Các tin tức tại MEDlatec
Sẩn ngứa ở trẻ em: Nguyên nhân và cách xử trí an toàn cho làn da của trẻ
- 12/11/2024 | Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh: Cách xử lý nhanh chóng và hiệu quả
- 17/11/2024 | Trẻ sơ sinh bị nhiệt do đâu và cách xử lý chuẩn
- 20/11/2024 | Trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục
1. Như thế nào là sẩn ngứa?
Sẩn ngứa là tình trạng da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ hoặc sần nhỏ, thường đi kèm cảm giác ngứa ngáy. Ở trẻ em, do da nhạy cảm hơn so với người lớn nên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kích thích từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, gây nên tình trạng sẩn ngứa da.
Trẻ bị sẩn ngứa cũng thường có các biểu hiện:
- Nổi nốt đỏ hoặc mụn nhỏ trên da, chủ yếu ở vùng lưng, chân, tay và bụng.
- Trẻ gãi liên tục vì ngứa, dễ gây trầy xước da.
Sẩn ngứa có thể tự hết sau vài giờ hoặc kéo dài nhiều ngày tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng.
Trẻ khó chịu và gãi liên tục do bị sẩn ngứa trên da
2. Nguyên nhân gây nên sẩn ngứa ở trẻ em
Sẩn ngứa ở trẻ em có thể do nhiều yếu tố:
2.1. Dị ứng thực phẩm
Trẻ em có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm do hệ miễn dịch phản ứng quá mức. Khi trẻ tiêu thụ những thực phẩm này, các phản ứng kháng nguyên - kháng thể xảy ra khiến xuất hiện triệu chứng sẩn ngứa da.
Thực phẩm thường gây dị ứng như:
- Sữa bò: Là nguyên nhân phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Trứng: Protein trong lòng trắng trứng dễ gây kích ứng.
- Hải sản: Tôm, cua, mực dễ gây nên phản ứng dị ứng.
- Lạc và các một số loại hạt khác.
- Trái cây: Dâu tây, kiwi hoặc dứa cũng có thể kích hoạt dị ứng da.
Triệu chứng dị ứng thực phẩm thường xuất hiện nhanh sau khi ăn, gây sẩn ngứa, mẩn đỏ, thậm chí sưng tấy da.
2.2. Côn trùng cắn
Khi bị các loại côn trùng như muỗi, kiến, bọ chét,... đốt, da có thể bị nhiễm độc tố của côn trùng, kích ứng và gây nên sẩn ngứa ở trẻ em, có thể kèm theo sưng tấy tại vùng da bị côn trùng cắn.
2.3. Dị ứng trước yếu tố thời tiết hoặc môi trường
Yếu tố môi trường như phấn hoa, bụi mụn, lông thú cưng, hóa chất trong sản phẩm tắm gội,... cũng là nguyên nhân dẫn đến sẩn ngứa ở trẻ, nhất là những trẻ có làn da nhạy cảm.
Ngoài ra, khi thời tiết nóng ẩm gây nhiều mồ hôi, trẻ có thể bị sẩn ngứa do rôm sảy. Trường hợp khí hậu khô lạnh khiến da mất độ ẩm tự nhiên cũng gây khô và ngứa da.
2.4. Bệnh da liễu
Các bệnh lý ngoài da thường xuất hiện với nhiều biểu hiện khác nhau, trong đó có sẩn ngứa ở trẻ em như:
- Viêm da dị ứng (Eczema): Gây khô, đỏ, ngứa ngáy và nứt nẻ da, nhiều nhất là ở mặt, cổ, khuỷu tay và đầu gối của trẻ. Chàm có thể liên quan đến cơ địa dị ứng hoặc yếu tố di truyền, khiến bệnh tái phát theo từng đợt.
- Nổi mề đay: Tổn thương da dạng mẩn đỏ, ngứa và đôi khi sưng phù trên da.
