Các tin tức tại MEDlatec
Thuốc trị viêm loét dạ dày: các nhóm thuốc và lưu ý khi dùng
https://docs.google.com/document/d/1tzD3BFOhzSynFQNog7YTWMiJ__BnhFLxuNA9O2cUv08/edit
Từ khóa chính: Thuốc trị viêm loét dạ dày
Thuốc trị viêm loét dạ dày: các nhóm thuốc và lưu ý khi dùng
Viêm loét dạ dày thường gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh cần được thăm khám và điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm. Vậy hiện nay, có những nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày nào và cần lưu ý gì khi sử dụng?
1. Một vài thông tin tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc trong cùng của dạ dày bị tổn thương, viêm loét, khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn cùng nhiều triệu chứng đi kèm khác.
Viêm loét dạ dày là một bệnh lý đường ruột thường gặp
Khi ổ loét còn nhỏ, bệnh không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, việc điều trị lúc này giúp bệnh nhân hồi phục nhanh, không tốn quá nhiều thời gian và chi phí. Nhưng nếu để ổ loét lớn dần, lan ra các khu vực xung quanh thì có thể gây nên tình trạng chảy máu hoặc bị xuất huyết tiêu hóa, nguy hiểm hơn là có nguy cơ tử vong.
2. Viêm loét dạ dày do những nguyên nhân nào?
Đa số những trường hợp bị viêm loét dạ dày là do các nguyên nhân sau đây:
2.1. Do vi khuẩn Helicobacter pylori
Do sự tấn công của các vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) làm giảm khả năng chống acid của lớp niêm mạc dạ dày. Môi trường trong dạ dày sẽ bị mất cân bằng khiến nồng độ acid tăng cao gây nên tình trạng viêm loét.
2.2. Tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng các nhóm thuốc giảm đau và kháng viêm thường xuyên cũng khiến cho dạ dày bị ảnh hưởng. Tác dụng phụ của những loại thuốc này là làm cho quá trình tổng hợp chất để bảo vệ niêm mạc prostaglandin bị suy yếu. Từ đó, tình trạng viêm loét sẽ dần hình thành.
Viêm loét dạ dày hình thành do nhiều nguyên nhân
3.3. Do chế độ ăn uống
Việc ăn uống kém lành mạnh cũng có thể gây bệnh. Thói quen bỏ bữa thường xuyên, ăn uống thiếu chất, sử dụng chất kích thích,... sẽ khiến đường tiêu hóa của bạn gặp nhiều vấn đề, trong đó có viêm loét dạ dày.
Việc uống quá nhiều rượu bia có thể làm cho lớp màng bảo vệ niêm mạc mỏng đi từng ngày. Kéo theo đó, quá trình tăng tiết acid sẽ gia tăng và làm tổn thương dạ dày, gây nên tình trạng viêm loét. Không dừng lại ở đó, đối với những bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày, việc uống rượu bia quá nhiều cũng sẽ khiến cho các ổ loét sẵn có ngày càng nghiêm trọng hơn.
Rượu bia chính là tác nhân làm ổ loét dạ dày thêm nghiêm trọng
3.4. Do căng thẳng thường xuyên
Căng thẳng kéo dài không chỉ khiến sức đề kháng bị suy giảm mà còn khiến hệ tiêu hóa của chúng ta bị rối loạn. Chính vì lý do này, các vi khuẩn có hại sẽ dễ tấn công vào đường ruột và gây nên tình trạng viêm loét.
3.5. Do di truyền
Bệnh viêm loét dạ dày cũng có tính di truyền. Chính vì vậy, khi gia đình bạn có người mắc phải căn bệnh này thì khả năng cao bạn cũng có thể bị viêm loét dạ dày.
4. Một số loại thuốc trị viêm loét dạ dày thường được sử dụng
Để việc điều trị đạt được hiệu quả, tốt nhất bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc trị viêm loét dạ dày phù hợp. Một vài loại thuốc phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày có thể kể đến như:
4.1. Thuốc trung hòa acid (antacid)
Nhóm thuốc này sẽ giúp trung hòa nồng độ acid trong dạ dày và làm giảm các biểu hiện đau rát. Tuy nhiên, loại thuốc này không có tác dụng điều trị căn nguyên của bệnh nên bệnh nhân không nên sử dụng trong thời gian dài khi không có chỉ định của bác sĩ.
Nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày giúp trung hòa acid cho những trường hợp nhẹ
4.2. Thuốc kháng acid
Các loại thuốc trị viêm loét dạ dày kháng acid được chia làm hai nhóm chính bao gồm nhóm ức chế thụ thể histamin H2 (H2RA) và nhóm ức chế bơm proton (PPI). Cơ chế hoạt động của hai nhóm thuốc này không giống nhau nhưng chúng đều giúp làm giảm quá trình sản sinh acid dạ dày. Từ đó, các triệu chứng như đau, nóng rát hay khó chịu cũng sẽ giảm dần. Các vết loét trong dạ dày cũng sẽ được làm lành nhanh hơn.
4.3. Thuốc bao phủ ổ loét
Sucralfat - một nhóm thuốc có công dụng bao phủ các ổ viêm loét dạ thường được chỉ định trong quá trình điều trị. Khi các thành phần của thuốc đi vào trong cơ thể sẽ tạo phức liên kết với những protein có điện tích dương ở trong dịch tiết để tạo nên các hợp chất nhầy.
Những hợp chất nhầy này sẽ giúp bao phủ và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày rất hiệu quả. Thông qua đó, thuốc sẽ giúp phòng ngừa được các tổn thương ở niêm mạc và làm lành nhanh chóng các ổ loét viêm ở dạ dày.
5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm loét dạ dày
● Người bệnh không tự ý dùng thuốc mà nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
● Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc theo chỉ định và liệu trình đã được bác sĩ đưa ra. Nếu bệnh nhân ngưng thuốc khi đang điều trị hoặc uống quá liều có thể làm giảm hiệu quả và khiến bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần.
● Khi đi thăm khám, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc, các loại thực phẩm chức năng đang sử dụng.
Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ
● Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần theo dõi và thông báo ngay cho bác sĩ khi có các biểu hiện bất thường như buồn nôn, mệt mỏi, đau quặn,... để được xử lý kịp thời.
● Bệnh nhân viêm loét dạ dày không nên ăn các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn, đồ uống có cồn, chất kích thích,... trong quá trình điều trị.
● Điều chỉnh thời gian sinh hoạt, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi phù hợp và hạn chế căng thẳng.
Thuốc trị viêm loét dạ dày có hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý dùng hay lạm dụng thuốc, thay vào đó, hãy đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn phác đồ điều trị. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hướng dẫn cụ thể hơn.
BS Thanh Tuấn đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!