Các tin tức tại MEDlatec

Thuốc trị nấm: đặc điểm, công dụng và hướng dẫn dùng đúng cách

Ngày 12/12/2022
Bệnh nấm da mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nó lại khiến bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và tự ti vì gây  mất thẩm mỹ. Một trong những cách giúp khắc phục bệnh lý này nhanh nhất đó là sử dụng thuốc trị nấm. Bài viết sau đây là tổng hợp các nhóm thuốc trị nấm hiện có trên thị trường, kèm theo đó là công dụng và đặc điểm chi tiết của  từng loại để bạn tham khảo.

1. Tổng quan về bệnh nấm

Nấm là vi sinh vật tồn tại ở khắp mọi nơi trong đất, nước, không khí, cơ thể động vật và trên các bề mặt sự vật. Đặc biệt nấm phát triển mạnh mẽ ở những vùng có khí hậu nóng ẩm, trong đó có Việt Nam.

Con người có thể bị nhiễm nấm trực tiếp qua da, niêm mạc, đường hô hấp hay gián tiếp qua thức ăn, tiếp xúc với vật nuôi và người bị nấm. Kết hợp với các yếu tố như cơ thể ra nhiều mồ hôi, dùng kháng sinh trong thời gian dài, hệ miễn dịch suy giảm, rối loạn nội tiết hay vệ sinh cá nhân kém,... sẽ tạo điều kiện để nấm sinh trưởng thuận lợi hơn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm da

Nấm có thể gây ra các bệnh ở da, nội tạng và niêm mạc. Tùy từng loại bệnh mà bạn gặp phải, chúng sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể như:

  • Hắc lào trên da: trên da xuất hiện các nốt phát ban có hình nhẫn, mỗi khi ra mồ hôi người bệnh sẽ cảm thấy rất ngứa, đôi khi còn bị tróc vảy ở những vùng da bị ảnh hưởng;

  • Hắc lào da đầu: da vùng đầu có hiện tượng kết mảng vảy, mụn mủ và ngứa da đầu, thậm chí bệnh nhân còn bị rụng tóc;

  • Nhiễm nấm móng tay: móng tay biến đổi về tính chất, giòn, đổi màu, biến dạng móng;

  • Nhiễm nấm trong miệng: niêm mạc miệng có tổn thương máu trắng, gây đau nhức;

  • Nhiễm nấm nội tạng: đây là bệnh lý nguy hiểm nhất với các biểu hiện như sốt, đau đầu, đổ mồ hôi, ho, khó thở,... hoặc dấu hiệu của viêm màng não như đầu đau dữ dội, nhạy cảm trước ánh sáng, cứng cổ,...

2. Một số nhóm thuốc trị nấm và công dụng cụ thể

Cơ chế hoạt động chủ yếu của các loại thuốc chống nấm là tiêu diệt, phá hủy cấu trúc và ngăn chặn tế bào nấm phát triển nhưng không làm ảnh hưởng đến các tế bào khác trong cơ thể. Mục tiêu mà các thuốc này nhắm đến là màng bao phủ và thành tế bào nấm. Khi các cấu trúc này bị thuốc phá hủy, tế bào nấm gặp tổn thương, sau đó sẽ bị vỡ ra và chết.

Có rất nhiều loại thuốc trị nấm được sử dụng hiện nay với các dạng bào chế như: kem bôi, dầu gội đầu, dạng lỏng, thuốc xịt ngoài da, thuốc uống, viên nén đặt âm đạo hay dạng tiêm.

2.1. Thuốc trị nấm da tại chỗ

Các thuốc này thường chứa những thành phần chính như: miconazol, econazole, clotrimazole, amorolfine,... dùng trong các trường hợp bị nấm móng tay và nấm da đầu. Đôi khi bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng kem chữa nấm kết hợp cùng những loại kem khác như kem chứa steroid nồng độ nhẹ giúp khắc phục triệu chứng phát ban, đồng thời giảm sưng viêm do nhiễm trùng. Trong khi đó thuốc trị nấm có tác dụng loại bỏ các vi nấm gây bệnh.

Thuốc trị nấm dạng bôi thường dùng trong các trường hợp bị nấm móng tay và nấm da đầu

2.2. Viên đặt trị nấm

Dạng viên đặt được bào chế theo kiểu viên nén, là các thuốc dùng cho nữ giới bị viêm âm đạo. Một số loại thuốc tiêu biểu trong nhóm này đó là thuốc fenticonazole, thuốc miconazol, thuốc clotrimazole và thuốc econazole.

