Các tin tức tại MEDlatec
Suy tuyến sinh dục nam - Nguyên nhân gây suy giảm đời sống sinh dục nam giới
- 14/11/2024 | Nam giới rách dây hãm bao quy đầu bao lâu thì lành? Khắc phục bằng cách nào?
- 15/11/2024 | Nam giới xuất tinh nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
- 18/11/2024 | Ngồi nhiều, nam nhân viên văn phòng đi khám phát hiện bệnh lý ít gặp về cơ xương khớp
- 20/11/2024 | Mãn dục nam và những điều phái mạnh nên biết
- 21/11/2024 | Suy giảm nồng độ testosterone ở nam giới: làm cách nào khắc phục?
1. Thế nào là suy tuyến sinh dục nam?
Suy tuyến sinh dục nam được hiểu là tình trạng suy giảm nồng độ hormone Testosterone đi cùng với các triệu chứng hoặc giảm sinh tinh trùng hoặc cả hai.
Sự suy giảm tuyến sinh dục nam có thể có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải do lão hóa, bệnh tật, thuốc men hoặc các yếu tố khác. Ngoài ra, một số khiếm khuyết bẩm sinh về enzyme gây ra kháng androgen ở mô đích với mức độ khác nhau.
Suy tuyến sinh dục nam khiến cơ thể nam giới không sản xuất đủ hormone Testosterone
2. Nguyên nhân gây suy tuyến sinh dục nam
Tình trạng suy giảm tuyến sinh dục ở nam giới đến từ nguyên nhân nguyên phát hoặc nguyên nhân thứ phát.
- Nguyên nhân nguyên phát: Do những vấn đề xuất hiện tại tinh hoàn như tinh hoàn như: tinh hoàn teo nhỏ, tinh hoàn ẩn, không có tinh hoàn, hội chứng Klinefelter,...
- Nguyên nhân thứ phát: Do một số vấn đề xuất phát từ vùng dưới đồi, tuyến yên, kéo theo đó sự xuất hiện của các rối loạn chức năng tuyến yên, bệnh lý về viêm nhiễm,... Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc, tình trạng thừa cân, cơ thể lão hóa, mắc các bệnh lý mạn tính (tiểu đường,..) cũng dễ khiến nam giới bị suy giảm tuyến sinh dục.
Bệnh lý viêm nhiễm có thể khiến nam giới bị suy tuyến sinh dục
3. Triệu chứng suy tuyến sinh dục nam theo từng giai đoạn
3.1. Giai đoạn bào thai
Trong giai đoạn thai nhi hình thành, cơ thể không tổng hợp đủ hormone Testosterone gây ra tình trạng thiếu hụt Testosterone. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không hoàn thiện của nhiều hệ cơ quan sinh dục. Khi chào đời, trẻ vẫn mang giới tính nam nhưng lại bị một số khiếm khuyết như:
- Mang bộ phận sinh dục của nữ.
- Bộ phận sinh dục không mang đặc điểm là của nam hay của nữ hoàn toàn.
- Bộ phận sinh dục là nam nhưng kém phát triển.
3.2. Giai đoạn dậy thì
Suy giảm tuyến sinh dục là một trong những nguyên nhân gây trì hoãn dậy thì, kéo theo đó là tình trạng cơ quan sinh dục bên trong không hoàn thiện. Khi đó, sự tăng trưởng của khối cơ không diễn ra bình thường, tác động đến tinh hoàn cũng như dương vật.
Các bé trai bước vào giai đoạn dậy thì nhưng bị suy giảm tuyến sinh dục kém phát triển về chiều cao và cơ bắp. Bên cạnh đó, giọng nói của những bé trai này khá cao, râu thưa, tuyến vú phát triển trong một vài trường hợp.
3.3. Giai đoạn trưởng thành
Đến giai đoạn trưởng thành, nam giới vẫn có nguy cơ bị suy tuyến sinh dục khiến khả năng sinh sản suy giảm, thay đổi nhiều đặc điểm nam tính. Nam giới trưởng thành bị suy giảm tuyến sinh dục thường biểu hiện một vài triệu chứng đặc trưng như:
- Nhu cầu tình dục suy giảm.
