Các tin tức tại MEDlatec
Tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện như thế nào?
- 26/04/2023 | Tầm soát ung thư cổ tử cung và những điều chị em cần lưu ý
- 30/05/2023 | Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?
- 18/05/2023 | Tiêm phòng ung thư cổ tử cung: Tầm quan trọng và một số thông tin cần nhớ
1. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung
Virus HPV chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung. Đây là một loại virus có khả năng gây biến đổi quy luật phát triển tự nhiên của các tế bào cổ tử cung. Ngoài ra, HPV có thể xâm nhập và gây bệnh ung thư ở các vị trí như âm đạo, âm hộ, hậu môn, dương vật,...
HPV lây truyền từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Điều này xảy ra vô cùng phổ biến và hầu như những người đã từng quan hệ tình dục đều sẽ bị nhiễm HPV. Khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, HPV thường không gây ra dấu hiệu rõ ràng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên cũng có trường hợp HPV không hề biến mất mà chúng tồn tại trong thời gian dài, có thể làm biến đổi các tế bào cổ tử cung một cách nghiêm trọng và dẫn đến ung thư.
Tầm soát ung thư cổ tử cung giúp phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này
2. Ung thư cổ tử cung gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Nếu bệnh nhân không được phát hiện bệnh từ sớm và không điều trị kịp thời thì ung thư cổ tử cung có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm sau:
-
Đau bụng dữ dội, tái phát nhiều lần, xuất huyết âm đạo bất thường;
-
Suy thận: sự phát triển mất kiểm soát của khối u cổ tử cung có thể xâm lấn sang bộ phận niệu quản, gây chèn ép và tắc nghẽn nước tiểu. Phần nước tiểu này sẽ dần tích tụ ở các cơ quan trong hệ tiết niệu, lâu ngày dẫn tới sưng thận và làm suy thận;
-
Vô sinh: chức năng sinh sản của chị em phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khối u ác tính ở cổ tử cung. Thậm chí là trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ buồng trứng, tử cung và điều này đã gián tiếp tước đi thiên chức làm mẹ của người phụ nữ;
-
Đối với trường hợp ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn, khi khối u đã di căn tới các khu vực khác trong cơ thể thì việc điều trị lúc này là vô cùng khó khăn. Người bệnh có thể bị tử vong bất cứ lúc nào.
3. Đối tượng nên tầm soát ung thư cổ tử cung
Sau đây là những người nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung:
-
Quan hệ tình dục từ khi còn là trẻ vị thành niên, có đời sống tình dục thiếu lành mạnh, quan hệ với nhiều bạn tình cùng lúc và không sử dụng biện pháp an toàn;
-
Phụ nữ mang thai khi tuổi còn quá trẻ (trước tuổi 20) hoặc mang thai nhiều lần;
-
Người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu;
-
Thường xuyên sử dụng chất kích thích và hút thuốc lá;
-
Bệnh nhân bị viêm cổ tử cung mạn tính trong thời gian dài, đã hoặc đang mắc các bệnh xã hội như HIV, lậu, giang mai,...;
-
Cơ thể đang có các triệu chứng cảnh báo nguy cơ ung thư cổ tử cung:
-
Hay bị xuất huyết âm đạo;
-
Đau rát vùng kín mỗi khi quan hệ;
-
Dịch âm đạo ra nhiều, màu sắc thay đổi (vàng, xanh hay lẫn máu), mùi hôi;
-
Rối loạn kỳ kinh nguyệt;
-
Đau vùng lưng dưới hoặc vùng xương chậu;
-
Trong nước tiểu có lẫn máu;
-
Sưng đau vùng chân do khối u chèn ép các dây thần kinh gần đó.
Người có hệ miễn dịch yếu nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ
4. Tầm soát ung thư cổ tử cung và các bước thực hiện
Không thể phủ nhận tính chất nguy hiểm do ung thư cổ tử cung mang lại đối với người bệnh. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện và điều trị từ sớm thì cơ hội chữa khỏi cũng rất cao.
Nhờ những tiến bộ của nền y học hiện đại, nhiều người phụ nữ khi được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung ngay từ giai đoạn sớm đã được chữa khỏi. Do đó việc tầm soát ung thư cổ tử cung không những hỗ trợ hiệu quả trong phát hiện bệnh mà còn giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí thăm khám cũng như điều trị. Chính vì lợi ích này nên các chuyên gia y tế đều khuyến cáo chị em phụ nữ nên tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Các bước tầm soát ung thư cổ tử cung đó là:
-
Khám phụ khoa: bác sĩ sẽ soi cổ tử cung trực tiếp để nhận biết các dấu hiệu lâm sàng cảnh báo nguy cơ mắc bệnh;
-
Chỉ định siêu âm đầu dò âm đạo tử cung - phần phụ, xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap Smear để nhận diện những tế bào bất thường ở cổ tử cung;
-
Sinh thiết cổ tử cung: áp dụng đối với trường hợp kết quả xét nghiệm bất thường;
-
Bác sĩ trả kết quả, giải thích ý nghĩa các thông số của kết quả và tư vấn chi tiết cách chăm sóc sức khỏe, phương án điều trị nếu mắc bệnh.
Khám phụ khoa sẽ giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường trên lâm sàng
5. Nên làm gì nếu kết quả tầm soát bất thường?
Có những trường hợp nhận được kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung bất thường. Tuy nhiên không phải lúc nào kết quả bất thường cũng có nghĩa là bệnh nhân đã bị ung thư. Các tế bào khi có sự thay đổi ở mức độ nhẹ thì vẫn có khả năng trở lại bình thường. Nếu điều này không xảy ra thì cũng phải mất khoảng một thời gian nữa (một vài năm) chúng sẽ phát triển thành ung thư.
Lúc này bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung khác để kết luận chính xác tình trạng bệnh. Đôi khi bệnh nhân chỉ cần xét nghiệm lại nhưng có người cần phải sinh thiết cổ tử cung để thẩm định xem những bất thường đó có nghiêm trọng hay không.
Nếu bác sĩ kết luận bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung thì người bệnh cần tiến hành điều trị để loại bỏ các tế bào biến đổi bất thường. Sau khi điều trị cũng cần theo dõi định kỳ để đảm bảo rằng ung thư sẽ không tái phát.
Mong rằng những thông tin do MEDLATEC cung cấp trên đây về tầm soát ung thư cổ tử cung đã giúp bạn có thêm kiến thức về hoạt động này. Đây là biện pháp cần thiết người phụ nữ nào cũng nên thực hiện định kỳ. Nếu bạn đang có nhu cầu được tư vấn thêm, có thể liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 để tổng đài viên của MEDLATEC tư vấn hỗ trợ ngay hôm nay!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!