Các tin tức tại MEDlatec
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 - những điều cần ghi nhớ
- 15/12/2021 | Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng theo từng giai đoạn
- 01/11/2021 | Giải đáp thắc mắc: người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
- 24/09/2021 | Bác sĩ tư vấn: điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ như thế nào
1. Nguyên nhân gây ra và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5
1.1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5 là như thế nào?
Cơ thể con người có 33 đốt sống, được chia thành 5 nhóm:
- Nhóm 1: ký hiệu C1 - C7, gồm 7 đốt sống cổ.
- Nhóm 2: ký hiệu D1 - D12, gồm 12 đốt sống lưng.
- Nhóm 3: ký hiệu L1 - L5, gồm 5 đốt sống thắt lưng.
- Nhóm 4: ký hiệu S1 - S5, gồm 5 đốt sống hông.
- Nhóm 5: là 4 đốt xương cụt.
Vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5
Dựa vào phân loại nhóm trên đây có thể thấy rằng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 là thoát vị xảy ra ở 2 đốt sống thấp nhất đốt sống lưng, được kí hiệu là L4 và L5. Bệnh xảy ra khi nhân nhầy trong đĩa đệm giữa hai đốt sống này bị thoát ra bên ngoài và chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức cột sống cho người bệnh.
Hai đốt L4 và L5 có nhiệm vụ hỗ trợ phần trên cơ thể để trong việc thực hiện các động tác xoay, gập hoặc vặn người. Ngoài ra, chính hai đốt này cũng duy trì đường cong tự nhiên của cột sống để tạo tư thế đứng thẳng cho cơ thể.
Do nằm nằm ở vị trí thấp nhất của thắt lưng nên L4, L5 phải chịu nhiều áp lực từ phần thân trên của cơ thể và đây chính là lý do khiến cho nó dễ bị thoái hóa, bị tổn thương. Mặt khác, đây cũng là 2 đốt liên kết với nhiều bộ phận trong cơ thể nên nếu khi xảy ra tình trạng thoái hóa sẽ dễ gây nên các bệnh lý khác ở cột sống.
1.2. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5
Các nguyên nhân chính khiến cho một người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5 gồm:
- Thường xuyên ngồi/đứng quá lâu một chỗ, hay làm việc nặng khiến cho vùng lưng phải chịu áp lực.
- Xương khớp lão hóa theo thời gian nên bị lỏng lẻo, thiếu dưỡng chất và đĩa đệm bị hao mòn dần.
- Gặp phải chấn thương làm rách bao xơ đĩa đệm nên nhân nhầy có cơ hội tràn ra ngoài.
- Di truyền từ người thân trong gia đình từng mắc bệnh lý này. Ngoài ra, nếu gia đình có người bị bệnh lý cột sống bẩm sinh thì cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm L4 L5.
- Một số yếu tố khác: béo phì, thiếu dinh dưỡng, hay dùng chất kích thích.
1.3. Triệu chứng cảnh báo bị thoát vị đĩa đệm cột sống L4, L5
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 có triệu chứng điển hình là các cơn đau triền miên ở cột sống cổ và thắt lưng. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ gặp một số triệu chứng như:
Thoát vị đĩa đệm cột sống L4 L5 khiến người bệnh bị đau dữ dội ở phần hông và thắt lưng
- Chân và cánh tay đau dữ dội, đôi khi đau ở bả vai rồi lan dần xuống dưới chân nếu người bệnh hắt hơi hoặc ho.
- Hông và thắt lưng bị đau dây thần kinh tọa sau đó cơn đau lan dần xuống phần đùi và ngón chân.
- Dây thần kinh bị ảnh hưởng nên tạo ra cảm giác ngứa ran và tê bì như bị điện giật ở phía bên cơ thể hoạt động.
- Cơ ở vùng bị chi phối bởi các dây thần kinh bị teo và yếu vì bị chèn ép lâu ngày.
- Mệt mỏi và sa sút tinh thần vì cơ bắp yếu dần, di chuyển ngày càng khó khăn.
2. Tính chất nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 cần một quá trình dài và rất khó khăn nên càng được thực hiện sớm thì càng giảm thiểu được vấn đề này. Trường hợp không thể điều trị bệnh sớm, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng:
- Bị rối loạn cảm giác do dây thần kinh bị chèn ép gây ảnh hưởng tới một số vùng da nên da của người bệnh bị mất khả năng cảm nhận nóng lạnh.
- Đau rễ dây thần kinh vì đốt L4 trượt về phía trước trên đốt L5 gây tác động đến rễ thần kinh. Đây chính là nguồn cơn của các cơn đau tái phát nhiều lần và tăng dần về mức độ đau, cản trở lên đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Rối loạn cơ quan bài tiết do các dây thần kinh bị chèn ép ảnh hưởng đến cơ thắt. Kết quả là người bệnh không thể kiểm soát việc đi vệ sinh của mình.
- Bại liệt khi L4 L5 bị thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng.
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5
3.1. Chẩn đoán
Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định một số kiểm tra cần thiết để có cơ sở chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 như:
Hình ảnh cho thấy bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm L4 L5
- Chụp X-quang: xác định đường viền cột sống, loại trừ cơn đau xuất phát từ bệnh lý xương khớp khác gây ra. Tuy nhiên, phương pháp này không xác định được bị thoát vị đĩa đệm hay không.
- Chụp CT-Scanner: từ hình ảnh chụp ở nhiều góc độ khác nhau, bác sĩ quan sát được chính xác tình trạng tủy sống cùng cấu trúc quanh nó.
- Chụp MRI: hiển thị rõ mô mềm quanh cột sống nên bác sĩ có cơ sở chẩn đoán chính xác bệnh thoát vị đĩa đệm.
Từ những kết quả chẩn đoán hình ảnh này bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân.
3.2. Điều trị
Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể:
- Điều trị không cần phẫu thuật
Phương pháp này áp dụng với bệnh ở giai đoạn đầu. Theo đó, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số cách:
+ Chườm nóng hoặc lạnh lên vùng bị thoát vị với mục đích giảm đau.
+ Dùng thuốc giảm đau được bác sĩ kê đơn.
+ Massage kết hợp với vật lý trị liệu.
+ Châm cứu.
+ Đeo đai lưng chữa thoát vị đĩa đệm.
+ Tiêm bên ngoài màng cứng.
- Điều trị phẫu thuật
Áp dụng khi đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả, cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 làm giảm sút nghiêm trọng cuộc sống của bệnh nhân. Các trường hợp bị suy giảm ruột, chức năng bàng quang suy yếu, tê và yếu chân do thoát vị đĩa đệm cũng được điều trị bằng phương pháp này.
Các phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng là:
+ Cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ đĩa đệm đang gây áp lực cho rễ thần kinh.
+ Phẫu thuật bằng vết mổ nhỏ trên da dưới sự hỗ trợ của kính hiển vi.
+ Thay đĩa đệm nhân tạo.
+ Phẫu thuật hợp nhất đốt sống bằng vật liệu mảnh ghép xương sau đó dùng nẹp, đinh hoặc vít để cố định xương.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 là một bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị ngay từ đầu để bảo toàn chức năng vận động cho người bệnh và ngăn không cho biến chứng xảy ra. Vì thế, ngay khi có những triệu chứng bất thường như đã nói ở trên, người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được đánh giá đúng tình trạng bệnh và định hướng điều trị hiệu quả.
Mọi vấn đề cần giải đáp về bệnh lý này, quý khách hàng có thể liên hệ số điện thoại 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp thông tin phù hợp và chính xác.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!