Các tin tức tại MEDlatec
Thuốc Trimetazidine: Tác dụng, liều dùng tham khảo và lưu ý khi dùng
- 04/11/2024 | Fluoxetine: Thuốc điều trị trầm cảm, rối loạn ám ảnh và các bệnh lý thần kinh khác
- 06/11/2024 | Cefprozil - Thuốc kháng sinh giúp điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn
- 06/11/2024 | Thuốc Clopidogrel và 6 thông tin quan trọng cần biết trước khi sử dụng
- 07/11/2024 | Thuốc Eperisone: Tác dụng, tìm hiểu liều dùng và cách dùng
- 08/11/2024 | Thuốc Modafinil là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng Modafinil?
1. Thông tin khái quát về Trimetazidine
Trimetazidine là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc bảo vệ tế bào cơ tim chống co thắt ngực, phòng ngừa tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ. Dạng bào chế cùng hàm lượng thường gặp của Trimetazidine thường là:
- Dạng viên có bao phim, hàm lượng 20mg.
- Dạng dung dịch uống, hàm lượng 20mg/ml.
- Dạng viên nén bao phim kéo dài (MR), hàm lượng 35mg.
Thuốc Trimetazidine dạng viên nén 35mg
2. Công dụng của Trimetazidine
Tác dụng nổi bật của thuốc Trimetazidine phải kể đến là:
- Hỗ trợ điều trị triệu chứng cho người bệnh bị đau thắt ngực.
- Hỗ trợ điều trị trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng được với các phương pháp điều trị đau thắt ngực khác.
3. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng Trimetazidine
3.1. Chỉ định
Thuốc Trimetazidine được chỉ định cho đối tượng người bệnh trưởng thành như một liệu pháp hỗ trợ hay bổ sung cho liệu pháp điều trị đang áp dụng. Thuốc giúp điều trị triệu chứng cho người bị đau thắt ngực, người không đáp ứng tốt phương pháp điều trị khác.
Trimetazidine giúp hỗ trợ điều trị cho người bị đau thắt ngực
3.2. Chống chỉ định
Không phải ai cũng có thể dùng Trimetazidine. Theo đó, những trường hợp chống chỉ định của loại thuốc này bao gồm:
- Người dị ứng với Trimetazidine hoặc thành phần khác trong thuốc.
- Người bị chứng rối loạn thoái hóa Parkinson cũng như một vài dạng rối loạn vận động khác.
- Người bị suy thận nặng, chỉ số Clcr nhỏ hơn mức 30ml/phút.
Người bị suy thận nặng, Clcr nhỏ hơn mức 30ml/phút không được dùng Trimetazidine
4. Liều dùng và cách dùng Trimetazidine
4.1. Liều dùng
Ở người trưởng thành, liều lượng sử dụng Trimetazidine phụ thuộc theo từng dạng điều chế cụ thể.
- Liều dùng Trimetazidine dạng viên bao phim 20mg: Dùng 1 viên/lần, uống 3 lần / ngày. Thời điểm thích hợp để dùng thuốc là trong bữa ăn.
- Liều dùng Trimetazidine dạng dung dịch 20mg/ml: Khoảng 20 giọt lần, tương đương 1ml/lần, dùng 3 lần/ngày. Thời điểm dùng thuốc phù hợp là trong bữa ăn.
- Liều dùng Trimetazidine dạng viên nén giải phóng kéo dài (MR) 35mg: Dùng 1 viền, 2 lần/ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối, uống thuốc trong lúc ăn.
Liều dùng Trimetazidine được tính toán dựa theo tình trạng bệnh lý, dạng bào chế
Đối với bệnh nhân bị suy thận ở mức độ trung bình, với chỉ số CIcr trong khoảng từ 30 đến 60 ml/phút, Trimetazidine có thể được sử dụng theo liều lượng sau:
- Dạng viên bao phim 20mg: 1 viên/lần, uống trong khi ăn vào buổi sáng và buổi tối.
- Dạng dung dịch uống theo giọt: 1ml tương đương 20 giọt/lần, dùng trong khi ăn vào buổi sáng và buổi tối.
