Các tin tức tại MEDlatec
Sử dụng Fluorometholone trong điều trị bệnh lý về mắt: Một số điều cần lưu ý
- 03/10/2024 | Thuốc nhỏ mắt Ticoldex: Những điều không nên bỏ qua trước khi sử dụng
- 23/10/2024 | Cách dùng thuốc nhỏ mắt Eyemiru hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ
- 10/11/2024 | Thuốc nhỏ mắt Nhật hỗ trợ mỏi mắt và những lưu ý khi dùng
1. Fluorometholone là thuốc gì, có công dụng ra sao?
Fluorometholone là corticosteroid giúp giảm sưng viêm và dị ứng ở mắt. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ức chế phản ứng viêm từ đó đem lại hiệu quả giảm sưng đỏ, ngăn chặn nguy cơ tổn thương thêm đối với mô nhạy cảm.
Do khả năng ức chế quá trình giải phóng prostaglandin và leucotrien - các chất gây viêm nên thuốc kiểm soát tốt các triệu chứng viêm mà không khiến thị lực bị ảnh hưởng.
Đây là thuốc bán theo đơn, chỉ dùng theo đơn từ bác sĩ Nhãn khoa, có công dụng:
- Điều trị viêm mắt do: Viêm màng bồ đào, viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc (không do vi khuẩn), viêm củng mạc,...
- Giảm triệu chứng dị ứng vùng ở mắt do môi trường, bụi bẩn, thời tiết: Đỏ, ngứa, chảy nước mắt.
- Phòng ngừa gây tổn thương mắt sau phẫu thuật mắt do viêm nhiễm như: phẫu thuật LASIK, phẫu thuật đục thủy tinh thể,...
Các loại thuốc nhỏ mắt chứa Fluorometholone được sử dụng phổ biến
2. Cách dùng và liều dùng thuốc Fluorometholone
2.1. Cách dùng
- Chống chỉ định sử dụng Fluorometholone
+ Không dùng cho các trường hợp mắt nhiễm khuẩn, nấm hoặc virus.
+ Mẫn cảm với các thành phần của thuốc Fluorometholone.
- Cách dùng
+ Dùng xà phòng diệt khuẩn và nước rửa sạch tay trước và sau khi hoàn tất quá trình dùng thuốc.
+ Ngửa đầu ra sau hoặc nằm thẳng rồi dùng đầu ngón trỏ kéo mí mắt dưới xuống.
+ Lắc kỹ lọ thuốc trước khi dùng và lấy tay còn lại nhỏ giọt gần mí mắt được kéo xuống.
+ Nhỏ đúng liều lượng sau đó nhẹ nhàng nhắm mắt lại.
+ Đặt ngón trỏ vào góc trong của mắt để giữ thuốc trong 1 phút.
+ Đậy nắp lọ lại. Chú ý không dùng bất cứ vật dụng nào để lau ống nhỏ giọt, không rửa miệng ống nhỏ, không chạm ống nhỏ vào mắt hay bất cứ thứ gì.
Chất bảo quản trong Fluorometholone có thể hấp thụ bởi kính áp tròng mềm, gây kích ứng cho mắt. Vì thế, trước khi nhỏ thuốc cần tháo kính áp tròng và đeo lại sau khi nhỏ thuốc 15 phút.
2.2. Liều dùng
- Đối với các bệnh về mắt do sưng tấy:
+ Dạng thuốc nước nhỏ mắt:
Người lớn: Nhỏ 1 giọt vào mắt cần điều trị 2 - 4 lần/ngày. Trong 24 - 48 giờ đầu có thể nhỏ thuốc sau mỗi 4 giờ nhưng cần có dẫn của bác sĩ.
Trẻ em: Liều dùng phải do bác sĩ chỉ định.
+ Dạng mỡ tra mắt
Người lớn: Sử dụng một lượng nhỏ vào mắt cần điều trị 1 - 3 lần/ngày. Trong 24 - 48 giờ đầu tiên, có thể nhỏ mỡ với khoảng cách 4 giờ/lần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trẻ em: Liều dùng phải do bác sĩ chỉ định.
