Các tin tức tại MEDlatec
Sốt xuất huyết có nên truyền nước không? Lưu ý quan trọng khi chăm sóc
- 14/01/2025 | Cách nhận biết và xử trí xuất huyết dưới da do sốt xuất huyết hiệu quả
- 23/01/2025 | Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu: Gợi ý 5 loại thực phẩm cần bổ sung
- 05/02/2025 | Sốt xuất huyết có được uống kháng sinh không, dùng thuốc gì để điều trị?
- 23/04/2025 | Hiệu quả của vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết và địa chỉ tiêm chủng uy tín
- 22/06/2025 | Sốt xuất huyết uống nước dừa được không? Lời khuyên từ bác sĩ
1. Vì sao cần bù dịch khi bị sốt xuất huyết?
sốt xuất huyết không chỉ gây sốt cao, mệt mỏi mà còn khiến cơ thể mất nước và điện giải nghiêm trọng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: người bệnh thường sốt liên tục, ăn uống kém, hay bị nôn ói hoặc tiêu chảy nhẹ trong một số trường hợp điển hình. Tất cả những yếu tố này đều làm cho cơ thể rơi vào tình trạng thiếu hụt nước.
Nguy hiểm hơn, khi bệnh ở giai đoạn tiến triển nặng, nó có thể gây ra hiện tượng thoát huyết tương (chất dịch rò rỉ ra khỏi mạch máu vào các mô xung quanh, khiến máu cô đặc, tuần hoàn kém, làm tăng nguy cơ sốc do mất dịch.
Do đó, việc bù dịch khi bị sốt xuất huyết là điều quan trọng hàng đầu, cho phép duy trì thể tích máu lưu thông, ổn định huyết áp, hỗ trợ gan thận hoạt động và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Tuy nhiên, không phải trường hợp bệnh nào cũng cần truyền nước, phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan về cách bù dịch, tình trạng bệnh và thể trạng của người bệnh.
2. Sốt xuất huyết có nên truyền nước không?
Sốt xuất huyết có nên truyền nước không? Câu trả lời là có, nhưng không phải ai cũng cần truyền nước, và không được tự ý truyền dịch tại nhà khi chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Truyền nước hay truyền dịch trong hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết là cần thiết cho một số trường hợp nhất định, khi cơ thể mất nước nghiêm trọng hoặc xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo trở nặng. Việc truyền dịch đúng cách giúp bù lượng dịch bị thất thoát, ổn định huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Dưới đây là các trường hợp thường được chỉ định truyền nước mà bạn nên chú ý:
- Người bệnh sốt cao, nôn nhiều và không thể uống nước.
- Có dấu hiệu mất nước rõ như khô môi, mắt trũng, da khô, tiểu ít.
- Xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như: đau bụng dữ dội, mạch nhanh, huyết áp thấp,…
Với các trường hợp người bệnh sốt nhẹ, tỉnh táo, có thể uống nước tốt và không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường, chỉ cần bù nước qua đường uống (như oresol, nước lọc,…) mà không nhất thiết phải truyền dịch.
*Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không tự ý truyền nước tại nhà hoặc các cơ sở y tế không đảm bảo về chuyên môn, vì nếu truyền sai loại dịch, tốc độ truyền hoặc thể tích không phù hợp, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro nguy hiểm ảnh hưởng đến phổi, tim, tuần hoàn hoặc thậm chí là tử vong.
3. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà
Việc chăm sóc đúng cách có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hồi phục và phòng ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp người bệnh bù nước hiệu quả, theo dõi sát diễn tiến và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Cách bù nước an toàn không cần truyền dịch
Đối với các trường hợp bệnh nhẹ, chưa có dấu hiệu cảnh báo mất nước, việc bù dịch qua đường uống là ưu tiên hàng đầu. Người chăm sóc cần chú ý:
- Cho người bệnh uống nhiều nước lọc, nước oresol, nước trái cây, nước dừa.
- Ăn cháo loãng, súp và các món dễ tiêu để bổ sung nước và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Chia nhỏ bữa ăn, uống từng ngụm nước nhỏ để quá trình hấp thu dễ dàng hơn. Theo dõi lượng nước tiểu và tình trạng tỉnh táo của người bệnh để đánh giá hiệu quả bù dịch.
Dấu hiệu cần đưa đến bệnh viện ngay
Bên cạnh những lưu ý bù nước an toàn, người chăm sóc cũng cần theo dõi sát để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh trở nặng và có hướng xử trí kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần đưa người bệnh đến thăm khám bác sĩ ngay, gồm:
- Nôn liên tục, đau bụng dữ dội, nhất là vùng hạ sườn phải hoặc quanh rốn.
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.
- Tay chân lạnh, lừ đừ, mạch nhanh, huyết áp tụt, tiểu ít hoặc không tiểu trong nhiều giờ.
Nếu người bệnh có một trong các triệu chứng kể trên, cần đưa đến bệnh viện thăm khám ngay để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả. Lưu ý, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị những triệu chứng trên khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, bởi có thể làm trầm trọng hơn tình trạng và tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bệnh
Khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết, bạn cần chú ý đến những điều sau:
- Kiểm tra nhiệt độ, mạch, huyết áp ít nhất 2 lần/ngày, hoặc theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt chứa paracetamol đúng liều khuyến cáo.
- Và không sử dụng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết
- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh vận động mạnh vì sẽ làm vỡ mao mạch và tăng nguy cơ xuất huyết.
- Theo dõi sát lượng nước uống vào và lượng nước tiểu ra để có hướng điều chỉnh phù hợp.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp giải đáp chi tiết thắc mắc “sốt xuất huyết có nên truyền nước không”. Việc truyền nước khi bị sốt xuất huyết chỉ nên thực hiện trong những trường hợp cụ thể và phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Với những trường hợp bệnh nhẹ, bù nước qua đường uống là biện pháp được ưu tiên hàng đầu. Người chăm sóc cần nắm rõ cách theo dõi và dấu hiệu nhận biết bất thường để kịp thời đưa bệnh nhân đến thăm khám bác sĩ, tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan, có thể liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!