- Viêm da cơ địa: Bệnh mạn tính liên quan đến cơ địa dị ứng, thường gây ngứa dữ dội, nổi sẩn đỏ hoặc mụn nước trên da, dễ nhiễm trùng nếu trẻ gãi nhiều.
Bệnh Eczema có thể là nguyên nhân gây nên sẩn ngứa ở trẻ em
2.5. Nhiễm ký sinh trùng
Các loại ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể hoặc bám trên da có thể gây kích ứng, viêm và ngứa ngáy, khiến trẻ khó chịu và dễ bị tổn thương da do gãi nhiều.
- Giun kim: Thường gây ngứa dữ dội vùng hậu môn, đặc biệt vào ban đêm khi chúng di chuyển ra ngoài để đẻ trứng. Nếu trẻ gãi, trứng giun có thể bám vào tay và lây lan qua đồ vật hoặc thực phẩm, tạo thành vòng tái nhiễm lặp lại thường xuyên.
- Cái ghẻ: Đây là ký sinh trùng sống, đào hang và đẻ trứng dưới lớp biểu bì da. Trẻ bị ghẻ nước thường ngứa dữ dội, nhất là buổi đêm. Trên da của trẻ bị ghẻ nước thường xuất hiện nốt sẩn đỏ nhỏ, nhất là vùng kẽ tay, nách hoặc bụng.
- Giun đũa, giun móc: Đây là ký sinh trùng không chỉ gây sẩn ngứa ở trẻ em mà còn làm dễ dẫn đến thiếu máu, suy dinh dưỡng do chúng hút chất dinh dưỡng trong cơ thể của trẻ.
3. Xử trí và phòng ngừa sẩn ngứa ở trẻ em
3.1. Biện pháp xử trí
Trong các trường hợp sau cha mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và điều trị khỏi sẩn ngửa ở trẻ em:
- Triệu chứng đã trên 1 tuần nhưng không thuyên giảm.
- Sẩn ngứa ngày càng lan hoặc bị sưng và mưng mủ.
- Trẻ có biểu hiện khó thở hoặc sưng mặt, miệng (dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng).
Khi trẻ bị sẩn ngứa, cha mẹ có thể dùng khăn lạnh đắp lên vùng da ngứa, tránh để trẻ cào gãi làm xước da. Các biện pháp dân gian như tắm lá trầu không, đắp lá khế,... để chữa sẩn ngứa ở trẻ em không nên tùy tiện áp dụng.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sẩn ngứa nên việc tìm đúng nguyên nhân ở từng trường hợp mắc bệnh là cần thiết để trẻ được điều trị chấm dứt tình trạng này. Cha mẹ nên cho con thăm khám bác sĩ Da liễu để được kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.
Cha mẹ nên cho con thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây sẩn ngứa
3.2. Cách thức phòng ngừa
Cha mẹ có thể giúp con thực hiện một số cách sau để phòng tránh sẩn ngứa ở trẻ em:
- Chăm sóc da cho trẻ hàng ngày bằng sản phẩm có thành phần dịu nhẹ và luôn giữ cho da của trẻ được khô thoáng, sạch sẽ. Vào mùa hanh khô, trẻ cần được dưỡng ẩm da đều đặn.
- Với trẻ có cơ địa dị ứng, cha mẹ hãy tránh để cho con tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và bổ sung thêm khoáng chất, vitamin từ rau xanh, trái cây để tăng cường đề kháng cho con.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để loại bỏ bụi và phấn hoa. Nếu trẻ có làn da nhạy cảm, hãy hạn chế để trẻ tiếp xúc với thú cưng.
- Bôi kem chống côn trùng lên da và cho con mặc quần áo dài tay khi ra ngoài.
- Tẩy giun hằng năm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
- Giặt sạch đồ dùng của trẻ.
Sẩn ngứa ở trẻ em về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng cần được xử trí đúng cách để tránh gây tổn thương, nhiễm trùng da.
Để đặt lịch khám Da liễu cho con cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, cha mẹ có thể liên hệ trực tiếp Hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!