Sinh hoạt lành mạnh
Thuốc lá và rượu bia chính là kẻ thù số một với bệnh nhân tăng huyết áp, cần tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích này. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh xa những suy nghĩ tiêu cực, kiềm chế những cảm xúc quá độ, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Không nên quá lao lực để tránh phân độ tăng huyết áp bị đẩy lên cao.
Mỗi ngày bệnh nhân nên dành tối thiểu 30 phút cho các bài tập vận động thể lực như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,... giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, điều hòa hoạt động tim mạch từ đó giúp ích cho sự ổn định huyết áp.
Khám sức khỏe định kỳ
Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm diễn biến trong âm thầm, bệnh nhân cần duy trì việc thăm khám sức khỏe định kỳ. Tối thiểu 6 tháng/lần, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra toàn diện, nếu có những vấn đề bất thường cũng có thể xử lý ngay từ sớm và không bỏ lỡ thời gian vàng điều trị. Ngoài ra, bạn cũng sẽ nhận được những lời tư vấn bổ ích của bác sĩ trong việc chăm sóc sức khỏe hằng ngày.
Thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bệnh nhân an tâm hơn trong việc điều trị tăng huyết áp
Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ sở y tế chuyên khoa, được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ tận tâm và dày dặn kinh nghiệm lâu năm. Hãy đến với Hệ thống Y tế MEDLATEC, nơi bạn sẽ được cung cấp những dịch vụ y tế tốt nhất nhằm xác định phân độ tăng huyết áp nói riêng, kiểm tra các vấn đề sức khỏe bất thường nói chung và nhận được lời khuyên hữu ích đến từ các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu khi gặp các vấn đề thắc mắc. Liên hệ đặt lịch ngay từ hôm nay qua hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!