Các tin tức tại MEDlatec
Sự cần thiết của việc hàn răng sâu và những lưu ý sau khi hàn
- 28/04/2022 | Tất tần tật mọi điều cần biết về răng khôn
- 08/05/2022 | Bỏ túi danh sách các loại thuốc trị đau răng có hiệu quả nhanh nhất
- 29/04/2022 | Cao răng là gì và những điều nên biết về lấy cao răng
1. Nếu không hàn răng sâu từ sớm thì sẽ gây ra hậu quả gì?
Kỹ thuật hàn răng được dùng để lấp đầy những khoảng trống của răng hoặc khi cấu trúc của răng bị sứt mẻ, sâu do vi khuẩn tấn công. Phương pháp này giúp hoàn chỉnh được phần khuyết thiếu của răng và trả lại vẻ đẹp thẩm mỹ ban đầu cho răng.
Vì đây là kỹ thuật không quá phức tạp và không gây đau nên hàn răng sâu được thực hiện rất phổ biến. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp khi răng bị sâu thì lại trì hoãn không đi hàn, để lâu có thể dẫn tới những nguy hại như sau:
-
Ảnh hưởng tới khả năng nhai nghiến thức ăn: sâu răng làm phá vỡ cấu trúc của răng, khiến răng bị ê buốt, thức ăn mắc kẹt và phân hủy tại đây tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và hơi thở có mùi hôi. Vì vậy không những khiến việc nhai nghiến thức ăn trở nên khó khăn mà còn trở thành vật cản không nhỏ đối với vấn đề giao tiếp hàng ngày;
-
Nguy cơ viêm lợi, hở tủy răng: khi sâu răng ăn mòn vào trong sẽ làm lộ tủ y và càng khiến tình trạng này trở nên đau đớn và tồi tệ hơn. Nếu tủy răng bị chết hoặc nhiễm trùng thì sẽ dẫn tới biến chứng nhiễm trùng lan tỏa, ảnh hưởng tới toàn cơ thể;
Răng sâu nếu không được xử lý sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy
-
Có thể bị mất răng: nếu răng vỡ to, sâu nhiều chỉ còn lại chân răng và viêm nhiễm kéo dài khiến răng không còn khả năng bảo tồn được thì nguy cơ phải nhổ bỏ là rất cao;
-
Sâu lan sang các răng bên cạnh;
-
Gây mất thẩm mỹ: không chỉ có răng hàm mà các loại răng khác ở mặt tiền như răng cửa cũng có thể bị sâu. Khi đó răng thường bị thẫm đen lại, răng có lỗ hoặc vỡ răng sẽ khiến “khổ chủ" cảm thấy vô cùng mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống hàng ngày.
2. Vật liệu nào được sử dụng trong hàn răng sâu?
Vật liệu dùng để hàn răng sâu sẽ giúp bù đắp những khiếm khuyết ở bề mặt răng bị tình trạng sâu răng làm ảnh hưởng. Những chất liệu này có khả năng tồn tại lâu dài trong miệng, lành tính, ít bị bào mòn, khả năng chịu lực nhai tốt, không gây hại hoặc kích ứng cho cơ thể.