Thông tin về liều dùng và cách dùng của một dạng bào chế chứa thành phần Fluorometholone
3. Tác dụng phụ và tương tác thuốc Fluorometholone
3.1. Tác dụng phụ
- Tác dụng phụ thường gặp
+ Mắt có cảm giác nóng hoặc kích ứng nhẹ.
+ Mờ mắt tạm thời sau khi nhỏ thuốc.
- Tác dụng phụ nghiêm trọng
+ Tăng nhãn áp: Dùng Fluorometholone trong thời gian dài dễ làm tăng nhãn áp trong mắt từ đó tăng nguy cơ khiến thần kinh thị giác bị tổn thương.
+ Nhiễm trùng mắt: Hệ lụy do dùng kéo dài khiến cho phản xạ chống nhiễm trùng tự nhiên của mắt bị mất đi.
+ Đục thủy tinh thể: Lạm dụng Fluorometholone trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ đục thủy tinh thể.
3.2. Tương tác thuốc
Có một số loại thuốc không nên kết hợp với nhau để tránh gặp tương tác gây giảm hiệu quả điều trị hoặc tăng khả năng gặp phải tác dụng phụ. Fluorometholone cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Do đó, bệnh nhân được chỉ định dùng Fluorometholone cần thông báo với bác sĩ mọi loại thuốc mà mình đang dùng. Đây chính là căn cứ để bác sĩ có phương pháp phòng ngừa hoặc lên phương án thay thế thuốc.
Ngoài ra, có một số loại thực phẩm nhất định cũng có thể gây tương tác trong quá trình dùng Fluorometholone như: rượu, cafein, bia,... Người bệnh cần hỏi bác sĩ về việc dùng những chất này trong quá trình dùng thuốc để được chỉ dẫn cụ thể.
Một số vấn đề sức khỏe cũng có thể tác động đến hiệu quả của việc dùng thuốc Fluorometholone. Do đó, các trường hợp sau đây cần báo với bác sĩ chi tiết tình trạng sức khỏe của mình:- Phẫu thuật đục thủy tinh thể: Cần hết sức thận trọng với Fluorometholone vì có thể làm chậm tốc độ lành của vết thương.
- Một số bệnh Nhãn khoa do vấn đề về củng mạc hoặc mỏng giác mạc: Dùng Fluorometholone có thể hình thành lỗ thủng.
- Nhiễm trùng mắt do nấm, vi khuẩn lao hoặc virus: Không được dùng Fluorometholone.
- Bệnh tăng nhãn áp: Cần thận trọng với Fluorometholone vì nguy cơ tăng tính nghiêm trọng của bệnh.
Chính vì những tác dụng phụ và tương tác thuốc có thể xảy ra trên đây nên người bệnh có nhu cầu dùng Fluorometholone cần được chỉ dẫn từ bác sĩ Nhãn khoa. Qua đánh giá tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cụ thể về liều lượng và thời gian điều trị.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt Fluorometholone cần dưới sự chỉ định và đánh giá hiệu quả từ bác sĩ
4. Lưu ý thêm cho một số trường hợp dùng thuốc Flumetholon
- Người lớn tuổi: Đây là đối tượng đã bị suy giảm chức năng sinh lý do quá trình lão hóa tự nhiên nên khi dùng Fluorometholone cần có biện pháp đề phòng các nguy cơ tác dụng phụ.
- Trẻ em: Hiện chưa có nghiên cứu nào chính minh được tính an toàn của việc dùng Fluorometholone đối với trẻ em nên khuyến nghị không dùng cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi.
Đối với các bệnh lý viêm, dị ứng ở mắt, Flumetholon đem lại hiệu quả điều trị tích cực. Tuy nhiên, để đạt được mục đích điều trị và tránh những ảnh hưởng không tốt cho mắt, người bệnh vẫn cần có chỉ định dùng thuốc Fluorometholone từ bác sĩ Nhãn khoa.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về mắt có thể liên hệ đặt lịch cùng bác sĩ chuyên khoa Nhãn khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được thăm khám, chẩn đoán đúng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!