Các tin tức tại MEDlatec
Thuốc chống viêm không steroid gồm những loại nào?
- 01/04/2024 | Thuốc kháng viêm Ibuprofen sử dụng sao cho hiệu quả?
- 10/12/2021 | Trước khi sử dụng thuốc Meloxicam bạn nên biết những điều này
- 07/08/2020 | Những điều cần biết về thuốc kháng viêm Ibuprofen
1. Thuốc chống viêm không steroid gồm những loại nào?
Nhóm thuốc chống viêm không steroid thường được dùng trong những trường hợp cần:
● Hạ sốt;
● Giảm đau: đau do bong gân, căng cơ, đau nửa đầu, đau răng, đau bụng kinh,...;
● Chống viêm khi bị viêm nhiễm ở một vị trí nào đó.
Dạng bào chế phổ biến của các loại thuốc chống viêm này thường là dạng viên nang, viên nén, kem, viên đặt hậu môn, dạng tiêm truyền hoặc gel bôi. Đôi khi người bệnh có thể mua một số loại thuốc chống viêm không steroid ở các quầy thuốc mà không cần có đơn kê, nhưng cũng có những loại thì cần thiết phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Dạng bào chế phổ biến của các loại thuốc chống viêm này thường là dạng viên nang, viên nén,...
Những loại thuốc chống viêm không steroid thường được chỉ định đó là: Naproxen, Ibuprofen, Celecoxib, Diclofenac, Indomethacin, Etoricoxib, Mefenamic acid, Aspirin,...
2. Cơ chế hoạt động và tác dụng của các thuốc chống viêm không steroid
Sở dĩ các thuốc kháng viêm không steroid có thể giúp kháng viêm, giảm đau và hạ sốt đó là do các hoạt chất chứa trong thuốc có khả năng ức chế một loại enzyme trong cơ thể. Loại enzyme này được gọi là cyclooxygenases (COX) tham gia vào quá trình tổng hợp prostaglandin.
Prostaglandin là một loại chất hóa học được cơ thể sản xuất ra nhằm bảo vệ dạ dày tránh bị tổn thương do tác động của axit có trong dịch vị và trong thức ăn. Enzyme COX gồm 2 loại là COX I và COX II. Trong đó enzyme COX I có tác dụng hỗ trợ đông máu, bảo vệ niêm mạc dạ dày, còn COX II lại giúp sản xuất ra prostaglandin gián tiếp gây ra hiện tượng viêm và sốt.
Cơ chế tác dụng của các loại thuốc chống viêm không steroid lên loại enzyme này được miêu tả như sau:
Các thuốc nhóm NSAIDs có khả năng ức chế hoạt động của cả 2 loại enzyme COX I và COX II:
● Aspirin: thuốc giúp hạ sốt, giảm đau, kháng viêm và ngăn kết tập tiểu cầu. Bệnh nhân khi dùng aspirin có thể gặp phải những tác dụng phụ như đau, viêm loét hay xuất huyết dạ dày,... Do đó loại thuốc này hiện ít được sử dụng và thường dùng ở liều thấp với mục đích chống đông máu trong các trường hợp bệnh nhân có nguy cơ tim mạch;
● Ibuprofen: so với aspirin thì công dụng giảm đau mạnh hơn. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Ibuprofen đó là rối loạn tạo máu hoặc kích ứng tiêu hóa,...
● Diclofenac: công dụng giảm đau của loại thuốc này được đánh giá là mạnh hơn so với aspirin, nhưng lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nặng hơn đối với đường tiêu hóa như viêm loét, xuất huyết dạ dày, thiếu máu,...
● Các thuốc khác thuộc nhóm này: ketoprofen, naproxen,... với công dụng và tác động ngoại ý tương tự như những loại thuốc trên.
