Các tin tức tại MEDlatec
Thần kinh mác chung là gì? Vị trí, chức năng và các bệnh liên quan
- 03/02/2025 | Gợi ý các bài tập đau thần kinh tọa giúp giảm đau và phục hồi nhanh chóng
- 02/04/2025 | Có thể phục hồi dây thần kinh thị giác bị tổn thương sau chấn thương không?
- 15/04/2025 | Bạn có đang bị đau dây thần kinh vai gáy? Giải đáp và hướng dẫn điều trị
- 21/05/2025 | Giải phẫu thần kinh chi trên: Cấu trúc, chức năng và ứng dụng lâm sàng
1. Thần kinh mác chung là gì?
Thần kinh mác chung hay còn được gọi là thần kinh khoeo ngoài, là một trong hai nhánh tận cùng của thần kinh toạ (dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể), có kích thước bằng một nửa dây thần kinh chày.
Sau khi tách ra từ thần kinh tọa ở vùng khoeo chân, thần kinh mác tiếp tục đi xuống phía ngoài của cẳng chân, đảm nhận chức năng vận động và cảm giác. Cụ thể, nó chia nhánh đến khớp gối và chi phối vận động cho cơ duỗi bàn chân và phân bổ cảm giác da ở mặt ngoài cẳng chân, gót và cổ chân. So với các dây thần kinh khác, thần kinh mác dễ bị tổn thương hơn do nằm ở vị trí nông và gần bề mặt da, dẫn đến liệt nhóm cơ nghiêng ngoài bàn chân và ảnh hưởng đến chức năng cảm giác bờ ngoài cẳng chân và mặt mu bàn chân.
2. Vị trí và đường đi của thần kinh mác chung
Như đã đề cập trước đó, vị trí của thần kinh mác là tách ra từ thần kinh tọa ở vùng khoeo chân và chạy xuống phía ngoài của cẳng chân. Về đường đi, nó chạy song song với gân cơ nhị đầu đùi, rồi vòng quanh cổ xương mác (vị trí dễ bị chèn ép), sau đó chia thành hai nhánh là thần kinh mác sâu và thần kinh mác nông. Với mỗi nhánh sẽ có đặc trưng riêng về đường đi và chức năng, cụ thể:
- Thần kinh mác nông: Thường sẽ đi dọc theo mặt ngoài cẳng chân, có nhiệm vụ quan trọng trong chi phối cảm giác cho vùng da trước ngoài cẳng chân và mu bàn chân.
- Thần kinh mác sâu: Đi sâu vào cẳng chân, chi phối vận động của các cơ duỗi bàn chân và ngón chân.
Hiểu rõ về vị trí và đường đi của thần kinh mác sẽ giúp chúng ta nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường, phòng tránh chấn thương hiệu quả và hỗ trợ điều trị kịp thời nếu có tổn thương xảy ra.
3. Chức năng của thần kinh mác
Thần kinh mác đảm nhận hai chức năng chính là chức năng vận động và chức năng cảm giác. Dưới đây là thông tin chi tiết:
- Chức năng vận động: Thần kinh mác sâu, thông qua việc đi sâu vào cẳng chân, chi phối các nhóm cơ giúp duỗi bàn chân, ngón chân và xoay ngoài bàn chân. Trường hợp thần kinh mác bị tổn thương, sẽ gây yếu hoặc liệt cơ khiến bệnh nhân không thể nhấc chân lên một cách bình thường, gây ra hội chứng “bàn chân rủ” thường thấy trong cộng đồng.
- Chức năng cảm giác: Thần kinh mác nông là nhánh chi phối chức năng cảm giác cho mặt trước ngoài của cẳng chân, mu bàn chân và phần lớn ngón chân. Khi nó bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng tê bì, giảm cảm giác hoặc dị cảm ở các vùng này.
Việc bảo vệ thần kinh mác là điều quan trọng, có ý nghĩa trong duy trì chức năng vận động bình thường của chân, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa nguy cơ tàn tật cho người bệnh.
3. Các bệnh lý liên quan
Các bệnh lý liên quan đến thần kinh mác bao gồm: tổn thương thần kinh mác chung và liệt thần kinh mác chung. Cụ thể như sau:
Tổn thương thần kinh mác chung
Đây là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng, thường xảy ra ở các nhóm đối tượng như: bệnh nhân sau chấn thương hoặc phẫu thuật vùng gối, đùi, cẳng chân, người có thói quen ngồi vắt chéo chân, người nằm bất động lâu ngày,... Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, liên quan đến các yếu tố về chấn thương, tư thế ngồi chèn ép, gãy xương mác hoặc phẫu thuật vùng đầu gối. Triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:
- Yếu hoặc liệt các cơ duỗi bàn chân và ngón chân.
- Tê hoặc mất cảm giác ở mặt ngoài cẳng chân và mu bàn chân.
Liệt thần kinh mác chung
Liệt thần kinh mác chung là hệ quả nghiêm trọng của tổn thương không được điều trị kịp thời. Nó có thể xuất hiện đột ngột sau chấn thương hoặc tiến triển âm thầm do các bệnh lý nền liên quan khác. Về triệu chứng liệt thần kinh mác, bao gồm:
- Hiện tượng “bàn chân rủ” (yếu cơ chân, tê bì mu bàn chân).
- Tê bì, mất cảm giác hoặc dị cảm với các vùng mu bàn chân, mặt trước và ngoài cẳng chân.
- Giảm phản xạ gân cơ các vùng liên quan.
- Yếu cơ chày trước, cơ duỗi dài các ngón và cơ mác.
- Trong một số trường hợp nặng hơn, có thể bị teo cơ vùng trước và ngoài cẳng chân, biến dạng bàn chân nếu không có kế hoạch điều trị kịp thời, đúng cách. Thậm chí còn gây mất khả năng đi lại và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bài viết trên đây là nội dung chi tiết về vị trí, chức năng và các bệnh lý liên quan thần kinh mác chung. Đây là một dây thần kinh nhỏ trong cơ thể, nhưng lại đảm nhận vai trò quan trọng trong điều phối vận động và chức năng cảm giác. Trường hợp bị tổn thương, có thể gây ra các bệnh lý liên quan như: tổn thương thần kinh mác và liệt thần kinh mác, ảnh hưởng đến vận động, cảm giác và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Về cách phòng ngừa bệnh, chúng ta có thể áp dụng một số cách như: bảo vệ đầu xương mác, hạn chế ngồi vắt chân, chú ý hồi phục sau phẫu thuật vùng gối, đùi và cẳng chân, khám chuyên khoa thần kinh khi có các triệu chứng tê bì, giảm hoặc mất cảm giác vùng chân.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan, có thể liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa Thần kinh.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!