Các tin tức tại MEDlatec

Tâm thần kinh là gì và những bệnh tâm lý thần kinh thường gặp

Ngày 12/12/2024
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Tâm thần kinh là cụm từ khá quen thuộc được nhiều người sử dụng khi nhắc đến bệnh tâm lý thần kinh. Vậy, chính xác thì tâm thần kinh là gì? Sau đây, MEDLATEC sẽ giúp quý bạn đọc giải nghĩa thuật ngữ này.

1. Tâm thần kinh là gì? 

Tâm thần kinh là một chuyên khoa rộng. Nó bao gồm thần kinh học - nghiên cứu sự hoạt động của cơ thể trong môi trường thiên nhiên, còn tâm thần học lại chú trọng đáp ứng của con người trong môi trường xã hội. Bệnh tâm thần học ở đây dùng để chỉ những vấn đề về sức khỏe tinh thần, khả năng nhận thức, suy nghĩ cảm xúc cũng như tâm lý của một con người. Theo đó, tâm lý và thần kinh là yếu tố tác động đến hành động, cảm xúc và cách cư xử của chúng ta với bản thân và người xung quanh trước tình huống bất kỳ trong thực tế. 

Tâm thần kinh là gì - Tâm thần kinh là cách gọi tắt của bệnh lý tâm lý thần kinh

Giống như vấn đề sức khỏe thể chất, người bị rối loạn tâm lý thần kinh cần phải được theo dõi, điều trị kịp thời để phòng tránh hậu quả không mong muốn. 

2. Triệu chứng cảnh báo bệnh tâm lý thần kinh giai đoạn đầu

Sau khi đã tìm hiểu tâm thần kinh là gì, việc nắm được triệu chứng là điều cần thiết. Tùy thuộc theo bệnh lý cụ thể, biểu hiện ở người bệnh có thể thay đổi. 

Cụ thể hơn, người bệnh có rất nhiều biểu hiện và triệu chứng liên quan đến khí sắc, cảm xúc, tư duy, trí tuệ, nhân cách, tác phong hay hành vi. Những biểu hiện này có thể riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau trong một bối cảnh của một bệnh lý nào đó như:

  • Có thể gặp trạng thái lo âu, bồn chồn, sợ hãi, hưng cảm. 
  • Hay các dấu hiệu trầm cảm như sợ đông người sợ tiếp xúc,..
  • Hay có biểu hiện rối loạn tư duy, rối loạn trí nhớ. 
  • Khí sắc và cảm xúc không ổn định
  • Ảo giác, hoang tưởng, biến đổi nhân cách,... 

Người bị bệnh tâm lý thần kinh thay đổi cảm xúc một cách khó đoán 

3. Một số bệnh tâm lý thần kinh phổ biến

3.1. Trầm cảm

Trầm cảm là bệnh tâm lý thần kinh không hề hiếm gặp trong đời sống hiện đại. Dấu hiệu ở người bị trầm cảm thường là:

  • Buồn bã liên tục trên hai tuần. 
  • Cảm thấy tự ti, thấp kém so với người khác. 
  • Mất dần sự hứng thú với công việc trước đây. 
  • Thiếu năng lượng. 
  • Đau nhức uể oải nhưng lại không thể xác định chính xác nguyên nhân. 
  • Xuất hiện ảo giác, hoặc có suy nghĩ ảo tưởng. 

Trầm cảm là một trong những bệnh tâm lý thần kinh rất phổ biến trong xã hội hiện đại

Tác nhân làm tăng nguy cơ trầm cảm có thể là do tính di truyền, đặc điểm tính cách, thói quen sử dụng chất kích thích, bị sốc tâm lý,... Trầm cảm có xu hướng diễn biến dai dẳng, dễ tái phát khiến chất lượng đời sống của người bệnh giảm sút. 

Đối với trầm cảm ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể được bác sĩ tư vấn, trò chuyện giải đáp khúc mắc tâm lý. Tuy nhiên khi bệnh lý bắt đầu nặng dần, bệnh nhân cần phải dùng thuốc chống trầm cảm chuyên biệt. 

3.2. Sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ được hiểu là tình trạng suy giảm trí nhớ, mất dần khả năng ghi nhớ. Ngoài ra, người bệnh đôi khi còn phải đối mặt với sự suy giảm về khả năng giao tiếp, tư duy và kỹ năng xử lý vấn đề. 

