Các tin tức tại MEDlatec

Phù phổi cấp: những thông tin cơ bản cần biết

Ngày 16/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Phù phổi cấp xảy ra khi chất lỏng tích tụ trong thành mạch máu tràn vào các phế nang gây cản trở quá trình trao đổi khí, gây khó thở cho người bệnh. Nếu người bệnh không được cấp cứu tích cực sẽ dễ gặp nguy hiểm đến sự sống. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện sớm và biết cách xử trí để giúp giảm thiểu rủi ro đối với bệnh lý này.

1. Như thế nào là phù phổi cấp?

Phù phổi cấp là hiện tượng ứ dịch ở phế nang và khoảng kẽ gây rối loạn trao đổi khí phế nang - mao mạch phổi, suy hô hấp cấp lâm sàng. Đây là một cấp cứu nội khoa cần được tiến hành khẩn cấp để bảo vệ sự sống cho người bệnh.

2. Nguyên nhân gây nên và triệu chứng nhận diện bệnh phù phổi cấp

2.1. Nguyên nhân gây nên bệnh phù phổi cấp

Nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành phù phổi cấp là gì? Đó chính là tình trạng mất thăng bằng trao đổi nước giữa tổ chức kẽ, phế nang và các mao mạch phổi. Trong đó:

- Yếu tố chính: Tăng tính thấm thành mao mạch, tăng áp lực mao mạch phổi.

- Yếu tố thuận lợi: Tắc bạch mạch, giảm áp lực keo huyết tương.

Dựa trên nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh, phù phổi cấp được chia thành 2 dạng:

- Phù phổi cấp huyết động

+ Tăng áp lực dịch ở lòng mao mạch một cách đột ngột làm cho huyết tương đi vào phế nang và khoảng kẽ nhưng không phát hiện tổn thương trên giải phẫu.

+ Chủ yếu do: tăng huyết áp, bệnh van tim, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm cầu thận, truyền dịch quá nhiều, thực hiện chọc tháo dịch màng phổi quá nhanh.

- Phù phổi cấp tổn thương

+ Thoát dịch huyết tương qua màng mao mạch phế nang nhưng không làm tăng áp lực dịch ở lòng mao mạch. 

+ Chủ yếu do: nhiễm khuẩn, nhiễm độc hóa chất, virus,...

Virus xâm nhập là một trong tác nhân chính gây nên phù phổi cấp

2.2. Triệu chứng nhận diện của phù phổi cấp

Biết được triệu chứng phù phổi cấp là gì sẽ giúp nhận diện bệnh sớm để người bệnh được can thiệp kịp thời. Các triệu chứng sau cảnh báo nguy cơ phù phổi cần được thăm khám ngay:

- Thở gấp, khó thở nghiêm trọng.

- Cảm thấy bị nghẹt thở, nhất là khi nằm xuống.

- Ho có đờm sủi bọt, đôi khi có thể kèm máu.

- Thở hổn hển, khò khè.

- Lạnh da.

- Thường xuyên cảm thấy sợ, bồn chồn, lo lắng.

- Môi thâm.

- Đánh trống ngực.

3. Chẩn đoán bệnh phù phổi cấp bằng cách nào?

Để chẩn đoán bệnh phù phổi, trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá triệu chứng lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh của bệnh nhân sau đó thực hiện các biện pháp:

3.1. Chẩn đoán hình ảnh

- Điện tâm đồ

Kết quả cho thấy cơn đau tim đã xảy ra trước đó hoặc thành tim có dấu hiệu dày.

- Siêu âm tim

Kiểm tra khu vực máu lưu thông kém, tìm kiếm bất thường hoạt động chức năng tim. Thông qua chẩn đoán hình ảnh này bác sĩ cũng có thể chẩn đoán dịch quanh tim.

- Chụp mạch vành

Thường được chỉ định khi người bệnh đã tiến hành các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh khác nhưng không tìm thấy nguyên nhân phù phổi cấp.

- Siêu âm phổi

Kiểm tra lượng máu trong phổi, tìm kiếm dấu hiệu tụ dịch phổi. 

- Chụp X-quang lồng ngực

Loại trừ nguyên nhân khác dẫn đến khó thở để xác định phù phổi cấp. Đây là chẩn đoán hình ảnh đầu tiên thường được chỉ định khi người bệnh có những triệu chứng cảnh báo bệnh lý này.

Chụp X-quang là kiểm tra cận lâm sàng thường được chỉ định để chẩn đoán phù phổi cấp

3.2. Xét nghiệm cận lâm sàng

- Đo nhịp tim và độ bão hòa oxy trong máu

Người bệnh được gắn cảm biến vào tai hoặc ngón tay để xác định lượng oxy huyết.

- Xét nghiệm khí máu động mạch

Người bệnh được lấy mẫu máu ở động mạch cổ tay để kiểm tra oxy và thông khí.

- Xét nghiệm máu peptid lợi niệu (BNP)

Đo nồng độ peptid natri lợi niệu. Nếu kết quả tăng có thể cảnh báo vấn đề về tim mạch.

- Xét nghiệm máu

Tìm nguyên nhân để chẩn đoán xác định bệnh phù phổi cấp.

4. Bệnh nhân bị phù phổi cấp điều trị như thế nào?

Nguyên tắc trong điều trị phù phổi cấp là làm giải lưu lượng máu đến tim, hỗ trợ cải thiện hô hấp. Ngoài ra, dựa trên dạng phù phổi mà người bệnh mắc phải, bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể:

4.1. Đối với phù phổi cấp huyết động

Nếu phù phổi cấp huyết động ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn thao tác thực hiện để người bệnh không bị ngạt thở. Theo đó, người bệnh sẽ được ngồi dậy, buông thõng hai chân xuống giường. Người bệnh được hỗ trợ thở bằng ống thông mũi 6 - 10 lít/phút. 

Với trường hợp phù phổi cấp huyết động mức độ nặng, người bệnh sẽ được đặt khí nội quản đường mũi để làm sạch đờm, bọt hoặc thông khí nhân tạo. Người bệnh cũng sẽ được buộc giãn garo ở gốc chi để giảm thể tích và lưu lượng máu lưu thông.

Nếu người bệnh bị tăng huyết áp có thể sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu Trofurit, thuốc trợ tim Digoxin. Trong trường hợp cần thiết có thể sẽ dùng đến thuốc an thần.

Phương án điều trị phù phổi cấp sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên thể trạng và dạng phù phổi mắc phải

4.2. Đối với phù phổi cấp tổn thương

Quá trình điều trị phù phổi cấp tổn thương tương đối phức tạp. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ cân nhắc mở hoặc đặt nội khí quản sau đó người bệnh sẽ được thở máy với áp lực dương.

Những thông tin về trên đây chỉ có giá trị tham khảo, không sử dụng thay chỉ định điều trị chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ phù phổi cấp, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành các kiểm tra gần nhất và có phương pháp hỗ trợ kịp thời.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn thao tác đặt lịch nhanh chóng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.