Các tin tức tại MEDlatec
Tại sao thai nhi bị thận ứ nước? Thận ứ nước có nguy hiểm không?
Tại sao thai nhi bị thận ứ nước? Thận ứ nước có nguy hiểm không?
Thận ứ nước là tình trạng khá phổ biến đối với thai phụ. Dù là phổ biến như vậy nhưng chúng lại có thể gây nên những ảnh hưởng không nhỏ cho cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, cần được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Vậy thì tại sao thai nhi bị thận ứ nước và có thể khắc phục bằng cách nào?
1. Tại sao thai nhi bị thận ứ nước?
Với câu hỏi tại sao thai nhi bị thận ứ nước thì nguyên nhân có thể do đường tiết niệu bị tắc nghẽn. Điều này dẫn tới việc nước tiểu bị tích tụ ở bên trong các đài bể thận và không được thải ra ngoài như bình thường.
Cụ thể, một số trẻ ngay từ khi đang được nuôi dưỡng trong bụng mẹ đã xuất hiện hiện tượng này do đường tiết niệu xuất hiện một số dị tật. Những dị tật này có thể do tắc nghẽn hoặc hẹp chỗ nối giữa các bộ phận như bể thận - niệu quản hoặc nối giữa niệu quản với bàng quang, niệu quản lạc chỗ, niệu quản khổng lồ, nang niệu quản, van niệu đạo sau.
Thận ứ nước là hiện tượng không hiếm gặp ở thai nhi
2. Thai nhi bị thận ứ nước nguy hiểm như thế nào?
Sau khi trả lời cho câu hỏi tại sao thai nhi bị thận ứ nước thì việc tìm hiểu ảnh hưởng của bệnh tới thai nhi cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm.
Theo đó, nếu thai nhi bị thận ứ nước, có thể xảy ra hai trường hợp, tùy thuộc vào việc đường ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang của bé tắc nghẽn ở mức độ nào.
● Trường hợp thận ứ nước ở thai nhi chỉ diễn ra ở một bên, bên còn lại vẫn hoạt động bình thường thì sau khi sinh ra trẻ vẫn có thể đi tiểu, phát triển như bình thường, tuy nhiên một bên thận sẽ bị giảm hoặc mất chức năng.
● Trường hợp nặng: có thể gây nhiều nguy hiểm cho thai nhi kể cả khi còn trong bụng mẹ hoặc khi đã ra đời. Khi còn trong bụng mẹ, bình thường, nước tiểu của thai nhi được đẩy ra tạo nên một phần của nước ối. Tuy nhiên, khi bị thận ứ nước, nước tiểu không thoát ra được mà đọng trong đường tiết niệu khiến cho nước ối bị thiếu, vừa gây tổn thương thận, vừa tác động xấu tới phổi của thai nhi.
● Nếu tình trạng này tiếp tục không được khắc phục, kéo dài cho tới khi trẻ sinh ra thì có thể khiến cho trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, thận mạn tính, thậm chí dẫn đến suy thận.
Thực tế thì có rất nhiều bà mẹ chủ quan cho rằng thận ứ nước ở thai nhi có thể tự khỏi nên không quá chú trọng và không thực hiện việc thăm khám. Tuy nhiên, chính điều này có thể dẫn tới việc nước tiểu bị trào ngược, gây nhiễm trùng, tổn thương thận và khiến thận ngày càng suy giảm chức năng.
Bệnh khi không được theo dõi, điều trị có thể ảnh hưởng xấu tới thận của trẻ
3. Thận ứ nước ở thai nhi có thể được khám và điều trị như thế nào?
Sau khi giải đáp cho câu hỏi tại sao thai nhi bị thận ứ nước thì có thể thấy việc khám, kiểm tra để khắc phục kịp thời tình trạng này đóng vai trò quan trọng.
Trong quá trình khám, kiểm tra thì siêu âm là phương pháp giúp đánh giá tình trạng thận ứ nước ở thai nhi ngay khi còn đang trong bụng mẹ. Tùy trường hợp mà hiện tượng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên thận.
Bên cạnh đó, tùy từng giai đoạn khác nhau của thai kỳ mà đường kính trước, sau của bể thận cũng có sự khác biệt, cụ thể là:
● Trường hợp thai nhỏ hơn 19 tuần: kích thước bể thận tiêu chuẩn là < 4 mm.
● Trường hợp thai nhỏ hơn 29 tuần, kích thước bình thường là < 5 mm.
● Trường hợp hơn 30 tuần, kích thước bình thường là < 7 mm.
Siêu âm có thể đánh giá tình trạng thận ứ nước ở thai nhi
Thận ứ nước có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn thai kỳ nào. Với những thai nhi trên 20 tuần mà đường kính sau bể thận ≥ 10 mm, được chẩn đoán là thận ứ nước. Khi đã xác định trẻ bị thận ứ nước, bác sĩ sẽ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của thai nhi để có cách xử lý phù hợp.
Trường hợp đường kính này lên tới hơn 20 mm thì khả năng cao là người mẹ cần can thiệp sau sinh. Mặc dù vậy, trong thực tế, nhiều trẻ có thể phục hồi hoàn toàn nếu được điều trị phù hợp và kịp thời. Chính vì thế, các bà mẹ không nên quá lo lắng và cần thực hiện tốt việc siêu âm tiền sản.
Hầu hết các trường hợp bị nhẹ, khi siêu âm không phát hiện bất thường đều là dạng thai nhi bị thận ứ nước sinh lý. Trong trường hợp này, gần như không cần điều trị đặc hiệu gì mà chỉ cần thực hiện khám thai theo lịch định kỳ của bác sĩ.
Khi sinh, thai phụ cần thông báo cụ thể tình hình sức khỏe của mình cho bác sĩ chuyên khoa được biết. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm khác nữa như: thử máu, đánh giá chức năng thận, hình ảnh học hệ tiết niệu,...
Mặc dù vậy, cũng có không ít trường hợp thận ứ nước ở thai nhi là dấu hiệu cảnh báo rằng hệ tiết niệu có bất thường, trong đó có bất thường nhiễm sắc thể, gen, hội chứng Down,... Tuy nhiên, cần được khám và chẩn đoán cụ thể để kết quả đưa ra được chính xác nhất.
Có thể nói, qua việc tìm hiểu nguyên nhân tại sao thai nhi bị thận ứ nước, chúng ta cần cẩn trọng với những dấu hiệu cảnh báo của bệnh. Theo đó, để chăm sóc và bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của cả sản phụ và thai nhi trong cả quá trình thai kỳ, bạn nên thực hiện tốt việc khám sức khỏe định kỳ.
Bà bầu cần được chăm sóc sức khỏe định kỳ
Cùng với đó, có thể sử dụng dịch vụ trọn gói chăm sóc thai nhi tại các cơ sở y tế uy tín, chẳng hạn như Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại MEDLATEC, bạn không chỉ được chăm sóc, theo dõi bởi các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm mà còn có hệ thống máy móc đầy đủ, hiện đại.
Để biết thêm thông tin chi tiết và đặt lịch khám, quý khách có thể gọi tới Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56.
BS CHỉnh đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!