- Dạng viên nén bao phim kéo dài (MR) 35mg: Uống 1 viên/ngày, nên dùng vào buổi sáng trong khi ăn.
4.2. Cách dùng
Thuốc Trimetazidine nên dùng trong bữa ăn, bệnh nhân dùng theo đường uống. Trong quá trình dùng thuốc, bạn phải nghiêm túc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
5. Tác dụng phụ của Trimetazidine
Giống như khi dùng hầu hết những loại thuốc khác, người dùng thuốc Trimetazidine vẫn có nguy cơ phải đối mặt với tác dụng phụ nhất định. Cụ thể, bạn hãy tham khảo bảng thông tin sau:
Tác dụng phụ thường gặp | Tác dụng phụ hiếm gặp | Tác dụng phụ khó xác định tần suất |
- Chóng mặt. - Bị đau đầu. - Tiêu chảy hoặc khó đi ngoài. - Đau bụng. - Có cảm giác buồn nôn. - Nôn ói. - Suy nhược cơ thể. - Ngứa ngáy, nổi mề đay. | - Tim đập nhanh. - Huyết áp động mạch chủ giảm. - Chóng mặt, dễ bị quỵ ngã. - Mặt đỏ. | - Táo bón. - Viêm gan. - Giấc ngủ bị rối loạn. - Táo bón. - Xét nghiệm máu cho thấy tình trạng mất bạch cầu hạt, lượng tiểu cầu giảm. - Phù mạch, toàn thân bị mưng mủ theo thể cấp tính. - Triệu chứng của hội chứng Parkinson như vận động chậm, tư thế không vững, rối loạn chức năng vận động,... tác dụng phụ mất dần sau khi ngừng dùng thuốc. |
Tổng hợp tác dụng có thể xuất hiện ở người dùng thuốc Trimetazidine
Trường hợp nhận thấy tác dụng phụ không giảm bớt nhưng ngày một trầm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị để tham khảo cách xử lý.
6. Lưu ý khi dùng thuốc Trimetazidine
6.1. Tương tác của thuốc
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh khả năng tương tác của Trimetazidine với những loại thuốc khác. Tuy vậy, người dùng cũng không nên tự động kết hợp Trimetazidine với bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào.
6.2. Đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: Dù chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh về độ an toàn của Trimetazidine với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nhưng đối tượng này vẫn phải thận trọng, không dùng thuốc một cách bừa bãi.
- Người hay điều khiển xe, thiết bị máy móc: Trimetazidine đôi khi dễ gây tình trạng mất tập trung, ảnh hưởng đến quá trình điều khiển xe, vận hành các loại máy móc.
Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi sử dụng thuốc Trimetazidine
6.3. Xử lý khi dùng quá liều hoặc quên liều
Trường hợp uống quá liều Trimetazidine, bạn hãy liên hệ với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cách xử lý. Còn nếu như quên không uống một liều Trimetazidine, bạn chỉ cần bổ sung ngay khi kịp nhớ ra. Tuy vậy nếu nhận thấy gần đến thời điểm phải uống liều thuốc tiếp theo, bạn không cần bổ sung liều thuốc quên trước đó.
Để tránh tình trạng dùng quá liều, bạn không nên uống bù gấp 2 liều Trimetazidine trong một lần. Nếu không muốn bị quên, bạn nên đặt báo thức mỗi khi phải uống thuốc.
Trimetazidine chủ yếu được chỉ định cho bệnh nhân bị đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim cục bộ, giúp ổn định nhưng không được kiểm soát liên tục. Tuy rằng hiếm khi gây tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng người dùng vẫn nên cẩn trọng.
Lưu ý, tất cả hướng dẫn về liều dùng đề cập trong bài viết này chỉ là thông tin tham khảo, không có giá trị thay thế cho lời khuyên của chuyên gia y tế. Do vậy nếu chưa kiểm tra sức khỏe, chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên môn, bạn không nên tự ý dùng Trimetazidine theo bất kỳ hình thức nào.
Tốt nhất nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện nghi ngờ bệnh lý tim mạch, bạn hãy đến Chuyên khoa Tim mạch thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để kiểm tra cụ thể, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC theo đường dây tư vấn 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!