Sa sút trí tuệ khiến người bệnh suy giảm khả năng ghi nhớ

Tình trạng sa sút trí tuệ có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Cho đến nay, vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị thực sự hiệu quả cho dạng bệnh lý này. Theo thời gian, tình trạng bệnh lý sẽ ngày càng nghiêm trọng. Để giảm nhẹ tạm thời triệu chứng, bệnh nhân cần sử dụng các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

3.3. Tâm thần phân liệt

Đây là tình trạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng khiến người bệnh dễ thay đổi nhận thức, cách giao tiếp cũng như ngôn ngữ. Theo đó, người bị tâm thần phân liệt hay thực hiện hành động kỳ lạ, ảo tưởng hoặc hoang tưởng về bản thân, hay suy nghĩ một cách tiêu cực. 

Để điều trị bệnh lý này, bác sĩ có thể kê toa cho người bệnh dùng thuốc chống loạn thần kết hợp liệu pháp phục hồi tâm lý, khả năng thực hiện hành vi xã hội. 

3.4. Hội chứng tự kỷ

Hội chứng tự kỷ hay rối loạn tự kỷ ASD được xem là một dạng khiếm khuyết về khả năng giao tiếp, ứng xử xã hội. Những rối loạn ban đầu có thể xuất hiện ngay từ khi người bệnh còn nhỏ, ảnh hưởng đến khi trưởng thành. 

Người mắc phải hội chứng ASD có xu hướng bị chậm phát triển chức năng liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Cụ thể như: 

  • Gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp, khó thể hiện cảm xúc của bản thân. 
  • Khó nắm bắt cảm xúc của người khác. 
  • Lảng tránh việc giao tiếp bằng ánh mắt. 
  • Sống hướng nội, thích ở một mình. 

Để điều trị hiệu quả chứng rối loạn tự kỷ, bác sĩ cần xác định chính xác căn nguyên, cú sốc tâm lý dẫn đến bệnh lý. 

3.5. Thiểu năng trí tuệ

Đây là một dạng rối loạn về khả năng phát triển trí tuệ thường gặp ở người dưới 18 tuổi. Người mắc phải bệnh lý này bị hạn chế về mặt trí tuệ, hành vi nhận thức. 

Thiểu năng trí tuệ chủ yếu xuất hiện ở người dưới 18 tuổi

Thông qua đánh giá, thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể phần nào đánh giá mức độ thiểu năng trí tuệ. Theo đó, chỉ số IQ thấp cho thấy người bệnh sẽ gặp phải nhiều hạn chế trong việc thực hiện kỹ năng như giao tiếp, tự chăm sóc bản thân. 

3.6. Tăng động giảm chú ý

Những trẻ mắc rối loạn này thường có biểu hiện các triệu chứng kém chú ý, tăng hoạt động, có những hoạt động không phù hợp theo tuổi. Những triệu chứng này gây ảnh hưởng học tập sinh hoạt và các hoạt động thường ngày. Bệnh thường khởi phát trước 7 tuổi và kéo dài khi trẻ ở tuổi vị thành niên hoặc tới tận tuổi trưởng thành. 

3.7. Rối loạn khả năng giao tiếp

Người bị rối loạn khả năng giao tiếp sẽ gặp trong việc vận dụng, thấu hiểu và phát hiện ngôn ngữ. Bệnh lý rối loạn này được phân chia thành 4 nhánh cơ bản, bao gồm: 

  • Rối loạn ngôn ngữ. 
  • Rối loạn về âm thanh tạo ra tiếng nói. 
  • Rối loạn về khả năng lưu loát, cụ thể là nói lắp. 
  • Rối loạn về khả năng giao tiếp xã hội. 

Bệnh lý về rối loạn giao tiếp gần như không thể phòng ngừa. Tuy nhiên để phần nào đẩy lùi nguy cơ gây bệnh, mọi người cần duy trì thói quen tập thể dục, nghỉ ngơi điều độ, tránh xa stress, không sử dụng bất kỳ chất kích thích hay chất gây nghiện nào. 

3.8. Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là hệ quả của sự thay đổi bất ngờ, nghiêm trọng của tâm trạng. Người mắc phải bệnh lý thần kinh này đôi khi vui vẻ phấn khích tột độ nhưng cũng có khi buồn rầu cực độ. 

Người bị rối loạn lưỡng cực thường được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc giúp ổn định tâm trạng, thuốc chống co giật

Chắc hẳn từ những chia sẻ trong bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về các bệnh lý tâm thần kinh là gì. Nếu bản thân hoặc người thân đang xuất hiện dấu hiệu bất ổn tâm lý, bạn có thể tìm đến chuyên khoa Tâm thần của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được trợ giúp. Nếu cần đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ với MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.