Các thuốc nhóm NSAIDs chủ yếu có khả năng ức chế enzyme COX II:
● Meloxicam: giúp giảm đau ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp hay viêm khớp dạng thấp. Loại thuốc này thường ít gây tác dụng phụ đối với hệ tim mạch và đường tiêu hóa so với nhóm thuốc trên;
● Các hoạt chất khác: rofecoxib, celecoxib, valdecoxib,... cũng có tác dụng tương tự như Meloxicam. Tuy nhiên trong số đó có hai hoạt chất là valdecoxib và rofecoxib đã không còn được tiếp tục lưu hành trên thị trường do chúng có liên quan đến các phản ứng phụ nghiêm trọng trên da và tai biến về tim mạch.
Thuốc chống viêm không steroid có nhiều công dụng khác nhau
3. Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid
3.1. NSAIDs được chỉ định dùng cho đối tượng nào?
Nhóm thuốc này thường được dùng cho những người:
● Bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề về xương khớp: viêm khớp dạng thấp, thấp khớp cấp, viêm khớp phản ứng, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp tự phát thiếu niên, Gout, viêm lồi cầu xương cánh tay, viêm khớp vảy nến, viêm quanh khớp vai, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp,...
● Bệnh đau dây thần kinh tọa, đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau mỏi vai gáy,...
● Các bệnh khác như hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng De Quervain,...
3.2. Chống chỉ định dùng NSAIDs trong trường hợp nào?
Dưới đây là những trường hợp chống chỉ định dùng NSAIDs:
● Có tiền sử mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc;
● Chảy máu khó cầm;
● Phụ nữ mang thai và cho con bú;
● Đang bị suy gan từ vừa đến nặng;
● Loét dạ dày tá tràng;
● Hết sức cẩn thận trong việc dùng thuốc nhóm NSAIDs đối với những trường hợp như: hen phế quản, nhiễm trùng tiến triển, mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, đã từng bị viêm loét dạ dày tá tràng, người nghiện thuốc lá, tiểu đường,...
Không phải ai cũng sử dụng được thuốc chống viêm không steroid
Ngoài ra, thuốc chống viêm không steroid NSAIDs cũng tồn tại một số tác dụng phụ về tim mạch và tiêu hóa. Phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh, nhóm thuốc này cũng có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa và viêm loét dạ dày, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, nguy cơ dị ứng, đôi khi có thể là các vấn đề về tim, gan, thận,... Do đó bạn cần phải thận trọng, nhất là khi các thuốc chống viêm có thể khiến các tác dụng phụ này tăng nặng nếu kết hợp thêm với các yếu tố như thuốc lá, rượu bia, sức khỏe kém, tuổi cao, hoặc dùng thuốc trong thời gian dài,...
Như vậy, trên đây là những thông tin liên quan đến các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Trước và trong quá trình sử dụng các thuốc nhóm NSAIDs, người bệnh cần phải chú ý đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng, cung cấp các thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe, bệnh lý và các loại thuốc mà mình đang dùng để bác sĩ có chỉ định phù hợp nhất.
Trong trường hợp bạn gặp phải những tác dụng không mong muốn khi dùng nhóm thuốc này, bạn cần dừng thuốc và gặp bác sĩ để được tư vấn về các loại thuốc thay thế phù hợp. Những thuốc giảm đau thường được dùng đó là loại không cần kê đơn có chứa paracetamol, khá an toàn đối với tất cả mọi người nếu được dùng đúng cách. Còn nếu bị đau cơ hoặc cơn đau xuất hiện ở các bộ phận khác trên cơ thể thì NSAIDs dạng gel và dạng kem sẽ là lựa chọn thay thế tốt bởi vì tác dụng phụ do những dạng bào chế này gây ra sẽ ít hơn so với dạng uống.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng viêm nhiễm với các triệu chứng bất thường thì tốt nhất là nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất. Việc sử dụng các loại thuốc chống viêm nên tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh tình trạng dùng thuốc sai cách, phản tác dụng.
Nếu cần được tư vấn hỗ trợ thêm về dịch vụ thăm khám, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900565656 ngay hôm nay.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!