Các tin tức tại MEDlatec
Quả dứa dại - thần dược thiên nhiên chữa sỏi thận
- 31/03/2023 | Cây gai và một số tác dụng trong chữa bệnh
- 24/04/2023 | Cây mía dò: Nguồn gốc, đặc điểm hình thái và lưu ý khi sử dụng
- 25/04/2023 | Tác dụng của quả sung đối với sức khỏe như thế nào?
1. Tìm hiểu về quả dứa dại
Quả dứa dại được biết đến với đa dạng các tên gọi khác nhau như: mạy lạ, lâu kìm, dứa gỗ, dứa gai,... Tên khoa học là Pandanus tectorius Sol, thuộc họ dứa.
Hình dáng có đôi nét khác biệt với quả dứa thông thường
Chiều cao trung bình của dứa dại dao động từ 3 đến 5m có rễ phụ dài. Phần lá hình bản, được bao phủ bằng hai hàng gai sắc nhọn bên mép lá. Hoa màu trắng và có mùi hương rất riêng biệt. Sau quá trình trưởng thành, hoa dứa dại dần rủ xuống rồi hình thành nên quả dứa.
Về cơ bản, quả dứa dại có hình dạng tương đương như các loại dứa thông thường khác. Tuy nhiên, các mắt dứa phồng lên tạo ra các hốc ngăn nhỏ, rõ nét và khít lại với nhau. Phần quả thường có chiều dài từ 15-22 cm.
Mỗi bộ phận lại có một đặc điểm riêng biệt. Trong đó, quả dứa có vị ngọt tính bình, rễ dứa có vị ngọt tính mát, ngọn dứa và hoa dứa có tính hàn. Chúng giúp điều trị các bệnh khác nhau. Ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này bởi chúng thường mọc dại ở các khu vực ven biển, vùng đất mặn hoặc trung du. Các bộ phận của chúng đều có thể được sử dụng để bào chế thuốc, đặc biệt là phần quả.
2. Công dụng chữa sỏi thận tuyệt vời từ quả dứa dại
Dứa dại được áp dụng trong nhiều phương pháp trị liệu khác nhau. Cụ thể, nó được xem như một phương thuốc Đông Y hiệu quả để chữa bệnh sỏi thận.
Theo nghiên cứu, hầu đều các bộ phận của cây dứa dại đều có tác dụng điều trị căn bệnh này. Phần rễ sau khi phơi khô giúp làm giảm các bệnh liên quan tới thận. Lá dứa và hoa giúp giải nhiệt, lợi tiểu,... Đặc biệt, quả dứa là bộ phận chữa sỏi thận thần kỳ nhất với nhiều công dụng như tán sỏi, bổ huyết, bổ tỳ vị, giải độc,....
Các bước điều chế bài thuốc với quả dứa dại
Để đạt được hiệu quả tối đa từ việc sử dụng quả dứa dại, bạn cần làm lần lượt các bước như sau:
-
Thái lát mỏng rồi phơi khô.
-
Sau đó, hãy lấy một lương từ 10 - 20 gam để hãm hoặc sắc dùng làm nước uống hàng ngày.
-
Bạn có thể kết hợp chúng với các dược liệu tự nhiên khác như kim tiền thảo, cỏ bợ,... hoặc thêm một chút được để dễ uống hơn.
-
Sau khoảng thời gian dài sử dụng, sỏi sẽ được bào mòn dần, cải thiện được các tình trạng đái buốt, đái rắt một cách rõ rệt.
Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi bạn cần phải có sự kiên trì nhất định. Đồng thời có khuyến cáo rằng người bệnh chỉ nên áp phương trong giai đầu của sỏi, khi mà viên sỏi còn nhỏ, dễ bào mòn. Nếu viên sỏi ở mức lớn, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương án điều trị phù hợp.
3. Danh sách các bài thuốc khác từ cây dứa dại
Ngoài công dụng giúp điều trị bệnh sỏi thận, dứa dại còn góp phần hỗ trợ điều trị các căn bệnh khác. Mỗi công dụng lại tương ứng với một bài thuốc khác nhau.
3.1 Chữa đau nhức
Nếu bị đau nhức do chấn thương phần mềm, hãy giã nát rễ dứa rồi đắp lên vùng da bị thương. Rễ của chúng có tính mát sẽ giúp giảm đau, giảm sưng nhanh chóng. Vì vậy nên hãy thay băng trung bình 1 lần 1 ngày để đạt được hiệu quả cao.
3.2 Điều trị các bệnh xương khớp
Các bài thuốc dân gian từ quả dứa dại có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng thấp khớp. Sắc hỗn hợp các dược liệu như lá dứa, quả dứa, cà gai, cỏ xước,...để uống. Sau một thời gian sử dụng, các triệu chứng đau nhức sẽ giảm đáng kể.
3.3 Điều trị các bệnh về gan
Các bài thuốc có tác dụng hiệu quả với tình trạng xơ gan cổ trướng, viêm gan thông thường, viêm gan siêu vi. Cách dùng tương tự như trên, đó là sắc uống. Tuy nhiên, cần kết hợp với các loại hương liệu khác tốt cho gan như nhân trần, ngũ vị tử, vỏ cây quao nước, cây vọng cách,... Số lần sử dụng thường tăng lên do tính chất của bệnh.
Lưu ý về cách điều chế thuốc từ quả dứa dại
3.4 Dứa dại trị cảm
Bạn đã bao giờ nghe thấy bài thuốc trị cảm bằng dứa dại chưa? Sắc nước uống bao gồm lá dứa dại, gừng, tỏi, hành với liều lượng 30-20-20-20g. Ngoài ra, dứa dại còn trị các bệnh liên quan như cảm nóng, nhức đầu, say nắng, cảm nắng,...
Ngoài các bài thuốc phổ biến ở trên, bạn có thể thái nhỏ dứa dại thành các lát mỏng rồi mang đi ngâm rượu. Mỗi ngày uống một lượng nhỏ sẽ giúp nâng cao sức khỏe. Bạn có thể đem ngâm với mật ong nữa để giảm tình trạng mộng mắt.
4. Những lưu ý khi sử dụng quả dứa dại
Quả dứa dại hiệu quả đối với những căn bệnh như sỏi thận. Nhưng khi sử dụng quả dứa dại, bạn cần lưu ý những điều sau:
-
Không nên tự ý áp dụng các bài thuốc sử dụng quả dứa dại với các bài thuốc điều trị khác. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
-
Hầu hết các loại dứa dại đều có tính hàn nên những người bị tỳ vị hư hàn cần thận trọng khi sử dụng.
-
Phải bào chế đúng cách trước khi sử dụng bởi bên ngoài phần quả dứa dại có một lớp bột trắng có lượng độc tính nhất định. Nếu không sẽ rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc, phản tác dụng gây ra các bệnh như suy thận, ngộ độc,... Do đó, bạn cần phải rửa sạch chúng trước khi sử dụng và bào chế đúng cách.
-
Trong thời gian sử dụng cần có sự theo dõi sát sao việc thay đổi của cơ thể. Nếu tình trạng trở nên nặng hơn bạn cần đến cơ sở y khoa để được hỗ trợ thăm khám.
Cần cẩn thận với một số bài thuốc từ quả dứa dại
Nếu biết cách sơ chế phù hợp, các bài thuốc từ quả dứa dại sẽ phát huy tối đa hiệu quả chữa trị. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi điều trị bệnh, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!