Các tin tức tại MEDlatec
Quy trình xử trí bệnh nhân mắc Covid - 19 diễn ra như thế nào?
1. Quy trình xử trí bệnh nhân Covid-19
1.1. Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới
Khi virus corona đã có sự lây lan trong cộng đồng thì rất khó để kiểm soát dịch bệnh. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nên khai báo y tế và có biện pháp hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm phức tạp. Cụ thể:
-
Từng sống ở vùng có dịch, đi du lịch trong vùng có dịch trong khoảng 14 ngày trước khi có triệu chứng bệnh.
-
Những người từng tiếp xúc với người đã từng sống hoặc đến vùng có dịch, kèm theo những biểu hiện bất thường như sốt hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính mà không rõ nguyên nhân.
-
Bệnh nhân có biểu hiện sốt, bị viêm phổi, nhiễm chứng suy hô hấp, thấy rõ tổn thương ở nhiều mức độ trên lâm sàng hoặc những hình ảnh Xquang mà không thể tìm được nguyên nhân.
-
Người có chỉ định lâm sàng xét nghiệm viêm phổi.
-
Trường hợp có triệu chứng của các bệnh lý về đường hô hấp chẳng hạn như sốt cao, ho hay khó thở,...
-
Trường hợp đã từng đến các vùng đã được xác định có ca mắc bệnh Covid-19.
-
Trường hợp tiếp xúc với các loại vật nuôi bị bệnh hay vật nuôi ở vùng dịch tễ có bệnh trong khoảng 14 ngày.
-
Những người có biểu hiện sốt hoặc các biểu hiện khác về bệnh hô hấp trong khoảng 14 ngày sau khi đã tiếp xúc với các ca nghi nhiễm hoặc xác định nhiễm bệnh Covid-19.
-
Những trường hợp từng chăm sóc cho bệnh nhân như nhân viên y tế, hay người nhà của bệnh nhân, người đến thăm bệnh nhân cũng là những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm.
1.2. Cách thức xác định bệnh
Những trường hợp trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là những trường hợp có dấu hiệu sốt cao, ho nhiều, khó thở,… sẽ được chẩn đoán để xác định bệnh bằng kỹ thuật Real time RT - PCR.
Kỹ thuật Real time RT - PCR được sử dụng để chẩn đoán bệnh
Mẫu bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm hay dịch nội khí quản sẽ được các nhân viên y tế thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp. Sau đó mang đi thực hiện xét nghiệm, nếu kết quả dương tính đồng nghĩa rằng bệnh nhân đã mắc Covid-19.
2. Phương pháp điều trị
Hiện nay, phác đồ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam có nhiều cải thiện đáng kể. Nếu như trước đây, phần lớn người bệnh đều được áp dụng phương pháp điều trị triệu chứng đồng thời nâng thể trạng, thì hiện nay trong phác đồ mới, các loại kháng virus đã thể hiện hiệu quả tốt hơn.
Ở đợt dịch trước, chưa có thuốc đặc trị virus corona, khi đó, chúng ta đã sử dụng những loại thuốc kháng virus đặc hiệu như Lopinavir, Ritonavir hay Interferon một cách rất hiệu quả. Hiện nay, Favipiravir của Nga là loại thuốc mang đến nhiều hứa hẹn. Bên cạnh đó, sử dụng huyết tương của những trường hợp đã khỏi bệnh để thay thế thuốc kháng virus cũng là phương án được tính đến trong giai đoạn này.
Phác đồ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam có nhiều cải thiện
Trước đây, phần lớn những trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 ở nước ta đều ở thể nhẹ và thường được điều trị bằng cách điều trị triệu chứng kèm theo truyền dịch kết hợp với thuốc nâng cao thể trạng. Nhưng một số trường hợp đã có diễn biến bất thường, chẳng hạn như bị suy hô hấp nặng, sốc nhiễm trùng, khiến các chuyên gia phải liên tục theo dõi phản ứng của bệnh nhân và phải tính đến phương pháp thay đổi phác đồ ngay lập tức.
Với phương pháp điều trị mới, bệnh nhân sẽ được đánh giá và phân loại trước khi lên phác đồ điều trị. Việc phân loại này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh mà còn giúp ngành y tế có thể lên kế hoạch, sắp xếp trang thiết bị cũng như nhân lực điều trị phù hợp nhất.
Các mức độ bệnh nhân có thể được xếp loại từ nhẹ, trung bình, nặng, đến mức độ nguy kịch. Trường hợp được đánh giá là trường hợp nặng là bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 có xuất hiện dấu hiệu suy hô hấp, suy tạng và có bệnh lý nền. Trường hợp nguy kịch là khi đã bị suy tạng, có bệnh nền và sốc nhiễm khuẩn.
Trong quá trình điều trị, các bác sĩ rất chú trọng đến vấn đề tâm lý của bệnh nhân, cố gắng giúp bệnh nhân giữ vững tinh thần lạc quan. Bệnh nhân cũng có thể chủ động trong việc chia sẻ với người thân, bác sĩ về những lo lắng của mình.
Vấn đề dinh dưỡng cũng là vấn đề cần quan tâm trong quá trình điều trị. Chế độ ăn của người bệnh sẽ được lên kế hoạch chi tiết. Chế độ ăn thường được chia thành nhiều bữa, thường là những món ăn dễ tiêu, giúp kiểm soát tốt huyết áp, lượng đường trong máu và hỗ trợ xử lý các bệnh lý kèm theo. Bệnh nhân cũng không nên sử dụng chất kích thích trong giai đoạn điều trị và thường xuyên tập luyện để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
MEDLATEC tổ chức buổi tập huấn cùng chuyên gia để nâng cao chuyên môn cho tập thể cán bộ nhân viên trong công tác phòng chống Covid-19
Trong những diễn biến mới và phức tạp của dịch bệnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã triển khai nhanh chóng công tác khai thác thông tin và tiền sử dịch tễ của những khách hàng đến khám tại bệnh viện.
MEDLATEC cũng đã tổ chức buổi tập huấn cùng chuyên gia để nâng cao chuyên môn cho tập thể cán bộ nhân viên bệnh viện về chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona.
Bên cạnh đó, MEDLATEC còn phát miễn phí khẩu trang cho tất cả quý khách hàng đến thăm khám tại bệnh viện. Bệnh viện đã chuẩn bị phương tiện phòng hộ cho nhân viên y tế, khử khuẩn dụng cụ và khử khuẩn cho khu cách ly để có thể đảm bảo cơ sở trang thiết bị tốt nhất trong thời gian dịch bệnh kéo dài.
Chính vì thế, bạn hoàn toàn yên tâm khi đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Mọi thắc mắc về dịch bệnh, về quy trình xử trí bệnh nhân covid hay những vấn đề sức khỏe khác hoặc muốn đặt lịch khám sớm, bạn có thể liên hệ đến số 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!