Các tin tức tại MEDlatec
Sốt xuất huyết - căn bệnh nghiêm trọng bạn không nên coi thường
- 15/08/2020 | Để sốt xuất huyết ở trẻ không nguy hiểm, cha mẹ nhất định phải biết
- 04/08/2020 | Người bị sốt xuất huyết nên ăn gì để sức khỏe tốt, nhanh khỏi bệnh?
- 04/08/2020 | Liệu sốt xuất huyết có bị lại không khi đã từng mắc rồi?
1. Bệnh sốt xuất huyết
Một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp trong mùa mưa đó là sốt xuất huyết, nếu bạn không phát hiện và điều trị sớm, sức khỏe có thể bị đe dọa nghiêm trọng.
Bệnh sốt xuất huyết có tốc độ lây lan nhanh, rất dễ bùng dịch.
Trong đó, đa số bệnh nhân đều bị lây nhiễm do muỗi vằn hút máu người bệnh và lây cho người khỏe mạnh. Nếu kiểm soát không tốt, chúng ta phải đối mặt với sự bùng phát của dịch bệnh này.
Những bệnh nhân mắc bệnh do sự tấn công của siêu vi trùng Dengue thường có tình trạng bệnh tương đối nghiêm trọng. Rất nhiều trường hợp bị hạ huyết áp bất ngờ, thậm chí là tử vong. Đó là lý do vì sao chúng ta không thể coi thường căn bệnh truyền nhiễm này.
2. Con đường lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết
Thực sự không một ai mong muốn mình mắc phải căn bệnh truyền nhiễm, chính vì thế mỗi người đều có ý thức chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và xã hội. Để làm được điều này, chúng ta cần nắm được những con đường lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Nhìn chung, bệnh này thường lây nhiễm thông qua 3 con đường chủ yếu, chúng ta đừng chủ quan và nên có phương án ngăn ngừa những tác nhân kể trên.
Nhìn chung, có 3 con đường chính lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết.
Như đã phân tích ở trên, con đường chính giúp bệnh lây lan và phát triển nhanh chóng đó là thông qua muỗi vằn. Chúng có thói quen hút máu người và vô tình lây truyền vi rút từ bệnh nhân sang những người bình thường. Nghiêm trọng hơn, một con muỗi vằn có thể truyền bệnh cho rất nhiều người. Nếu không thường xuyên diệt muỗi, đặc biệt là mùa mưa thì dịch bệnh có khả năng bùng phát rất cao. Ngược lại, con muỗi có thể đã nhiễm bệnh sẵn và tiếp tục lây lan vi rút cho mọi người xung quanh.
Ngoài ra, vi rút cũng có thể tấn công cơ thể nếu bạn vô tình được truyền máu từ người đang mắc bệnh hoặc sử dụng chung dụng cụ y tế như kim tiêm. Song, tình huống này rất hiếm khi xảy ra.
Khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân sốt xuất huyết, chúng ta không cần quá lo lắng, bởi vì căn bệnh này không lây lan qua đường hô hấp. Vì vậy, bạn có thể chăm sóc bệnh nhân mà không sợ bị lây nhiễm trực tiếp.
3. Bệnh phát triển qua những giai đoạn nào?
Nhìn chung, căn bệnh này phát triển qua nhiều giai đoạn phức tạp, để sớm phát hiện và có phương án điều trị hiệu quả, mỗi người cần nắm được quá trình phát triển của bệnh.
Trước khi các triệu chứng trở nên rõ ràng, bệnh nhân sẽ trải qua thời kỳ ủ bệnh.
3.1. Giai đoạn sốt
Một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết đó là sốt cao, tuy nhiên khá nhiều người lầm tưởng đây chỉ là biểu hiện cúm vặt và không quá để tâm. Bên cạnh đó, họ cũng thấy xuất hiện một số triệu chứng khác, đó là: cơ thể luôn trong trạng thái mỏi mệt, đau nhức đầu,… Khoảng thời gian này thường diễn ra từ 3 - 7 ngày và được gọi là giai đoạn sốt.
3.2. Giai đoạn nguy hiểm
Bước sang giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân cần được các bác sĩ theo dõi sát sao để kiểm soát tình hình và xử lý kịp thời nếu bệnh diễn biến nặng. Trong khoảng thời gian này, người bệnh dần dần cắt sốt, song không vì thế mà chúng ta chủ quan.
Thông thường, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng xuất huyết, có thể là xuất huyết dưới da, niêm mạc hoặc nội tạng, ví dụ như ở phổi hay là hệ tiêu hóa. Trong đó, tình trạng xuất huyết dưới da xảy ra khá phổ biến, xuất huyết niêm mạc cụ thể là chảy máu mũi, lợi hoặc kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn ở nữ giới.
Thông thường, trong giai đoạn nguy hiểm bệnh nhân sẽ bị xuất huyết ở nhiều vị trí.
Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng suy tạng, ảnh hưởng tới chức năng gan, não và thần kinh. Đây là dấu hiệu thông báo tình trạng bệnh diễn biến phức tạp, bệnh nhân cần được điều trị kịp thời.
3.3. Giai đoạn bình phục
Sau khi trải qua giai đoạn nguy hiểm, người bệnh sốt xuất huyết dần dần hồi phục các chức năng. Nhìn chung, sức khỏe của họ trở nên ổn định hơn và không còn dấu hiệu sốt, tình trạng xuất huyết dần biến mất.
4. Điều trị bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
Thực tế, cho tới ngày nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa điều chế ra loại thuốc đặc trị căn bệnh truyền nhiễm này. Chính vì thế, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, mắc bệnh, chúng ta nên chủ động tìm hiểu biện pháp bảo vệ bản thân mình.
Khi phát hiện bệnh, các bạn nên dành thời gian đi khám và nhận những lời khuyên từ bác sĩ. Đối với bệnh nhân nhẹ, các bác sĩ chỉ cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh, yêu cầu họ nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Trong khi đó, những người có tình trạng bệnh nghiêm trọng cần được điều trị cẩn thận để giải quyết tình trạng suy tạng cực kỳ nghiêm trọng.
Người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
5. Bí quyết phòng tránh bệnh
Như bạn đã biết, sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh chóng và rất dễ bùng dịch. Vậy chúng ta nên làm gì để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và cộng đồng?
Đầu tiên, chúng ta nên hình thành thói quen sử dụng màn khi đi ngủ, đây là cách đơn giản để ngăn sự tấn công của muỗi. Nhiều người khá chủ quan và bỏ qua công việc trên, chính vì thế tỷ lệ người bệnh tăng nhanh trong mùa mưa.
Bên cạnh đó, chủ động phun thuốc diệt muỗi cũng là một cách không tồi, nhờ vậy, bạn có thể tiêu diệt tận gốc mầm mống gây bệnh. Bí quyết này không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà cả mọi người trong cộng đồng.
Nếu có bất cứ dấu hiệu mắc bệnh nào, hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi và điều trị nhé! Tốt nhất, bệnh nhân không nên tự mình sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Điều này gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị.
Không thể phủ nhận rằng sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm rất nghiêm trọng mà chúng ta không được coi thường. Trước hết, mỗi người nên chủ động tìm hiểu, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa bệnh. Trong trường hợp không may nhiễm bệnh, bạn hãy đi khám và điều trị sớm.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!