Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
- 29/01/2021 | Hiểu đúng về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân và cách điều trị hiệu quả
- 29/01/2021 | Góc giải đáp: Suy giãn tĩnh mạch là gì và có những cách nào để điều trị?
- 12/12/2020 | Dấu hiệu và cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
1. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?
Tĩnh mạch chính là con đường trao đổi chất, vận chuyển máu giàu CO2 từ hệ thống ngoại biên trở về tim. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch nông (nằm dưới da) và hệ thống tĩnh mạch sâu (nằm trong các khối cơ) bị giãn, chức năng của các van tĩnh mạch bị suy giảm. Điều này khiến cho máu bơm về tim trở nên khó khan, do rối loạn huyết động học khiến cho máu trong lòng tĩnh mạch bị ứ trệ. Máu bị ứ đọng lại ở các bắp chân, đùi hay thậm chí đọng lại ở toàn bộ đôi chân sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau nhức, căng cứng chân,...
Các triệu chứng ban đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới sẽ là:
-
Thường xuất hiện các cơn chuột rút chân vào ban đêm gây khó chịu,mất ngủ.
-
Phần mắt cá chân bị sưng tấy.
-
Thường xuyên bị tê chân, mỏi chân, căng cứng các nhóm cơ chân, cảm giác kiến bò lòng bàn chân,...
Hầu hết các triệu chứng hay xuất hiện khi người bệnh đứng quá lâu hay sau cả một ngày làm việc và sẽ giảm bớt khi mới ngủ dậy do các nhóm cơ trong cơ thể đã được nghỉ ngơi phần nào.
Theo thời gian bệnh tình sẽ trở nên nặng hơn, các mao mạch, tĩnh mạch sẽ xuất hiện nhiều trên bề mặt da, thậm chí là trồi lên thành hình có thể chạm vào được. Chính vì vậy, khi bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào có thể là dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới thì phải được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh bệnh trở xấu khó chữa trị.
Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể xuất hiện nhiều khi người bệnh đứng quá lâu
2. Nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi và thậm chí có nguy cơ di truyền cao. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do chức năng của các van tĩnh mạch đã bị suy yếu, không thể giúp quá trình vận chuyển máu hoạt động được như mong muốn, khiến cho máu dễ bị ứ đọng lại. Dưới đây là một số nguyên nhân tác động không nhỏ tới việc phát bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới:
-
Vấn đề về tuổi tác: tuổi càng cao thì khả năng mắc căn bệnh này càng cao, chính bởi sự thoái hóa các van tĩnh mạch, các mạch máu dẫn tới tình trạng chức năng bộ phận yếu kém đi rất nhiều.
-
Khả năng nữ giới sẽ mắc bệnh nhiều hơn nam giới: chính bởi việc sinh nở, kỳ mãn kinh sẽ tạo lên các hiểm họa bệnh tật cho phụ nữ, đặc biệt là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới
-
Người bị béo phì dễ bị mắc bệnh hơn bình thường: chính bởi việc tăng cân không kiểm soát, lượng mỡ trong cơ thể tăng cao, chèn ép lên các mạch khiến máu không thể lưu thông gây sưng phù, chuột rút,...
-
Do vấn đề công việc: những công việc đòi hỏi phải đứng hoặc ngồi trong khoảng thời gian dài sẽ tạo áp lực lớn lên đôi chân, cụ thể là các tĩnh mạch ở chân.
-
Tác động từ một số bệnh lý khác liên quan đến hệ cơ, thần kinh và xương khớp.
-
Bệnh lý này cũng có thể xuất hiện ở những thành viên trong cùng gia đình bởi lý do di truyền học.
3. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể chữa trị được không?
Trước khi tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh tình thì việc xác định bệnh một cách chính xác nhất sẽ rất cần thiết. Chính vì vậy, khi người bệnh có bất kỳ triệu chứng nào có thể là dấu hiệu bệnh thì hãy lập tức tìm đến các cơ sở y tế uy tín nhất để khám bệnh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp đưa ra kết quả chính xác nhất như: chụp CT scan tĩnh mạch, siêu âm Doppler và chụp cộng hưởng từ MRI tĩnh mạch.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch phổ biến nhất:
-
Điều trị nội khoa với các thuốc làm bền thành mạch như Daflon, Rutin C, Veinamitol, thuốc giúp tăng cường chất lượng thành mạch,...
-
Sử dụng tất áp lực: tất y khoa hằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu thông qua hệ thống xuyên, giảm đường kính của lòng tĩnh mạch để tăng khả năng vận chuyển khi nghỉ ngơi cũng như khi gắng sức. Mục đích của việc đeo tất này là nhằm tạo ra áp lực từ ngoài lên chân, gây áp lực đối với các tĩnh mạch bị suy giãn, qua đó giúp làm giảm tình trạng chuột rút, kiến bò, phù chân cho suy giãn tĩnh mạch gây nên.
-
Trong các trường hợp các vết giãn tĩnh mạch nhỏ thì có thể dùng biện pháp chích xơ nhưng đối với các búi tĩnh mạch bị ảnh hưởng thì sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ các phần tĩnh mạch hỏng, tạo hình tĩnh mạch, sửa van tĩnh mạch,...
-
Một phương pháp được cho là hiện đại và ít gây đau nhất là sử dụng laser hoặc sóng cao tần. Kỹ thuật này đòi hỏi các bác sĩ phải có tay nghề cao và thiết bị hiện đại, tuy nhiên giá thành lại cao hơn rất nhiều so với các phương pháp khác.
Bên cạnh việc điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thì bạn đọc cũng nên có những kiến thức để phòng chống và giảm thiểu tình hình bệnh. Một số cách thức ngăn ngừa bệnh được các chuyên gia y học khuyến cáo như:
-
Thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học nhất như: kiểm soát cân nặng không để tình trạng tăng cân quá nhiều, tăng cường tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, hạn chế đứng quá lâu, thay đổi tư thế ngồi không đúng cách,...
-
Hạn chế đi giày cao gót quá lâu.
Hạn chế đi giày cao gót sẽ là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
-
Nên sử dụng tất y khoa theo chỉ định của bác sĩ.
-
Bổ sung nguồn dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa,...
Để biết thêm bất kỳ thông tin hữu ích nào về bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, bạn đọc hoàn toàn có thể liên hệ trực tiếp với các y bác sĩ có chuyên môn cao để được giải đáp thắc mắc. Tìm đến một cơ sở y tế có đầy đủ các phương tiện điều trị bệnh tốt nhất như các thiết bị y tế hiện đại, cơ sở hạ tầng chất lượng là việc rất cần thiết. Bạn đọc có thể tham khảo bệnh viện MEDLATEC, một trong những bệnh viện có thâm niên cao trong ngành y khoa (25 năm). Ngoài ra, bệnh viện còn có chế độ thăm khám BHYT và BH Bảo Lãnh gần 40 đơn vị bảo lãnh tại tất cả các cơ sở của viện. Thông qua tổng đài 1900 56 56 56 người bệnh có thể đặt lịch khám bệnh thuận tiện nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!