- Cơ thể thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Rối loạn cương dương.
- Khối lượng cơ bắp giảm.
- Râu, lông, tóc thưa.
- Sự phát triển của mô vú quá mức.
- Khối lượng xương suy giảm, làm tăng nguy cơ loãng xương.
Suy giảm tuyến sinh dục ở nam giới trưởng thành khiến ham muốn tình dục giảm
Khi tình trạng suy tuyến sinh dục diễn biến nặng, tâm sinh lí của nam giới cũng thay đổi mạnh mẽ.
4. Phương pháp chẩn đoán suy tuyến sinh dục nam
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Bác sĩ thường không đưa ra kết luận về suy giảm tuyến sinh dục nam nếu chỉ dựa vào thăm khám bên ngoài. Thế nhưng thông qua hoạt động thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ nắm rõ hơn về tiền sử bệnh lý, triệu chứng để chỉ định thêm các phương pháp xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh khác.
4.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Sau bước thăm khám lâm sàng, người bệnh cần được chỉ định làm các xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng. Chẳng hạn như:
- Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ FSH, LH và Testosterone: Giúp phát hiện tình trạng suy tuyến sinh dục nam thông qua sự thay đổi của nồng độ các hormone. Trong đó, hormone FSH sẽ tham gia vào quá trình kích thích sản sinh tinh trùng. Còn hormone LH lại giúp điều phối chức năng tinh hoàn. Hai loại hormone này được tổng hợp bởi tuyến yên. Dựa vào nồng độ hormone Testosterone, FSH, LH, bác sĩ có thể xác định tình trạng suy giảm tuyến sinh dục thuộc dạng nguyên phát hay thứ phát để chỉ định cho bệnh nhân làm thêm xét nghiệm khẳng định khác.
- NST đồ: Phương pháp giúp xác nhận hội chứng Klinefelter.
- Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp CT: Chỉ định trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ có khối u tại tuyến yên.
- Đo nồng độ Cortisol: Giúp chẩn đoán hội chứng Cushing.
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra nồng độ một số hormone
5. Các phương pháp chữa trị phổ biến
5.1. Ở trẻ vị thành niên
Hiện nay vẫn chưa thể áp dụng phương pháp bổ sung Testosterone cho trẻ nhỏ, bởi cách thức điều trị này dễ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ sau này.
Ở trẻ vị thành niên, bác sĩ thường chỉ định bổ sung Testosterone theo đường tiêm bắp. Thời gian cũng như liều lượng sẽ được bác sĩ chỉ dẫn dựa theo tình hình bệnh lý thực tế.
5.2. Ở người trưởng thành
Nam giới trưởng thành nếu không còn đặt nặng vấn đề sinh sản có thể áp dụng liệu pháp TRT. Phương pháp này giúp điều trị tình trạng suy sinh dục. Bên cạnh tiêm bắp, Testosterone có thể được bổ sung theo nhiều cách khác như:
- Bôi gel Testosterone nồng độ 1% hoặc 1.62%.
- Bổ sung bằng dung dịch lăn nách.
- Sử dụng miếng dán Testosterone.
- Dùng thuốc xịt.
- Tiến hành cấy Testosterone dưới da.
Bổ sung Testosterone giúp điều trị suy tuyến sinh dục ở nam giới trưởng thành
Với tình trạng suy giảm tuyến sinh dục thứ phát tại tuyến yên, người bệnh đôi khi sẽ được chỉ định bổ sung hormone FSH và hormone LH (gọi chung là Gonadotropin). Những loại hormone này sẽ kích thích tinh hoàn tổng hợp Testosterone.
Tuy nhiên trong quá trình bổ sung Testosterone, nam giới dễ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn như:
- Da xuất hiện mụn trứng cá.
- Tuyến vú tăng trưởng.
- Số lượng tinh trùng giảm.
- Hình thành khối máu đông tại tĩnh mạch.
Để chủ động phát hiện và điều trị suy tuyến sinh dục nam, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống, bạn hãy duy trì khám nam khoa hằng năm. Nếu còn băn khoăn e ngại chưa biết nên đi khám ở đâu, bạn có thể tìm đến Chuyên khoa Nam khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ theo số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!