Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu chung về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
- 31/01/2023 | Bệnh giảm tiểu cầu là gì? có nguy hiểm không?
- 31/10/2022 | Hỏi đáp: Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
- 27/03/2023 | Bệnh giảm tiểu cầu vô căn là do đâu? Điều trị như thế nào?
1. Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu là một trong 3 thành phần của máu, nó được hình thành từ các tế bào tủy xương. Bình thường cơ thể người sẽ chứa khoảng 150.000 - 450.000 tiểu cầu/ μl máu.
Tiểu cầu đảm nhiệm những chức năng quan trọng sau:
-
Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu. Mỗi khi cơ thể xuất hiện vết thương, tiểu cầu sẽ được huy động để đến khu vực bị thương tổn và liên kết lại với nhau để tạo thành các dải máu đông, ngăn chặn tình trạng mất máu;
-
Bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân lạ, điển hình là các loại vi sinh vật gây bệnh. Thường thì khi vi khuẩn hay virus xâm nhập vào cơ thể, tiểu cầu sẽ kết hợp với bạch cầu để tiêu diệt những tác nhân này.
Tiểu cầu là một trong 3 thành phần của máu, nó được hình thành từ các tế bào tủy xương
Khi tủy xương gặp phải tình trạng giảm sản xuất tiểu cầu hoặc số lượng tiểu cầu bị phá hủy quá nhiều ở mạch máu ngoại vi sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết giảm tiểu cầu. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời thì bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc phải bệnh lý này, nhất là trẻ em, người trẻ tuổi và đặc biệt là nữ giới.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
2.1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu còn có tên gọi khác là bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Căn bệnh này là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên có thể giải thích như sau: Khi cơ thể bị những tác nhân như ký sinh trùng, vi khuẩn hay virus,... tấn công sẽ kích hoạt hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể để chống lại chúng.
Đối với những người mắc bệnh tự miễn, hệ miễn dịch xác định nhầm các tế bào trong cơ thể là tác nhân gây hại nên những kháng thể được sinh ra lại quay sang tiêu diệt các tiểu cầu. Lúc này số lượng tiểu cầu trong máu bị suy giảm khiến bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết dưới da, dễ bị chảy máu khi chỉ bị tác động nhẹ.
Bên cạnh nguyên nhân nêu trên, có nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân nên được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
2.2. Triệu chứng của bệnh
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu thường biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, người bệnh có thể nhận diện căn bệnh này thông qua những dấu hiệu như:
-
Vết thương hở bị chảy máu kéo dài;
-
Trong phân hoặc trong nước tiểu có lẫn máu;
-
Bệnh nhân dễ bị chảy máu răng lợi và chảy máu mũi;
-
Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi;
-
Nổi ban xuất huyết hoặc bị bầm tím ngoài da;
-
Rong kinh ở phụ nữ;
-
Cẳng chân có xuất hiện các nốt xuất huyết nhỏ màu đỏ hoặc tím.
Phụ nữ bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu thường có biểu hiện rong kinh
3. Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có thể gây ra biến chứng gì?
Khi lượng tiểu cầu trong cơ thể hạ xuống mức quá thấp, bệnh nhân có thể bị xuất huyết khi va chạm nhẹ hoặc chảy máu tự nhiên. Cụ thể hơn là những biến chứng nguy hiểm sau:
-
Chảy máu nướu răng, chảy máu cam, giác mạc;
-
Chảy máu nội quan như đường sinh dục, tiết niệu, hệ tiêu hóa, nghiêm trọng hơn là xuất huyết màng não, xuất huyết não đe dọa đến tính mạng.
Vì mức độ nguy hiểm của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên bệnh nhân khi được chẩn đoán bệnh cần phải cẩn thận trong vận động, sinh hoạt, tránh vận động nặng hay chạy nhảy, không nên ăn những thức ăn cứng như xương, mía, chải răng và xỉa răng nhẹ nhàng, tránh gây chảy máu.
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có thể tiến triển thành thể mạn tính, kéo dài trong vài năm. Nhưng nếu biết cách kiểm soát và quản lý các triệu chứng của bệnh thì bệnh nhân vẫn có thể có cuộc sống khỏe mạnh.
4. Những biện pháp điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Mục đích điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu luôn là duy trì số lượng tiểu cầu ở mức ổn định, hạn chế tối đa nguy cơ xuất huyết. Phương pháp điều trị bệnh sẽ tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng mắc phải:
-
Đối với trẻ em: bệnh có thể tự khỏi trong vòng dưới 6 tháng hoặc vài năm đối với các trường hợp mạn tính;
-
Đối với người lớn: nếu bị xuất huyết giảm tiểu cầu mức độ nhẹ thì cần kiểm tra và theo dõi tiểu cầu định kỳ, tránh trường hợp bệnh diễn tiến nặng hơn. Khi bệnh có dấu hiệu chuyển nặng bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị thích hợp. Đó có thể là dùng thuốc hoặc phẫu thuật cắt lách;
-
Bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát nặng thì phẫu thuật là phương pháp được cân nhắc chỉ định.
Cho dù ở thể nhẹ thì bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu cũng cần được theo dõi định kỳ
Như vậy có thể thấy rằng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Khi có các biểu hiện cảnh báo bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, tốt hơn hết người bệnh nên đi khám hoặc đến các cơ sở y tế để kiểm tra, đánh giá số lượng tiểu cầu đồng thời tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp nhất tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra trong tương lai.
Nếu bạn cần được gợi ý địa chỉ thăm khám hợp lý thì hãy lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Không chỉ là nơi quy tụ đội ngũ các y bác sĩ hàng đầu giàu kinh nghiệm, MEDLATEC còn sở hữu hệ thống máy móc hiện đại cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP, giúp khách hàng nhận được kết quả xét nghiệm và chẩn đoán nhanh chóng, chính xác. Để được tư vấn chi tiết hơn, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!