2.3. Dầu gội trị nấm

Đối với những bệnh nhân bị nấm da đầu thì dầu gội trị nấm chính là phương pháp hữu hiệu giúp cải thiện các triệu chứng do nấm gây ra. Loại thuốc được các bác sĩ da liễu khuyên dùng nhiều nhất trong những trường hợp bị nấm da đầu đó là Ketoconazole.

2.4. Thuốc trị nấm da dạng tiêm

Nếu người bệnh bị nhiễm nấm da mức độ nặng thì có thể dùng các thuốc như itraconazole, amphotericin, flucytosine, anidulafungin, micafungin,...

Tùy thuộc vào chủng nấm mà bệnh nhân mắc phải là gì, bác sĩ sẽ có lựa chọn thuốc điều trị phù hợp.

2.5. Thuốc trị nấm vùng miệng

Những thuốc trị nấm vùng miệng như nystatin dạng gel và dạng dung dịch giúp chữa nấm candida ở niêm mạc họng và miệng.

Viên đặt trị nấm thường được sử dụng cho phụ nữ bị viêm âm đạo

3. Những tác dụng phụ do thuốc trị nấm gây nên

Bên cạnh công dụng hữu ích trong việc điều trị các bệnh lý do nấm gây ra, các thuốc trị nấm cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Cụ thể đó là:

3.1. Thuốc dạng uống

Thuốc trị nấm da đường uống có thể gây ra những phản ứng phụ như sau:

  • Thuốc Fluconazole: gây nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn, đau và chướng bụng, phát ban;

  • Thuốc Terbinafine: có thể khiến người bệnh bị chán ăn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau khớp, buồn nôn, nhức đầu, đau cơ,...;

  • Thuốc Miconazole: bệnh nhân khi dùng thuốc này dễ có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, phát ban;

  • Thuốc Nystatin: gây đau nhức vùng miệng.

3.2. Thuốc dùng tại chỗ

Thuốc dùng tại chỗ chính là các thuốc được bào chế theo dạng kem bôi, dung dịch, dạng xịt hoặc dầu gội đầu. Trong quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp các phản ứng như mẩn đỏ, ngứa rát tại vị trí bôi. Nếu các triệu chứng này không hết mà trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn hãy ngừng sử dụng thuốc.

Thuốc trị nấm tại chỗ có thể khiến bệnh nhân bị mẩn ngứa kích ứng ngay tại vị trí bôi

3.3. Thuốc dạng tiêm

Thuốc trị nấm dạng tiêm có nguy cơ gây tác dụng phụ rất cao vì thành phần dược chất của thuốc được truyền trực tiếp vào máu. Đôi khi có những trường hợp bị ảnh hưởng nặng nề bởi các thuốc này. Do đó chỉ những ca bệnh nghiêm trọng và cần điều trị tại viện mới được chỉ định dùng thuốc trị nấm dạng tiêm.

Cần lưu ý rằng thuốc trị nấm hoàn toàn khác với các loại thuốc kháng sinh. Trong khi thuốc kháng sinh được dùng để tiêu diệt vi khuẩn thì thuốc trị nấm lại có công dụng tiêu diệt vi nấm. Những bệnh nhân khi phải điều trị bằng thuốc kháng sinh dễ xảy ra hiện tượng bị nhiễm nấm.

Ví dụ: phụ nữ sau khi dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh có thể sẽ bị nấm âm đạo. Nguyên nhân là do thuốc kháng sinh tiêu diệt luôn cả những lợi khuẩn sống trong môi trường âm đạo, qua đó tạo cơ hội thuận lợi để các vi nấm xâm nhập và phát triển mạnh mẽ .

Có thể nói thuốc trị nấm là giải pháp hữu hiệu đối với phần lớn các trường hợp mắc những bệnh lý do nấm gây ra. Tuy nhiên để việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu, tốt nhất bạn nên đi khám khi có các biểu hiện bị nhiễm nấm để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị đúng bệnh, lựa chọn đúng thuốc.

Nếu bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn địa chỉ thăm khám các bệnh về nấm thì có thể đến Chuyên khoa Da liễu hoặc Sản phụ khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương án điều trị cụ thể hơn. Các bác sĩ tại MEDLATEC đều là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên môn giỏi, kết hợp với đó Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, Trung tậm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và gần đây nhất là CAP do Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp sẽ giúp đưa ra các kết quả chẩn đoán chính xác, nhanh chóng.

Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900 56 56 56 và nhân viên của MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.