Các loại vật liệu được ứng dụng phổ biến trong hàn răng sâu hiện nay đó là:
-
Chất hàn composite: là lựa chọn hàng đầu cho các trường hợp cần hàn răng sâu vì hàng loạt ưu điểm như: đảm bảo tính thẩm mỹ, khả năng chịu lực và chịu mòn tốt, màu sắc tương đồng với màu tự nhiên của răng. Tuy nhiên khi hàn xong răng có thể gặp tình trạng hơi ê buốt do chất dán dính và chất hàn. Ngoài ra khoảng vài năm sau thì chất này có thể bị vỡ, đổi màu nên cần phải đi hàn lại;
-
Amalgam: chất liệu này đã được ứng dụng từ rất lâu trong hàn răng, khả năng chịu lực, chịu mòn tốt nhưng màu lại sẫm giống kim loại nên chỉ được chọn để hàn những răng hàm bị sâu bên trong khó nhìn thấy. Ngoài ra, khi dùng Amalgam để hàn răng sâu, để lưu giữ được chất hàn bác sĩ cần phải tạo các chốt trên răng làm mất nhiều phần răng bị lành, dễ khiến răng bị vỡ. Một thời gian sau răng sẽ bị ngấm màu sẫm của chất hàn gây ngả màu răng. Ngày nay chất liệu này thường không được sử dụng trong hàn răng nữa do có chứa thủy ngân có hại cho sức khỏe người bệnh;
Ngày nay chất hàn Composite được ưa chuộng hơn cả vì các ưu điểm vượt trội so với những chất liệu khác
-
Xi măng thủy tinh: thường dùng để hàn cho những trẻ không hợp tác khi hàn. Loại vật liệu này có thể giải phóng flour - đây là chất có tác dụng củng cố độ vững chắc cho tổ chức răng nhưng lại dễ vỡ, nhanh mòn, bảng màu nghèo nàn và không tạo hình được như mong muốn;
-
Sứ: cũng trở nên thịnh hành hơn vì tính thẩm mỹ nhưng khá phức tạp khi thực hiện, đòi hỏi nha sĩ có trình độ chuyên môn cao;
-
Kim loại: hay được dùng nhất là vàng hoặc titan vì thích ứng tốt với môi trường bên trong khoang miệng. Khả năng chịu lực, chịu mòn của loại vật liệu này khá cao, hạn chế được nguy cơ sâu răng tái phát. Tuy nhiên vì không đồng màu với răng nên hiện nay thường chỉ được ứng dụng đối với hàn răng hàm, các răng bên trong khó thấy.
3. Sau khi hàn răng sâu cần lưu ý những gì?
Người bệnh sau khi hàn xong sẽ được nha sĩ tư vấn cần lưu ý những điều sau để không làm vỡ vết hàn cũng như tập làm quen được với chiếc răng mới được “trùng tu” lại:
-
Thuốc gây tê có thể gây nên một số tác dụng phụ như mặt bị tê bì, sưng to, mắt trĩu,... thường sẽ nhanh hết sau khi thuốc tê không còn tác dụng;
-
Tránh ăn những đồ quá lạnh hoặc quá nóng, đồ giòn, cứng trong những ngày đầu. Ngoài ra khi ăn chỉ nên nhai bằng hàm không hàn;
-
Đối với người hàn bằng chất liệu Composite thì có thể ăn và nhai bình thường được ngay. Tuy nhiên nếu hàn bằng vật liệu khác thì không nên nhai luôn ở chỗ vừa hàn trong vòng 4 giờ đầu;
-
Không nên ăn uống các thực phẩm có màu, nước ngọt, cà phê hay hút thuốc lá vì những chất này sẽ khiến miếng hàn bị xỉn màu nhanh chóng;
-
Tránh xỉa hay tác động bằng tăm hoặc vật cứng vào vùng răng chứa miếng hàn vì rất dễ làm vỡ hoặc bong tróc cấu trúc này. Tốt nhất bạn nên chuyển sang dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để vệ sinh răng miệng, loại bỏ thức ăn giắt trong kẽ răng. Phương pháp này vừa giúp làm sạch các kẽ, tránh làm xước và đau lợi, mà lại còn giúp bảo tồn được tính thẩm mỹ của răng.
Mô phỏng hàn răng bằng kim loại
So với trước đây thì kỹ thuật hàn răng ngày nay trở nên đơn giản, ít đau đớn và vật liệu hàn răng cũng tự nhiên hơn rất nhiều. Để tránh nguy cơ phải hàn răng sâu, mỗi người nên chăm sóc răng miệng đúng cách, chủ động đi khám nha khoa 6 tháng/lần để nụ cười luôn tỏa sáng.
Để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng răng miệng hoặc các vấn đề sức khỏe khác, quý khách hàng hãy liên hệ tới tổng đài của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 nhé.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!