Các tin tức tại MEDlatec
Quá trình đông máu diễn ra như thế nào và những thông tin cần biết
- 09/09/2024 | Xét nghiệm máu tổng quát là gì? Có cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm không?
- 09/09/2024 | Đứt mạch máu và những hệ quả nghiêm trọng đối với sức khỏe
- 11/09/2024 | Chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào và lưu ý những gì?
1. Đông máu là như thế nào?
Đông máu là một cơ chế sinh lý phức tạp được khởi động sau khi có tổn thương gây máu thoát ra khỏi lòng mạch, quá trình này giúp hình thành các cục máu đông nhằm che phủ vị trí tổn thương để cầm máu.
Một khi cơ thể không thể đông máu hoặc quá trình đông máu bị rối loạn thì bệnh nhân sẽ gặp tình trạng chảy máu khó cầm, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược cơ thể thậm chí suy tuần hoàn gây tử vong.
Quá trình đông máu bị gián đoạn dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe
2. Quá trình đông máu diễn ra như thế nào?
Ở trạng thái bình thường, máu luôn lưu thông dễ dàng qua các mạch máu để nuôi dưỡng các bộ phận trên cơ thể. Tuy nhiên, khi các mạch này bị tổn thương khiến máu lưu thông không ổn định, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế đông máu. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng mất máu, đồng thời đảm bảo rằng máu tiếp tục được được đưa đến các tế bào.
Tất cả các trường hợp mạch máu bị đứt, mạch máu bị tổn thương, không được cầm và đông kịp thời đều gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Đông máu giúp các vết thương mau lành hơn mà không bị nhiễm trùng và lở loét
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đông máu bao gồm:
- Yếu tố vật lý như mức độ tổn thương của thành mạch, độ trơn của nội mạc mạch máu, tốc độ máu chảy và độ nhớt của máu.
- Các thành phần huyết tương như protein liên quan đến đông máu và chống đông máu, các yếu tố hỗ trợ làm tan cục máu đông, tiểu cầu và enzyme.
Quá trình đông máu diễn ra như thế nào? Thực tế đông máu là một chuỗi phản ứng liên tiếp, gồm những bước sau:
- Hình thành phức hệ prothrombinase thông qua hai đường: đường nội sinh và đường ngoại sinh. Đường nội sinh được kích hoạt khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, lộ ra lớp dưới có điện tích âm. Đường ngoại sinh bắt đầu khi các yếu tố bên ngoài tham gia vào và kích hoạt quá trình đông máu.
- Hình thành thrombin: đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cầm máu. Thrombin giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn và liên tục cho tới khi máu được cầm và cơ thể không còn bị đặt vào trạng thái nguy hiểm.
- Hình thành fibrin: Thrombin phân hủy fibrinogen tạo ra fibrin đơn phân. Những fibrin này tạo thành sợi fibrin giúp hình thành cục máu đông hay còn gọi là những khối gel hóa gồm có bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu có tác dụng giúp ngăn chặn máu chảy liên tục. Khi mạch máu bị tổn thương và sau đó sẹo hóa, các cục máu đông có xu hướng tan dần, từ đó cho phép máu tiếp tục lưu thông tuần hoàn đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể.
3. Tại sao rối loạn đông máu lại nguy hiểm?
Rối loạn đông máu là tình trạng đặc biệt nguy hiểm, nhất là khi kèm cùng một số triệu chứng như:
- Người bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, lợi.
- Chảy máu quá nhiều sau phẫu thuật, sau khi bị chấn thương nặng.
- Cơ thể bị chảy máu, xuất huyết bất thường không rõ nguyên nhân, cơ thể bầm tím, tụ máu.
- Rối loạn đông máu dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ khiến ngày kinh kéo dài.
- Bệnh nhân bị thiếu máu, da dẻ xanh tái, đau đầu liên tục, mệt mỏi.
- Có huyết khối.
Khi bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng đã nêu, tình trạng rối loạn đông máu càng trở nên phức tạp, máu chảy không kiểm soát và khó có khả năng đông lại như bình thường. Các nguyên nhân của rối loạn đông máu bao gồm thiếu hụt protein, biến đổi protein, thiếu các yếu tố đông máu hoặc các yếu tố này bị biến đổi bất thường.
Các bệnh lý liên quan đến yếu tố đông máu bao gồm rối loạn chức năng và hình thái của tiểu cầu, thiếu hụt vitamin K, biến đổi cấu trúc mạch máu, hoặc các yếu tố di truyền. Vì vậy, bất kỳ sự bất thường nào trong tiểu cầu đều có thể làm gián đoạn quá trình đông máu.
Ngoài ra, tình trạng tăng đông có thể xảy ra do sự kích hoạt quá mức của các yếu tố đông máu, làm phát sinh cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu. Nguyên nhân của hiện tượng này bao gồm sự thiếu hụt AT III và protein C, dẫn đến sự gia tăng của fibrin. Những người mắc bệnh xơ vữa động mạch hay cao huyết áp cũng có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng tăng đông thứ phát nguy hiểm.
4. Cách đánh giá khả năng đông máu
Các xét nghiệm được bác sĩ chỉ định nhằm mục đích chẩn đoán, đánh giá khả năng đông máu:
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi nhằm đánh giá số lượng tiểu cầu trong máu.
- Xét nghiệm thời gian máu chảy, máu đông để phát hiện các bất thường trong quá trình đông máu.
- Thực hiện các xét nghiệm đánh giá các yếu tố đông máu.
- Thực hiện xét nghiệm PT, aPTT, TT, Fibrinogen.
- Thực hiện xét nghiệm độ tập trung tiểu cầu nhằm đánh giá chức năng của tiểu cầu.
Xét nghiệm phân tích máu giúp bác sĩ đánh giá được lượng tiểu cầu, thời gian máu đông, máu chảy
Thông qua những xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ đánh giá được quá trình đông máu của bệnh nhân, xem xét quá trình đông máu diễn ra như thế nào để chỉ định các phương pháp điều trị bệnh chính xác, hạn chế rủi ro đối với sức khỏe.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc quá trình đông máu diễn ra như thế nào, những yếu tố nào đẩy nhanh quá trình đông máu để bạn có kế hoạch thăm khám và điều trị sớm nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường như chảy máu cam, chảy máu chân răng, dễ bầm tím, xuất hiện huyết khối…
Hiện nay, MEDLATEC được biết đến là một trong những cơ sở y tế được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn khi cần thăm khám sức khỏe, điều trị bệnh lý. Tại đây có đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm sẽ trực tiếp khám cho khách hàng, dưới sự hỗ trợ của các thiết bị y tế tiên tiến, đặc biệt là Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế với 2 chứng chỉ được cấp là ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ), giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác các vấn đề sức khỏe của khách hàng.
Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế của MEDLATEC
Bên cạnh đó, MEDLATEC cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà thuận tiện, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi sức khỏe mà không cần phải đến bệnh viện. Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng có thể gọi vào hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch. Nhân viên y tế của MEDLATEC sẽ đến lấy mẫu tại nhà theo lịch đã hẹn. Kết quả xét nghiệm sẽ được thông báo qua tin nhắn và các bác sĩ của MEDLATEC sẽ liên hệ trực tiếp để tư vấn kết quả.
Nếu cần được tư vấn hoặc đặt lịch thăm khám, đặt lịch xét nghiệm tận nơi, khách hàng vui lòng liên hệ đến Tổng đài chăm sóc khách hàng MEDLATEC hoạt động 24/7 theo số 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!