Các tin tức tại MEDlatec
Sỏi thận rơi xuống đường tiết niệu nguy hiểm thế nào?
- 31/07/2023 | Hiểu rõ về các loại sỏi thận: nguyên nhân và hướng điều trị
- 27/08/2024 | Cách trị sỏi thận tại nhà và những lưu ý khi áp dụng
- 15/09/2024 | Biểu hiện bệnh sỏi thận và cách đi tiểu ra sỏi ngay tại nhà
1. Hiện tượng sỏi thận rơi xuống đường tiết niệu là gì?
Sỏi thận xuống đường tiết niệu là hiện tượng một hoặc nhiều viên sỏi sau khi hình thành ở thận thì theo dòng nước tiểu rơi xuống các phần khác của hệ tiết niệu như bàng quang, niệu quản, niệu đạo.
Trường hợp sỏi bị mắc lại tại niệu quản được đánh giá là nguy hiểm nhất bởi tình trạng này sẽ gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu toàn phần dẫn đến suy thận cấp tính diễn ra nhanh.
Sỏi từ thận rơi xuống niệu quản có thể gây ứ đọng toàn bộ nước tiểu trong thận
2. Triệu chứng khi sỏi thận xuống đường tiết niệu
Sỏi thận rơi xuống đường tiết niệu thường gây ra những triệu chứng sau:
Đau quặn thắt lưng và hông
Một trong những triệu chứng điển hình khi sỏi thận di chuyển xuống đường tiết niệu là các cơn đau dữ dội ở vùng thắt lưng. Sau đó cơn đau lan dần ra hai bên hông, xương bụng dưới và hai chân.
Mỗi khi làm việc nặng hoặc hoạt động gắng sức, cơn đau sẽ tăng lên và kéo dài từ vài phút cho đến vài tiếng đồng hồ. Đối với nam giới, nếu sỏi rơi xuống niệu quản sẽ dẫn đến đau nhức dương vật.
Đau thắt lưng và hông là triệu chứng thường gặp khi bị sỏi tiết niệu
Khó khăn khi đi tiểu
Khi sỏi rơi vào niệu đạo hoặc niệu quản, người bệnh sẽ có tình trạng đau buốt mỗi khi đi tiểu, lượng nước tiểu ít nhưng lại buồn đi vệ sinh liên tục. Đôi khi bí tiểu hoàn toàn.
Nếu sỏi từ thận rơi xuống bàng quang sẽ gây ra hiện tượng tiểu ngắt quãng. Người bệnh đang tiểu thì nước tiểu đột ngột ngừng chảy và phải thay đổi tư thế thì mới có thể tiếp tục.
Những trường hợp sỏi to, khi di chuyển trong đường tiết niệu có thể gây ra những xây xát khiến niêm mạc bị tổn thương. Khi đó người bệnh sẽ có biểu hiện tiểu ra máu. Vết thương cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn hay mầm bệnh tấn công dẫn đến viêm nhiễm, nước tiểu sẽ đục hơn, sẫm màu và mùi hôi rõ rệt.
Ngoài ra, nếu bị nhiễm trùng, người bệnh còn có triệu chứng sốt cao, buồn nôn, nôn, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân,…
3. Sỏi thận rơi xuống đường tiết niệu nguy hiểm như thế nào?
Những trường hợp sỏi từ thận rơi xuống các bộ phận khác của đường tiết niệu cần được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời để tránh gặp những biến chứng nguy hiểm như:
Giãn đài bể thận
Sỏi xuất hiện ở niệu quản, niệu đạo làm cản trở quá trình di chuyển của nước tiểu dẫn. Khi nước tiểu không được chuyển xuống bàng quang sẽ dẫn đến tình trạng nước tiểu ứ đọng trong thận và làm giãn đài bể thận.
Nhiễm trùng đường tiểu
Trong quá trình sỏi rơi từ thận xuống cơ quan khác có thể tạo ra những tổn thương niêm mạc đường tiết niệu kết hợp với nước tiểu ứ đọng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm trùng.
Rò bàng quang
Khi sỏi từ thận rơi xuống bàng quang có thể gây ra tình trạng viêm, lở loét có thể gây ảnh hưởng đến chức năng cơ vòng bàng quang. Cơ vòng không được kiểm soát có thể gây ra hiện tượng rò bàng quang hoặc đi tiểu không kiểm soát.
Sỏi thận rơi xuống bàng quang có thể gây ra hiện tượng đi tiểu không kiểm soát
Suy thận
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất khi sỏi thận rơi xuống bàng quang, niệu quản hay niệu đạo là suy thận cấp hoặc mạn tính. Nước tiểu ứ đọng trong thận trong thời gian dài, vi khuẩn có nhiều điều kiện sinh sôi, phát triển.
Tình trạng này không chỉ làm giãn đài bể thận mà còn làm giảm chức năng thận, thậm chí là mất hoàn toàn. Vi khuẩn có thể tấn công vào hệ thống tuần hoàn dẫn đến nhiễm trùng huyết. Nếu biến chứng này không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ đe dọa tính mạng người bệnh.
Để khắc phục tình trạng sỏi thận rơi xuống đường tiết niệu và hạn chế biến chứng, bạn nên đi khám và can thiệp điều trị sớm, đúng cách. Tùy vào từng trường hợp, vị trí, kích thước của sỏi mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
● Trường hợp sỏi kích thước nhỏ và ít gây ảnh hưởng sức khỏe thì bác sĩ sẽ cho chỉ định sử dụng các loại thuốc như giảm đau, kháng sinh, giãn cơ,… kết hợp thay đổi chế độ dinh dưỡng và khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước để tăng tần suất đi tiểu, tạo điều kiện tống sỏi ra ngoài theo đường tự nhiên.
● Trường hợp kích thước lớn thì có thể can thiệp điều trị bằng cách biện pháp ngoại khoa như tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ, tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser, tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser, nội soi lấy sỏi, mổ hở lấy sỏi.
Nếu bạn cần tìm một địa chỉ uy tín để khám và điều trị tình trạng sỏi thận rơi xuống đường tiết niệu thì có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện không chỉ sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao mà còn trang bị hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại.
Hơn nữa, MEDLATEC hiện nay là đơn vị uy tín áp dụng dịch vụ tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser trong điều trị sỏi tiết niệu. Đây là phương pháp được đánh giá mang lại hiệu quả điều trị tối ưu và có thể thế phương pháp mổ hở truyền thống, ít xâm lấn, khả năng phục hồi nhanh đồng thời đảm bảo được những yêu cầu về thẩm mỹ bởi vết chích chỉ khoảng 5mm.
Đặc biệt, từ nay cho đến hết ngày 31/12/2023, khách hàng khi sử dụng dịch vụ điều trị sỏi tiết niệu sẽ nhận được ưu đãi:
● Miễn phí khám và tư vấn ngoại khoa.
● Miễn phí siêu âm ổ bụng.
● Giảm ngay 3 triệu chi phí phẫu thuật thực hiện điều trị sỏi thận - tiết niệu.
● Tặng voucher 1 triệu đồng khi khách hàng sử dụng các dịch vụ ngoại khoa sau điều trị.
Giảm trực tiếp 3 triệu đồng khi phẫu thuật điều trị sỏi tiết niệu tại MEDLATEC
Chương trình được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cơ sở 42 - 44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. Mọi thông tin cần được tư vấn và hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 565656 của MEDLATEC để được giải đáp kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!