Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu nguyên nhân và các phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng
- 02/08/2021 | Những phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng hiệu quả nhất hiện nay
- 27/08/2021 | Những điều cha mẹ nên biết về bệnh sa trực tràng ở trẻ
1. Nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng
1.1. Sa trực tràng là gì?
Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già và sa trực tràng là tình trạng toàn bộ trực tràng hoặc một phần của trực tràng bị trượt ra khỏi hậu môn. Bệnh được chia làm 2 loại đó là sa niêm mạc và sa toàn bộ trực tràng.
-
Sa niêm mạc
Lớp niêm mạc hậu môn có tính đàn hồi, khi đẩy phân ra ngoài chúng sẽ lộn ngược lại nhưng sau đó, có thể co lại hoàn toàn. Đối với những người mắc bệnh sa niêm mạc trực tràng thì phần niêm mạc này thường bị lộn quá mức và bị kéo giãn và mất tính đàn hồi nên không thể co lại như bình thường.
Tình trạng sa đại tràng dễ xảy ra nếu bệnh nhân rặn khi đi đại tiện
Sa niêm mạc trực tràng có thể chia thành những cấp độ như sau:
+ Bệnh nhân bị sa niêm mạc nếu rặn khi đi đại tiện, tuy nhiên, sau đó lớp niêm mạc này vẫn có thể tự co lên được.
+ Tình trạng sa niêm mạc xảy ra nếu bệnh nhân rặn khi đi đại tiện, sau đó không thể tự co lại về trạng thái bình thường, bệnh nhân phải chủ động đẩy lên.
+ Bệnh nhân không chỉ bị sa niêm mạc khi đi đại tiện mà còn có thể bị khi đang hoạt động sinh hoạt bình thường, chẳng hạn như khi ngồi xổm, khi đi bộ, khi ho và hắt hơi,…
+ Tình trạng sa niêm mạc diễn ra mọi lúc, ngay cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi, không hoạt động, lao động,…
-
Sa toàn bộ
Tình trạng sa toàn bộ trực tràng là khi cả bóng trực tràng và ống hậu môn của người bệnh đều bị lộn ra ngoài. Lúc này, người bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Sa toàn bộ trực tràng được chia thành những cấp độ như sau:
+ Cấp độ 1: Sa trực tràng khi bệnh nhân gắng sức, nhất là rặn mạnh khi đi đại tiện. Tuy nhiên sau đó trực tràng vẫn có thể có lại được.
+ Cấp độ 2: Khi gắng sức, trực tràng sa xuống nhưng không thể tự co lại được hoặc có thể co lại rất chậm, người bệnh phải lấy tay đẩy vào để trực tràng trở lại trạng thái bình thường. Ở cấp độ này, niêm mạc của trực tràng có thể bị phù nề hoặc tình trạng hậu môn bị lõm vào.
+ Cấp độ 3: Sa trực tràng ở cấp độ 3 là khi bệnh nhân ho nhẹ hoặc sinh hoạt bình thường vẫn bị sa trực tràng và sau đó, trực tràng không thể tự co lên được.
+ Cấp độ 4: Tình trạng sa trực tràng xảy ra ngay cả khi bệnh nhân không vận động. Khi bệnh đã tiến triển đến cấp độ 4, bệnh nhân có thể bị rối loạn cảm giác hậu môn, nổi mụn, mủ ở đáy hậu môn, rất đau rát và khó chịu.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng
Cần tìm hiểu và điều trị bệnh sa trực tràng theo nguyên nhân để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sa trực tràng và dưới đây là những những nguyên nhân phổ biến:
- Do bệnh nhân bị tăng áp lực ổ bụng đột ngột hoặc kéo dài: Tình trạng này thường gặp ở trẻ em, nhất là những trường hợp bị ho gà, tiêu chảy, hay hẹp bao quy đầu. Một số trường hợp bị sa trực tràng là do bệnh nhân bị viêm đại tràng mạn tính, bị táo bón, kiết lỵ, u tiền liệt tuyến, sỏi bàng quan, hoặc thường xuyên phải bê vác nặng,…
Sa đại tràng dễ bị nhầm với bệnh trĩ
- Do suy yếu các cơ giữa hậu môn - trực tràng: Người bệnh bị suy yếu cơ thắt, cơ nâng hậu môn và các cơ đáy chậu.
- Sa trực tràng cũng có thể là do một số khuyết tật về giải phẫu như khiếm khuyết ở đáy chậu, thiếu độ cong ở xương cùng,…
- Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sa trực tràng như những trường hợp trẻ nhỏ đã từng trải qua phẫu thuật, trẻ gặp phải các vấn đề về thể chất, phụ nữ từng trải qua sinh đẻ hoặc phẫu thuật, nhiễm trùng, cơ sàn chậu bị lão hóa theo quy luật tự nhiên.
2. Phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng
Tuy không gây nguy hiểm nhưng bệnh sa trực tràng, có thể gây ra những biến chứng gây hại cho sức khỏe như chảy máu hậu môn, thắt nghẹt ống hậu môn khiến bệnh nhân khó khăn khi đi đại tiện, viêm loét trực tràng, vỡ trực tràng, tắc ruột, sa tử cung,…
Chính vì thế, bệnh nhân không thể chủ quan với căn bệnh này mà nên điều trị sớm. Điều trị sớm không chỉ giúp tăng hiệu quả điều trị, để tránh nguy cơ biến chứng mà còn giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí điều trị vì càng để lâu, bệnh sẽ càng phức tạp và tốn kém chi phí điều trị hơn rất nhiều.
Một số loại thuốc giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng sa trực tràng
Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng:
-
Điều trị bệnh theo phương pháp nội khoa
Đây là phương pháp phù hợp với những bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nhẹ khi bệnh chưa gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Lúc này, bệnh nhân mới chỉ xuất hiện một số biểu hiện như có chất nhầy hoặc chảy máu hậu môn và đại tiện khó khăn,…
Tùy trường hợp bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhằm mục đích giúp nhuận tràng và làm mềm phân của người bệnh, hạn chế tình trạng táo bón giúp bệnh nhân đại tiện thuận lợi hơn.
Để tăng hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời, kết hợp với thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học, chẳng hạn như ăn nhiều rau và trái cây, uống nhiều nước, vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm,…
Phẫu thuật điều trị với những trường hợp cần thiết
-
Điều trị bệnh sa trực tràng bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật có thể mang lại hiệu quả cao và lâu dài nhưng vẫn có thể gây ra những nguy cơ rủi ro nhất định. Một số trường hợp người cao tuổi, người có bệnh lý nền,… cần cân nhắc kỹ khi thực hiện phẫu thuật.
Để tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng và một số bệnh lý khác, bạn có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56 để được các bác sĩ hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!