Các tin tức tại MEDlatec
Thổ huyết là gì? Có nguy hiểm không?
- 15/08/2020 | Nghén nôn ra máu có nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé không?
- 08/09/2022 | Nôn ra máu: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
1. Thổ huyết là gì?
Với thắc mắc “thổ huyết là gì”, các chuyên gia trả lời như sau: Thổ huyết chính là hiện tượng nôn ra máu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể mà người bệnh còn có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như nôn ra một số chất trong dạ dày, đau bụng dữ dội,…
Thổ huyết có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Một số bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ gặp phải biến chứng nguy hiểm. Hãy đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế khi nôn ra máu kèm theo những biểu hiện sau:
+ Chóng mặt.
+ Rối loạn nhịp tim.
+ Nhịp thở bất thường.
+ Đau bụng dữ dội.
+ Người bệnh có dấu hiệu bị giảm tầm nhìn.
+ Da người bệnh lạnh bất thường hay có triệu chứng sần sùi.
+ Người bệnh có biểu hiện lú lẫn, mất ý thức.
+ Nôn ra máu kèm theo biểu hiện ngất xỉu.
+ Người bệnh bị chấn thương, sau đó bị nôn ra máu cũng được đánh giá là một trong những trường hợp nghiêm trọng và cần được đưa đi cấp cứu nhanh chóng.
2. Thổ huyết là do những nguyên nhân nào?
Thổ huyết do nhiều nguyên nhân, trong đó những nguyên nhân dưới đây là phổ biến nhất:
- Thực quản bị kích ứng.
- Do nuốt máu hoặc tình trạng chảy máu cam.
- Do người bệnh nuốt phải vật lạ.
- Các trường hợp ho mạnh, ho liên tục trong suốt một thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ bị rách thực quản và dẫn đến tình trạng thổ huyết (Hội chứng Mallory Weiss).
Thổ huyết do dị ứng thuốc
- Người mắc bệnh viêm loét dạ dày cũng có nguy cơ bị thổ huyết.
- Dị ứng thuốc hay gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc, nhất là một số loại thuốc chống viêm không steroid hay thuốc aspirin.
Thổ huyết do ung thư dạ dày
- Bên cạnh đó, một số bệnh lý nguy hiểm như xơ gan, ung thư tuyến tụy hay ung thư thực quản,… cũng là những nguyên nhân gây thổ huyết.
3. Thổ huyết có nguy hiểm không?
Khi bị thổ huyết hay nôn ra máu, bạn không nên chủ quan. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau. Các chuyên gia giải thích về mức độ nguy hiểm của tình trạng này như sau:
- Nếu thổ huyết do các bệnh lý nguy hiểm thì người bệnh cần được xử trí sớm để phòng tránh biến chứng. Trong một số trường hợp, thổ huyết cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã bước sang giai đoạn muộn, khó điều trị và thậm chí còn đe dọa tính mạng người bệnh.
- Nôn ra máu nhưng không được xử trí kịp thời có thể gây ra tình trạng dồn ứ máu trong phổi, làm tắc nghẽn đường thở, gây suy hô hấp. Khi người bệnh hít phải chất nôn sẽ gây viêm phổi. Những trường hợp nguy hiểm này có thể gây tử vong trong thời gian ngắn, tuy nhiên thường ít gặp.
Những trường hợp dễ bị hít phải các chất trong dạ dày như người thường xuyên uống bia rượu, người bị đột quỵ, người cao tuổi, người có vấn đề về khả năng nuốt,…
- Nếu nôn ra máu quá nhiều và quá nhanh có thể gây sốc. Khi người bệnh bị nôn ra máu kèm theo những triệu chứng như chóng mặt, hơi thở nông, da nhợt nhạt, tiểu ít,… hãy đưa người bệnh đi khám sớm nếu không sẽ có nguy cơ cao bị hôn mê, tử vong.
- Một số trường hợp mắc các bệnh lý về dạ dày hay thường xuyên dùng thuốc chống viêm không steroid,… có thể bị nôn ra máu và gây thiếu máu. Tuy nhiên, những triệu chứng lại không quá rõ ràng và tiến triển trong một thời gian dài nên rất khó phát hiện. Phần lớn bệnh nhân chỉ biết mình bị thiếu máu thông qua kết quả xét nghiệm máu.
4. Điều trị thổ huyết bằng cách nào?
Ngoài thắc mắc “thổ huyết là gì”, người bệnh cũng rất quan tâm đến vấn đề điều trị triệt để tình trạng này.
Nội soi để xác định nguyên nhân gây thổ huyết
Trước khi lên phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm,… để chẩn đoán và tìm hiểu nguyên nhân bệnh. Một số phương pháp chẩn đoán bệnh có thể kể đến như nội soi thực quản dạ dày, siêu âm, chụp X – quang, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu,…
Phương pháp điều trị bệnh như sau:
- Nếu mất quá nhiều máu: Bác sĩ thường chỉ định truyền máu để bù lại lượng máu đã mất, tránh nguy cơ sốc và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định truyền nước để phòng nguy cơ mất nước. Có thể cho bệnh nhân kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc chống nôn và thuốc giảm tiết axit dạ dày.
- Điều trị theo nguyên nhân: Những phương pháp truyền máu, truyền nước và kê thuốc chống nôn,… chỉ có tác dụng tạm thời. Để có thể khắc phục bệnh triệt để và lâu dài, các bác sĩ sẽ điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.
Truyền máu nếu người bệnh bị nôn ra quá nhiều máu
Nếu bệnh nhân bị thổ huyết do bệnh viêm dạ dày thì cần phải điều trị triệt để căn bệnh này. Nếu người bệnh bị thổ huyết do xuất huyết tiêu hóa vì thói quen uống quá nhiều rượu thì cần điều trị bệnh bằng các loại thuốc phù hợp, đồng thời, người bệnh cần ngừng uống bia rượu mới có thể khắc phục bệnh hiệu quả.
Thổ huyết là một vấn đề nghiêm trọng, nhất là khi nó kèm theo những triệu chứng bất thường khác. Do đó, không nên trì hoãn việc thăm khám mà hãy đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và xác định nguyên nhân gây bệnh, đồng thời điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống máy móc hiện đại, chính là một địa chỉ y tế uy tín dành cho bạn. Bệnh viện còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi đối với khách hàng có nhu cầu với mức chi phí rất hợp lý.
Để được tìm hiểu rõ hơn về vấn đề “thổ huyết là gì” hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!